CHIÊU ANH NGUYỄN
Minh họa: Nhím
Ý không!
ý không mà chiều lại say
men cà phê ướp lắt lay nỗi buồn
ý không đáp cánh chuồn chuồn
quán cà phê nhỏ phố tuôn mưa mờ
bao giờ đến tận bây giờ
góc thành siêu đổ còn trơ gan sầu
ý không mà có mới đau
mùi trầm lung lạc nhấp sầu vào đêm
ý không mà dại mới phiền
thắp trong lòng phố một miền ẩn ngôn
mùa bông trắng rụng phía thôn
hương loang Bại Hoại ngát hồn phù sinh
mùa bông rụng đỏ sân đình
Ngô đồng uốn mấy cũng khinh liễu đào
ý không vô lượng kiếp nào
sảy chân úp mặt tan vào điêu linh
ý không thả mé thuyền tình
giăng năm bảy lưới mắt tình ý không
lỡ tay bể chén ngọc hồng
sa chân xuống chốn long đong nhường này
ý không thả bóng lên mây
dang tay phủi hết kiếp này
ý không!
Vô lượng!
bỏ hết phần đời còn lại để ngồi lặng im nơi đây
nơi không có dòng luân chuyển thời gian
không mặt trời
mặt trăng
sáng tối
Em
sẽ bỏ hết phần đời ngắn ngủi kiêu sa sót lại
chôn chân giữa mùi đất ải
mùi ngột ngạt tử thần
mùi diêm dúa kí ức nhàu như khuôn bụng cưu mang
những đứa con quên cội nguồn
giữa chốn không vui buồn
em đã ngồi lặng im
mặc tha nhân gào thét
mặc lửa cháy, bão giông kéo qua trước mắt
không cảm xúc
không nhớ, không quên
mặc những thây ma cười cợt
mặc cơn đói thể xác lẫn linh hồn
Không còn gì để kể
không còn gì để khóc
cười
dằn vặt
thì thôi
em ngồi lại
trả sự sống về cho đất
cũng chỉ là hơi thở còn nằm trong lá mục
lơ lửng giữa hư vô!
(SH320/10-15)
Người viết nữ: giới tính và trang giấy trắng - ĐOÀN HUYỀN
Những khúc quành của văn học nữ Việt Nam đương đại - ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
Lí thuyết và phê bình nữ quyền (từ 1990 đến nay) - CHRIS WEEDON
Người khâu vụn mình - LÂM HẠ
Xưng tội - TRẦN BĂNG KHUÊ
Trang thơ nữ Việt
Chùm thơ Waka của HẠNH NGỘ
Trang thơ Trần Hồ Thúy Hằng
TRẦN BĂNG KHUÊ
Ngày thứ hai, máu chảy.
Ngày thứ ba, chảy máu.
Ngày thứ tư, máu lại chảy.
Ngày thứ năm, lại chảy máu.
Ngày thứ sáu, máu tiếp tục chảy.
Ngày thứ bảy, tiếp tục chảy máu.
LÂM HẠ
Sắp mưa rồi, có đi đậy chuồng gà lại không mà còn ngồi đấy? Cái giống này thì mai kia cũng như cha mày thôi.”
Đinh Thị Như Thúy - Nguyễn Hoàng Anh Thư - Bạch Diệp - Nguyễn Phan Quế Mai - Đông Hà - Vi Thùy Linh - Mai Diệp Văn - Chiêu Anh Nguyễn - Du Nguyên
ĐOÀN HUYỀN
Trong tiểu luận “Căn phòng riêng”, Virginia Woolf cảnh báo: “Bất cứ ai cầm bút mà còn nghĩ đến giới tính của mình thì kẻ đó sẽ vấp phải sai lầm vô cùng tai hại”(1).
LGT: 1 bài thơ Waka tiếng Nhật được quy định là 31 âm tiết chia làm 5 dòng (5-7-5-7-5). Và khi thơ Waka Nhật khi dịch sang tiếng Việt chỉ bảo đảm được phần nghĩa, không bảo đảm được phần âm tiết. Thơ Waka thường không đặt tên bài mà đánh số cho từng bài trong 1 tập thơ lớn hoặc theo 1 chủ đề lớn.
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
Chiến tranh kết thúc, rồi đất nước đổi mới, cùng với bước ngoặt của cả dân tộc, văn học nữ Việt Nam cũng từng bước chuyển mình.
CHRIS WEEDON
Sự vận động của lí thuyết và phê bình nữ quyền đương đại có thể được khái quát trên một số khuynh hướng chính như sau:
Trần Hồ Thúy Hằng sinh năm 1975, bắt đầu viết 2005, hiện sống và làm việc ở Sài Gòn.