FAN TUẤN ANH
Minh họa: Nhím
Đoản khúc số 156
Tôi thức dậy sớm đi bộ dưới những tán rừng xanh
Những con chim vẫn ngủ say, những con vạc đêm có lẽ vẫn chưa về và mặt trời vẫn đang chưa thắp lửa
Tôi chợt nghĩ về em
Giờ này nơi xa xôi đang làm gì
Liệu có lúc nào trên cuộc đời bận rộn này em còn nhớ đến tôi?
Nước dưới dòng sông kia liệu có còn thao thiết chảy
Tất cả đã qua rồi…
Như vệt son đã trượt đi khỏi môi, cái vỏ trứng đã vỡ tách ra, hoặc là lời chia tay em đã nói…
(Chỉ có mình bao năm tháng vẫn còn đau)
Trời cao nguyên đã chuyển sang áp thấp nhiệt đới rồi
Mây trĩu trên cao nhưng chưa nỡ lòng phủ xuống
Như chúng ta đã có với nhau vô số nỗi buồn
Nhưng chưa một lần ta cùng khóc bên nhau, vì nhau và cho nhau nước mắt
Ai cũng chỉ thích khóc cho nỗi buồn ích kỉ của riêng mình
Lấy nước mắt làm mũi dao hành hạ người thương
Tôi đã đi đến cuối con đường
Phía sau kia là đường của voi, của trâu rừng và những đàn tê giác
Những giống loài mạnh mẽ tự mở đường
Những loài không hoài niệm về những gì đã đi qua, đã dẫm lên và đã đớn đau đâm gai vào chân gót
Chúng ta yếu đuối, nhỏ bé và sợ hãi
Chúng ta thường chỉ đi theo những con đường người ta mở sẵn để tin đó thiên đường
Không có ai cả để nghe chúng ta nói
Hay là ta cất tiếng quá yếu ớt giữa cuộc đời này
Em không nói gì và đường xưa đã khép mi
Anh lặng lẽ quay về phòng
Sương mù trên tay là điều cuối cùng thật nhất liệu trong những tháng ngày tất bật
Sẽ đôi lần
Ta dành cho nhau vài phút
Để mặc niệm cho một tình yêu
Đoản khúc số 155
Những rừng cây đại ngàn đang yên lặng trong đêm tối
Tiếng tắc kè đang gọi bạn tình tuyệt vọng giữa đêm khuya
Gió cũng đã ngủ dưới những thung lũng sâu
Chỉ còn tôi lặng lẽ trong những nhà mồ
Tôi đi tìm bản nguyên của tôi, tìm cho em hạnh phúc bị lãng quên, và ngày hôm qua sự siêu thoát cuối cùng
Những người Mơ - nông đang mơ về điều gì? Những người Banar có đang làm tình không? Và những người Jorai liệu đã tỉnh rượu cần?
Tình yêu đã hết liệu có còn là một tình yêu?
Cuộc tàn sát đàn voi của chúng ta, cuộc chém giết đồng loại của chúng ta, sự thanh trừng của mỗi cá nhân dành cho chính mình qua thời gian đều đớn đau, đẫm máu
Chúng ta là nạn nhân và cũng là hung thủ cho đời mình
Tôi đã khóc cho những con voi bị chém đứt lìa chân, những con trâu bị hiến sinh bằng hàng ngàn vết đâm chém tàn khốc…
Có điều gì vui và đáng tự hào khi đâm chém nhẫn tâm những con trâu bị xích chân?
Tại sao lại có thể giết nhẫn tâm một sinh vật đẹp kì lạ với những cái mũi dài khổng lồ như những chú voi?
Tại sao con người lại tha hóa rất nhanh sau hàng vạn năm ròng rã tiến hóa?
Chúng ta vẫn đang lạc lối trong những rừng già
Tôi vục tay vào miền đất đỏ bazan
Đất mẹ triệu năm qua thấm máu những đàn con đổi màu thành đất đỏ
Những cây hồ tiêu thông minh chắt lọc nỗi đau thành vị cay, loài cây cà phê thông tuệ cô đặc những nỗi buồn thành vị đắng, còn những hàng cao su thông hiểu lẽ đời để tang đời bằng những băng tang trắng chảy mủ từ những vết thương
Còn tôi cứ loay hoay với cuộc đời mình
Không biết sử dụng nỗi đau để làm gì có nghĩa
Tôi ngủ vùi trong bóng đêm tĩnh mịch
Sự sợ hãi và đớn hèn hiện lên trên khuôn mặt
Máu vẫn chảy trên thân trâu tri kỉ? Những con voi đang sống không có ngà
Ngày mai, rồi có lẽ em cũng sẽ đi xa….
Như tất cả những người đã qua tôi dù bao lần thề hẹn
Tôi sẽ lên vùng núi cao để bè bạn cùng mây
Hứng giọt nước mắt mưa giữa mùa khô sẽ có lúc dâng đầy…
(TCSH346/12-2017)
LTS: Thái Ngọc San sinh năm 1947 tại An Thủy, Lệ Ninh. Thơ in trên các báo Sài Gòn cũ từ năm 1963. Trưởng thành qua phong trào đô thị, là nhà thơ tranh đấu của thành phố Huế và các đô thị miền Nam, những bài thơ xuống đường của Thái Ngọc San lưu hành trước năm 1975 đã khẳng định phong cách thơ riêng của anh.
HẢI BẰNGChuông Thiên Mụ
PHẠM TẤN HẦUXứ sở dịu dàng
TRẦN HOÀNG PHỐMùa xuân trong mưa
LÊ THỊ MÂY
NGUYỄN KHOA ĐIỀMmẹ và quả
LÊ HUỲNH LÂMNghĩ về những ngày mưa gió
(Hưởng ứng cuộc thi thơ lục bát)
LTS: Sinh năm 1972, hội viên Hội Nhà văn TT.Huế. Thơ Tường có ấn tượng từ khi còn sinh viên và đã được nhiều giải thưởng như Tác phẩm tuổi xanh, giải VHNT Cố đô Huế, thơ hay Tạp chí Sông Hương, Tạp chí Cửa Việt…Sau 2 tập thơ Hoa cúc mùa thu và Lá tháng chạp, Tường “nín” một thời gian khá dài rồi lại “Quang gánh” với trường ca. Đã vậy, Sông Hương cũng “Quang gánh” lại trường ca này với đề tựa của nhà thơ trẻ Lương Ngọc An.
NGÔ MINHViếng anh Thanh Hải
ĐỖ VĂN KHOÁIMưa trên sông tôi về
NGUYÊN QUÂNĐêm trên Bạch Mã
HẢI TRUNGBờ kè hạnh phúc
THANH TÚĐồng điệu xanh
Ngày 1 - 4 - 2010, Đại tá, nhà thơ Nguyễn Trọng Bính vĩnh viễn không còn làm thơ nữa! Quê gốc Hà Tĩnh, Nguyễn Trọng Bính nguyên là Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, một con người nặng tình với Huế và Tổ quốc ông từng cầm súng bảo vệ này. Viết bài thơ dưới đây, ông như đã đoán định được ngã rẽ phía trước dẫu còn nhiều trăn trở đúng với nỗi lòng của một nhà thơ mang theo mình 40 năm tuổi Đảng.
LÊ VIẾT XUÂNĐi tìm
NGÔ MINHCơm niêu
HẢI BẰNG Rút từ trong di cảo Ký ức thơ
NGUYỄN LÃM THẮNGNgợp tình
NGUYỄN KHOA NHƯ ÝĐắm đuối