LÊ HƯNG TIẾN
Ảnh: internet
Riêng những ngả lẻ
Tôi lại vẽ suy tư chạy dọc những ngã riêng lẻ Huế. Những ngả riêng thơm mùi chân đất cùng với những con đường chật chội ký ức. Phố dạo này thiếu một ánh nhìn thân thuộc xưa cũ. Một ánh nhìn đầy bí ẩn và cũng rất hoang dại được đặt nghiêng bên hông hành lang Thần kinh. Vội vã cho trầm tích thay màu hoen gỉ. Những dấu xưa loang lỗ nhiều lỗ chỗ vết rêu phong. Rêu phong thành quách. Rêu phong không gian. Rêu phong ý nghĩ. Và rêu phong thầm thì. Ở đây, khu bảo tồn tiếng nói được triển lãm trước sự vo viên hồn nhiên của bao lữ khách mang nặng tâm cảm và cả tâm thức cuộc người. Còn cuộc chữ thì mặc sức chạy vạy khắp chốn kinh thành để tìm dấu ấn ông phỗng và tìm một chữ ký đúng nghĩa cho mình lên ngôi khoảnh khắc. Đôi khi lên núi Ngự hoặc xuống dòng Hương, không thì qua Bao Vinh rồi sang Vỹ Dạ, chỉ được đổi mùa mùa ý tưởng cho miền con gái ướt sũng vầng trăng. Có lẽ, tôi nợ nần những con chữ rất nhiều thung lũng, nên đến đây, tôi bị trầm tích hoang hóa mưa lòng. Không biết đến khi nào tôi trả hết cuộc chữ miền xanh của cỏ và miền nắng của phố. Ai có thể cho tôi vay chút ký ức để tôi trả xưa cho con chữ làm cuộc ngày lên ngôi thần hôn, nhưng không tính nặng lãi nhé, vì tôi không thể trả hết thần hồn của tôi được.
Có lẽ mai đây, tôi theo bản ngã để tiến về Hà Nội, hội tụ những khó khăn toàn tập. Và cũng có lẽ, hành trình lại doãi ra thêm nhiều ngã riêng lẻ suy tư, tôi lại tiếp tục chạy vạy cuộc chữ. Và suốt đời, tôi trả không hết hư không... Ôi, phù du một kiếp phù du. Tôi mang kiếp chữ đánh đu cuộc người…
Cái nháy mắt
Về thăm Huế bằng cái nháy mắt, nỗi ưu tư chưa làm đủ phiếm tơ ngẫu giăng những lối riêng rẽ vào cơ thể thần hồn. Ai đó dạo một bước lạc trên ngọn cỏ hờ chạm vào khoảnh cách tưởng tượng với không gian mở. Mở mùa biếc xưa sau. Thôi đành về với cõi riêng mình khi giá trị ẩn còn đong đo cân đếm lòng người. Ta về thôi phố đã chưa mùa. Mùa bao dung lãng bước.
Tuy thời gian ngắn nhưng ít ra có được cơn mưa nhè nhẹ thoáng qua thần hồn. Cảm giác mơn man còn trai tráng. Tí bần thần làm con người cũng tần ngần tẩn ngẩn. Hành trình lại bắt đầu chuyển hướng ra Hà Nội. Vậy nhé, tôi ơi! Hãy tự thức để háo hức làm hành trang cuộc người.
Vậy thôi
16 năm trước, tôi tìm mình khắp nẻo những riêng lẻ trầm tích từ mấy thế kỷ trôi vào hin hít gió. Những phế tích mọc đầy nội sinh trong từng lớp lớp tế bào cơ thể như mang hơi thở bỏ vào hồng hoang chạm trổ đầy rong rêu xanh, có lúc màu nâu úa nổi đóa long lanh cho mặt trời vó ngựa khai tử. Khai tử để phóng sinh.
16 năm sau, tôi lại mang hình hài len lỏi in trên vách mùa những thinh không thủng thỉnh dấu vết loang loáng ai bước dường như đã. Tôi lẫn vào cái ta xưa tưởng để lần ra lịch sử đời mình ẩn từng con số ảo. Tôi tự thức những lần trầm mình không số má để suy tư hoang hóa mỗi khuôn mặt nã chữ. Thế là ý tưởng lên mùa mùa đòng đỏng bay bay. Tôi tiếp tục dắt những con chữ đi hoang để đỡ đẻ cho mỗi mặt trời xuống vó. Vó vào thời cuộc.
Một ngày mới với mỗi bước ai đã hồ như. Tôi cứ một hồ hởi cho ngày loay hoay khó diễn. Lặn vào thinh không, tôi thỉnh cầu những lớp tích chằm chằm chăm chắm lên ngôi. Lên ngôi cho xưa xửa hái hương từ cây chữ thập hoặc từ cây thánh chữ. Tôi mãi là tôi của muôn năm trước. Vậy thôi.
Một ngày lang thang qua từng ngõ ngách. Mỗi con phố gọi ký ức vào mùa. Mùa hội tụ của các anh em về cái mái chèo, mái đẩy Huế, để Huế ngày càng thơ hơn, và rất Huế hơn. Vậy thôi.
Dấu ảo
Nhớ lại thời còn xưa cũ ở Huế (tính từ những năm 2000 cho đến nay), những dấu chân ai đã quên mùi chân đất. Cái thời mà mình đã tốn nhiều phí hào hoa và nước mắt thần hồn, nhưng rốt cuộc cảm xúc cũng cho ta được gọi là đúng nghĩa cuộc người. Thời trước, cách đây hơn 15 năm có lẽ, ta cũng đã men theo dấu hài của các vị vua, cung tần mỹ nữ và cũng lần ra được mấy kiếp đã hoang hóa bao thế kỷ hin hít. Hình như tiền kiếp ta đã ngang qua đây, và có lẽ ngẫm nhiên ta lại suy tưởng của kiếp này. Sự thật thế nào ta phải đặt dấu ảo để hỏi tâm thức viển vông của ta đã. Chứ không hiểu sao mỗi khi bước chốn này, ta có cảm giác quá đỗi xâm mặt từ những đường cỏ, gốc xanh rơm rạ trong vô thức thường trực của hành lang trí não.
Giờ đây, lòng bắt đầu cảm thấy rưng rưng ngoài miền mắt ướt. Chơi vơi thời trước nay cũng thành chới với mùa sau. Chới với những ngày vui hớn hở quá đỗi gặp nhau. Quá đỗi để xâm mặt lại chơi vơi. Hình như có bước ai riêng lẻ đọng vọng vào hư hao một phím tơ ngẫu phù du ngón khao mùa. Mùa của yêu thương đầy biếc xưa xanh…
(SHSDB35/12-2019)
TRẦN THỊ HƯỜNG (*) Hồi Ký Mùa thu năm 1922 tôi rời thị xã Quảng Ngãi hòa trong dòng học sinh của nhiều miền trong đất nước về học tại trường nữ sinh Đồng Khánh (Huế).
NGUYỄN XUÂN SANH Hồi ký Tôi và Huy Cận đều là học sinh Trường Quốc học Huế. Khác lớp nhau, nhưng cùng chung một ký túc xá. Hết sức thương nhau.
MAI VĂN HOAN (Trại sáng tác văn học Hương Vân)
NHẤT LÂM (Trại sáng tác văn học Hương Vân) “Trái bưởi kia vàng ngọt với ai” (Tố Hữu)
NGUYỄN THỊ CẨM THẠNH Hồi ký Đoàn nữ sinh trường Đồng Khánh Huế chúng tôi, đồng phục áo dài màu xanh biển, sắp hàng đôi, rời mái trường ngói đỏ, tường hồng, đi dọc theo hè đường, sang trường Việt Anh dự buổi tổng duyệt vở kịch Trưng Trắc Trưng Nhị của nhà thơ Thanh Tịnh.
L.T.S: Bửu Tiến, sinh năm 1916 ở Huế. Hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Ông là một trong những nghệ sĩ đầu tiên ở Huế tham gia kháng chiến sau cách mạng tháng Tám 1945.
Nếu ai đó nói, con đò là một trong những biểu tượng thi ca và văn hóa Huế, chắc rằng ít người sẽ dám phủ nhận điều đó. Nhắc đến Huế không thể không nói đến dòng Hương thơ mộng, nhưng chỉ là dòng sông lững lờ chảy qua miền đất thần kinh không thôi, e là đơn điệu lắm khi thiếu vắng sự tô điểm của những con đò.
NGUYỄN CƯƠNGKỷ niệm 36 năm ngày giải phóng Huế 26/3/1975 - 26/3/2011
NGUYỄN DUY HIỀNHồi ký
TRƯƠNG THỊ KHUÊ(Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân) Hồi ký
CHƠN HỮU Tản vănNhững giọt sương lấp lánh. Một chồi non mới nhú. Ồ! Mùa xuân đã về!
LTS: Ông Đặng Văn Đông - một cao niên gần 90 tuổi ở Huế, là người gửi nhiều bài dịch cho Sông Hương song chưa hợp với tiêu chí “nhìn ra văn học thế giới đương đại”. Vừa qua chúng tôi nhận được thư của ông cùng bài viết về một kỷ niệm đầy nhân ái trong gia đình.Sông Hương xin đăng, và kính chúc ông năm mới dồi dào sức khỏe!
PHẠM VĂN HỌC1. Chào xuân đẹp, có gì vui thế…!
PHẠM NGUYÊN TƯỜNG Ghi chép
NGUYỄN KHOA BỘI LANChúng tôi đi theo anh Hoan, bí thư huyện ủy Triệu Hải, về kiểm tra vụ đông xuân. Anh có thói quen mỗi lần về đây thế nào cũng tranh thủ ghé Phường Sắn thăm bà mẹ Mít.
XUÂN HOÀNGHuy đang nói chuyện với mấy người bạn trẻ viết văn cùng quê thì Trường, anh bạn làm thơ trẻ người dân tộc ở phòng bên nghe tiếng, vui vẻ chạy sang.
HỒNG NHU(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế)Đại hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 7 (4-1994) tại thành phố Huế đã nhất trí khẳng định về năm chính thức thành lập của Hội là năm 1950.
LÊ QUANG VỊNH (Trích hồi ký)…Tôi và Niệm thì đi học phổ thông, chị Mai tôi - theo ba tôi, con gái không cần học chữ nhiều - đi học nữ công gia chánh để chuẩn bị làm vợ làm mẹ sau này.
NGUYỄN KHẮC PHÊ Ghi chép Chỉ còn một thời gian ngắn nữa, Đại hội Nhà văn Việt Nam (ĐHNV) lần thứ 8 sẽ họp tại Hà Nội. So với các Đại hội chuyên ngành văn học nghệ thuật khác, hầu như lần nào ĐHNV cũng “xôm trò” hơn, được dư luận chú ý hơn.
PHAN THỊ THU QUỲ(Kỷ niêm ngày thương binh - liệt sỹ 27.7)