Chùm thơ Fan Tuấn Anh

16:06 11/01/2018


FAN TUẤN ANH

Minh họa: Nhím

Đoản khúc số 156

Tôi thức dậy sớm đi bộ dưới những tán rừng xanh
Những con chim vẫn ngủ say, những con vạc đêm có lẽ vẫn chưa về và mặt trời vẫn đang chưa thắp lửa
Tôi chợt nghĩ về em
Giờ này nơi xa xôi đang làm gì
Liệu có lúc nào trên cuộc đời bận rộn này em còn nhớ đến tôi?
Nước dưới dòng sông kia liệu có còn thao thiết chảy
Tất cả đã qua rồi…
Như vệt son đã trượt đi khỏi môi, cái vỏ trứng đã vỡ tách ra, hoặc là lời chia tay em đã nói…
(Chỉ có mình bao năm tháng vẫn còn đau)


Trời cao nguyên đã chuyển sang áp thấp nhiệt đới rồi
Mây trĩu trên cao nhưng chưa nỡ lòng phủ xuống
Như chúng ta đã có với nhau vô số nỗi buồn
Nhưng chưa một lần ta cùng khóc bên nhau, vì nhau và cho nhau nước mắt
Ai cũng chỉ thích khóc cho nỗi buồn ích kỉ của riêng mình
Lấy nước mắt làm mũi dao hành hạ người thương


Tôi đã đi đến cuối con đường
Phía sau kia là đường của voi, của trâu rừng và những đàn tê giác
Những giống loài mạnh mẽ tự mở đường
Những loài không hoài niệm về những gì đã đi qua, đã dẫm lên và đã đớn đau đâm gai vào chân gót
Chúng ta yếu đuối, nhỏ bé và sợ hãi
Chúng ta thường chỉ đi theo những con đường người ta mở sẵn để tin đó thiên đường
Không có ai cả để nghe chúng ta nói
Hay là ta cất tiếng quá yếu ớt giữa cuộc đời này
Em không nói gì và đường xưa đã khép mi
Anh lặng lẽ quay về phòng
Sương mù trên tay là điều cuối cùng thật nhất liệu trong những tháng ngày tất bật
Sẽ đôi lần
Ta dành cho nhau vài phút
Để mặc niệm cho một tình yêu



Đoản khúc số 155

Những rừng cây đại ngàn đang yên lặng trong đêm tối
Tiếng tắc kè đang gọi bạn tình tuyệt vọng giữa đêm khuya
Gió cũng đã ngủ dưới những thung lũng sâu
Chỉ còn tôi lặng lẽ trong những nhà mồ
Tôi đi tìm bản nguyên của tôi, tìm cho em hạnh phúc bị lãng quên, và ngày hôm qua sự siêu thoát cuối cùng
Những người Mơ - nông đang mơ về điều gì? Những người Banar có đang làm tình không? Và những người Jorai liệu đã tỉnh rượu cần?
Tình yêu đã hết liệu có còn là một tình yêu?


Cuộc tàn sát đàn voi của chúng ta, cuộc chém giết đồng loại của chúng ta, sự thanh trừng của mỗi cá nhân dành cho chính mình qua thời gian đều đớn đau, đẫm máu
Chúng ta là nạn nhân và cũng là hung thủ cho đời mình
Tôi đã khóc cho những con voi bị chém đứt lìa chân, những con trâu bị hiến sinh bằng hàng ngàn vết đâm chém tàn khốc…
Có điều gì vui và đáng tự hào khi đâm chém nhẫn tâm những con trâu bị xích chân?
Tại sao lại có thể giết nhẫn tâm một sinh vật đẹp kì lạ với những cái mũi dài khổng lồ như những chú voi?
Tại sao con người lại tha hóa rất nhanh sau hàng vạn năm ròng rã tiến hóa?
Chúng ta vẫn đang lạc lối trong những rừng già
Tôi vục tay vào miền đất đỏ bazan
Đất mẹ triệu năm qua thấm máu những đàn con đổi màu thành đất đỏ
Những cây hồ tiêu thông minh chắt lọc nỗi đau thành vị cay, loài cây cà phê thông tuệ cô đặc những nỗi buồn thành vị đắng, còn những hàng cao su thông hiểu lẽ đời để tang đời bằng những băng tang trắng chảy mủ từ những vết thương
Còn tôi cứ loay hoay với cuộc đời mình
Không biết sử dụng nỗi đau để làm gì có nghĩa


Tôi ngủ vùi trong bóng đêm tĩnh mịch
Sự sợ hãi và đớn hèn hiện lên trên khuôn mặt
Máu vẫn chảy trên thân trâu tri kỉ? Những con voi đang sống không có ngà
Ngày mai, rồi có lẽ em cũng sẽ đi xa….
Như tất cả những người đã qua tôi dù bao lần thề hẹn
Tôi sẽ lên vùng núi cao để bè bạn cùng mây
Hứng giọt nước mắt mưa giữa mùa khô sẽ có lúc dâng đầy…


(TCSH346/12-2017)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGÔ MINHThơ tặng tuổi 50

  • NHẤT LÂMBên hồ Thanh Thủy

  • NGUYỄN QUANG HÀTổ Quốc

  • NGÔ MINHThơ đề trên phiến mai non

  • ĐỖ VĂN KHOÁILần đầu với Thanh Hóa

  • Võ Quê - Thanh Tú - Nhật Hoài Phương - Liễu Thượng Văn

  • NGUYỄN QUANG HÀ                   Bút ký thơ

  • Minh ơi            Gửi hương hồn em tôi

  • TRẦN HOÀNG PHỐ     ĐÔNG HÀ          NGUYỄN THIỀN NGHI

  • Sinh năm 1973, quê Đại Lộc, Quảng Nam. Hiện là giảng viên Hán Nôm, Khoa văn ĐHSP Huế.Thơ anh giàu cảm xúc, luôn bộc lộ những ưu tư, khao khát. Tất cả những gì anh viết là nỗi niềm chân thực như chính bản thân anh.

  • Quê ở Kim Long - Huế, hiện sinh sống tại thành phố Hồ Chí  Minh.Có nhiều thơ in báo, in tuyển tập, in chung và 2 tập riêng: Lan miền Hương Ngự (năm 2000), Biếc xanh em (năm 2004).Đã là phái đẹp, hơn nữa lại đẹp trên xứ sở “mĩ miều” vốn nổi tiếng đất kinh kì (Kim Luông có gái mĩ miều/Trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi) lại còn làm thơ như chính Nàng thơ tuỳ nhiên “hiển thị”.Thơ Võ Ngọc Lan hồn nhiên mà kín đáo, dung dị mà đằm thắm... Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của chị.

  • LTS: Trong những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7. 2009. Trại sáng tác VHNT Quảng Điền 2009 đã được tổ chức bên bờ biển thôn Tân Mỹ ngập tràn nắng gió. Nhiều giai điệu đã được cất lên trong âm vang sóng vỗ. Nhiều dòng thơ đã được khơi nguồn cảm hứng từ trầm tích văn hóa Tam Giang. Sông Hương xin giới thiệu một số tác phẩm đó do các văn nghệ sĩ vừa mới chuyển về.

  • Tên thật là Nguyễn Minh Châu, sinh năm 1947 tại Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An. Hiện sống và viết tại Hà Nội.Là thương binh 2/4, từng đánh giặc và làm thơ ở các mặt trận Trị Thiên, Tây Nguyên, Nam Bộ từ năm 1966 cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.Thơ Châu Nho xuất hiện lần đầu trên văn đàn cùng thời với Hữu Thỉnh, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật v.v...Sau một thời gian khá dài phải vừa chạy chữa vết thương ở chiến trường tái phát, vừa lo ngăn chặn “vết thương” ở thương trường có thể xảy ra, anh lại tự “cân bằng” mình với thơ.Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ của anh viết về Huế và về đời thường người thương binh trong công cuộc đổi mới.

  • Sinh năm: 1949Quê quán: Lệ Thuỷ, Quảng BìnhTốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du (Khoá 1)Hội viên Hội Nhà văn Việt NamUỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam

  • LTS: Xưa nay, trong đời thường, vẫn có những người làm thơ một cách lặng lẽ rồi lại đem cất giấu đi cũng rất lặng lẽ. Về phương diện này, họ sống như những người mai danh ẩn tích. Hẳn bạn đọc còn nhớ, hơn chục năm trước, một cán bộ văn phòng Hội Nhà văn đã gây ngạc nhiên trên văn đàn với hiện tượng thơ Phùng Khắc Bắc từ hiệu ứng lặng lẽ ấy. Đó là khi qua đời, người ta đã phát hiện ra di cảo thơ của ông, rồi đem in, rồi được giải thưởng, rồi nó mang tên tuổi ông vào chễm chệ trong Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỷ XX.Chúng tôi có ý định dành cho bạn đọc một sự ngạc nhiên mới nhưng rất đáng tiếc là người thơ lặng lẽ ở đây vẫn muốn được “bình an” và chỉ đồng ý công bố tác phẩm với bút danh Trà Mi.Cái tên rất mới với Sông Hương và cũng sẽ rất lạ với bạn đọc, nhưng thơ Trà Mi đã có giọng riêng ở đẳng cấp chuyên nghiệp tự bao giờ. Xin mời bạn đọc thử xem có đúng vậy không?

  • VĨNH NGUYÊNTên thật: Nguyễn Quang VinhSinh ngày 3-11-1943Quê quán: Quảng BìnhHội viên Hội Nhà văn Việt Nam

  • BỬU NAMINhiều khi tham thiền ta nhìn bóng ta trên váchChín con mắt linh hồn mở chín cõi xa xămLòng vọng tưởng ta thường mường tượng tới Gió xuân thì thổi rợn những đêm xanh

  • NGÔ MINHGió nồm                Tặng Hoàng Vũ Thuật