Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

15:16 13/10/2017

Trong bối cảnh cần khẳng định văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, việc tìm ý tưởng sáng tạo từ “Truyện Kiều” được cho là con đường ngắn nhất. Như GS. Phong Lê, Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam nhận định: “Doanh nhân dùng chữ tâm ấy để tiến là phúc cho họ, cũng là phúc cho xã hội vậy”.

Lễ trao giải Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2017

Soi sáng chữ “nghiệp”

“Một buổi sáng, bảo vệ bắt được một công nhân ăn trộm sản phẩm. Nếu đơn giản thì để công an xử lý và cho thôi việc là xong. Nhưng trong Kiều có câu đã ảnh hưởng đến tôi khi đưa ra quyết định: Tha ra thì cũng may đời/ Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen. Nói chuyện mới biết cậu ta chơi bài và nợ, tôi phân tích, rồi còn cho cậu ta thêm tiền sắm sửa nồi niêu, gạo nước và một ít để sinh hoạt. Sau buổi ấy, anh tỉnh ngộ, làm việc nghiêm túc, giờ đã lấy vợ, sinh con và có cuộc sống yên ổn”, TS. Phạm Văn Tuần, Tổng Giám đốc Công ty Hanvico nhớ lại. Suốt quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp, ông đã dựa vào chữ “tâm” trong “Truyện Kiều” như “ngọn lửa” dẫn đường như vậy. “Chữ tâm ứng xử với bạn hàng ra sao, chữ tâm làm ra sản phẩm như thế nào... Người giám đốc phải có tâm mới yêu quý công nhân, mới dẫn dụ họ đồng tâm hiệp lực xây dựng công ty”.

Tại Hội thảo “Doanh nhân với Truyện Kiều, Truyện Kiều với doanh nhân” tổ chức nhân kỷ niệm 197 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du, nhiều câu chuyện được kể về sức mạnh của Truyện Kiều với nghiệp doanh nhân. Theo GS. Phong Lê, đó như một sự khẳng định: “Chữ tâm soi sáng chữ nghiệp và sinh ra nhân văn. Có nhân văn, giải quyết công việc mới thấu lý đạt tình”. Doanh nhân Nguyễn Thị Kỳ, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Anh Quyền đúc kết, trong cuộc đời, điều bà nhớ nhất chính là những trưa hè, dưới lũy tre rợp bóng, người mẹ đưa võng à ơi: Thiện căn ở tại lòng ta… Những câu thơ cất lên tưởng thoảng qua mà cực kỳ thấm thía. Để đến thời kỳ chật vật làm kinh tế, trở thành doanh nhân, bà vẫn nghiêm túc, miệt mài theo đúng nghĩa: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

“Tôi quên sao một ngày đông giá rét, có bà mẹ một tay bế đứa trẻ mới 3 tháng tuổi, tay kia dắt đứa con chỉ hơn 1 tuổi, ba mẹ con tím tái vì rét. Bỗng bên tai tôi văng vẳng câu Kiều: Tấm thân nào biết thiệt thòi là thương… Rồi tôi nhận cô vào làm công nhân trong dây chuyền sản xuất giấy dầu, đưa cô tiền mua nhà và cho trả dần. Giờ đã gần 20 năm, hai con cô một cháu đã xây dựng gia đình, một cháu đã vào đại học…”. Với doanh nhân Nguyễn Thị Kỳ, đạo đức là cái rốt ráo nhất trong kinh doanh. Có tiền trong tay nên để nó sinh sôi nảy nở một cách chân chính, biến nó thành mầm thiện để gieo cho đời bằng những việc làm ý nghĩa.

Thước đo phẩm chất doanh nhân

 “Dù rằng xã hội đã thay đổi nhiều nhưng còn rất nhiều thử thách phía trước đòi hỏi sự lao động chân chính, kiên trì. Để trở thành doanh nhân, tất cả mọi người đều phải vượt qua vô vàn cản trở trong cuộc đời lập nghiệp. Đối với doanh nhân chân chính, tiền là phương tiện, công cụ, không phải mục đích hay lý tưởng cuộc đời, lý tưởng cao cả của họ là được cống hiến tài, lực cho phồn vinh xã hội”.

Chủ tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn Nhân lực - Nhân tài Việt Nam Vũ Ngọc Phương

“Cha tôi vẫn bảo, khi giảng Kiều, ông nội con hay nhắc đi nhắc lại rằng: Đồng tiền là đen là bạc, là nén bạc đâm toạc tờ giấy. Cụ Nguyễn Du qua đó để lên án mạnh mẽ một tầng lớp con buôn lọc lừa, xảo trá. Nhưng cũng nên qua đó mà nhìn nhận đúng về tính hai mặt của đồng tiền, chọn lấy mặt tốt làm động lực phát triển kinh tế, làm sức mạnh cống hiến nhiều hơn cho xã hội” - doanh nhân Trần Thị Chung, Giám đốc Công ty TNHH Chung Thuận Phát, Phó Chủ tịch Hội Nữ chiến sĩ Trường Sơn Việt Nam nói. Đây cũng là điều được dược sĩ, doanh nhân Nguyễn Duy Như, Công ty TNHH Tuệ Linh ý thức sâu sắc: “Đúng là đồng tiền có sức mạnh hết sức ghê gớm nhưng bản thân nó không có tội. Đồng tiền sạch hay bẩn là do con người làm ra và sử dụng nó. Nhiều tiền thì ai mà chẳng muốn, nhưng làm tiền theo cách của Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh… thì thời đại nào cũng đáng lên án”.

Có ý kiến cho rằng, doanh nhân làm ra sản phẩm sẽ coi như con đẻ của mình nếu họ có tâm. Họ thổi hồn vào công việc, để thành quả được xã hội tiếp sức cho sức sống lâu bền. Một khi giá trị tinh thần được thăng hoa, tâm hồn doanh nhân cũng thanh thản. Ngược lại, những người đưa ra thị trường chiêu trò lừa đảo, tạo dựng sự trắng đen lẫn lộn, thật giả khó phân thì trong hoàn cảnh đó, bài học từ Truyện Kiều lại càng cần hơn bao giờ hết. Chỉ ra những mỗi quan hệ giữa Truyện Kiều với việc kinh doanh, doanh nhân - nhà Kiều học Trần Đình Tuấn cho rằng, Truyện Kiều như một thước đo phẩm chất doanh nhân. Giá trị của kiệt tác có thể được nhận định cụ thể, sâu sắc tùy thuộc vào từng lĩnh vực đặc thù của doanh nghiệp.

Đồng tình với quan điểm này, GS. Nguyễn Đình Chú, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chỉ ra: Cuộc sống con người dù “thiên hình vạn trạng” nhưng chung quy vẫn ở hai phương diện: Đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Cách xử lý mối quan hệ giữa hai phương diện đó thế nào thể hiện là người biết sống hay chưa biết sống, biết sống sâu hay chỉ sống hời hợt… “Trong những nhân tố, điều kiện cốt thiết cho sự hình thành và bản lĩnh một doanh nhân chân chính, rất cần có tư chất văn hóa, còn gọi là văn hóa doanh nhân. Hiểu được những giá trị thực sự thì nghiệp kinh doanh sẽ phát triển bền vững”.

Theo Hải Đường - ĐBND

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 5/4/2016 đã ban hành Luật Báo chí - văn bản pháp lý quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, tổ chức và hoạt động báo chí, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí, quản lý nhà nước về báo chí.

  • Tính đến hết năm 2018, tỉnh Quảng Nam có 379 di tích các loại, phần lớn hư hại xuống cấp do thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thời tiết khắc nghiệt...

  • ĐẶNG PHÚC

    Phía sau những mẫu quảng cáo “cho vay lãi thấp, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, nhanh gọn”, hoạt động “tín dụng đen” đang biến tướng khắp mọi nơi, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho xã hội. Không dừng lại ở đó, “tín dụng đen” khi núp bóng dưới hình thức công ty dịch vụ tài chính, đang thao túng nhiều phận đời, khiến họ lao đao. 

  • Vừa qua tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra hội thảo: “Phim như một di sản văn hoá” do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Phim Việt Nam tổ chức. Với nội dung tương lai nào cho việc lưu trữ phim Việt Nam, đặc biệt từ góc nhìn phim tài liệu– một di sản văn hoá của nước nhà.

  • Tại lễ tổng kết năm 2018, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam vui mừng thông báo: Kinh phí cho các cấp hội và văn nghệ sĩ vẫn được Nhà nước hỗ trợ.

  • Trong những năm qua, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đã đem đến nhiều tác động tích cực cho xã hội, mang lại các lợi ích về văn hóa, kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, do chưa có chiến lược phát triển bài bản, các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam vẫn chủ yếu hoạt động theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ với chất lượng phục vụ chưa cao.

  • Nền tảng để xây dựng một xã hội hài hòa, chia sẻ và nhân ái là sự bình đẳng. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu chuyện về sự bất bình đẳng trong xã hội mà nhiếp ảnh vừa là công cụ vừa là không gian để các câu chuyện được kể lên một cách chân thật và truyền cảm hứng nhất.

  • Trong lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam có đội ngũ những người làm lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật chuyên nghiệp như hiện nay, đóng góp các công trình nghiên cứu mỹ thuật từ giai đoạn cổ đến hiện đại một cách dày dặn, liên tục và xuyên suốt. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực cho ngành lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật đang đứng trước nhiều khó khăn.

  • Trong sự phát triển chung của văn học nghệ thuật (VHNT), lực lượng nghệ sĩ trẻ, nghiên cứu trẻ đang đóng một vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Thế nhưng, với các loại hình VHNT truyền thống, dân gian vai trò của những người trẻ hiện nay đang khá mờ nhạt bởi sự chi phối của xã hội. 

  • Việt Nam có 443 mạng xã hội do các danh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ, được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cấp phép hoạt động, tuy nhiên, số người tham gia sử dụng không cao. 

  • Đó là khi cảm xúc bỗng chộn rộn, thôi thúc bàn tay cầm cây bút viết nên một đôi câu thơ, dạo vài khúc nhạc hay cọ vẽ những mảng màu. Đó là khi, những văn nghệ sĩ được người đời mến mộ, hẹn nhau làm nên một ấn phẩm ngày Tết. Để ra giêng ngày rộng tháng dài, ai đó sẽ giở cuốn sách thơm mùi mực, nhẩn nha nhấm nháp phong vị ngày xuân…

  • Một đất nước không có nghệ thuật giống như con người không có tâm hồn, nhưng nghệ thuật ấy mà đóng đinh một chỗ thì chẳng khác nào một tâm hồn cằn khô. Rất may, nhiều nghệ sĩ vẫn miệt mài lao động và chuyển mình sáng tạo.

  • “Để xây dựng một triết lý giáo dục mang tính thống nhất, rõ ràng đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Song, theo tôi, nền giáo dục cần lấy mục tiêu cuối cùng là phục vụ cuộc sống, tức phải đào tạo ra những con người hành động, sáng tạo, chứ không phải là những con người nói theo khuôn, làm theo mẫu như thực tế đã và đang diễn ra”, Nhà giáo Ưu tú Vũ Thế Khôi nêu ý kiến.

  • Nhiều chính sách về đào tạo giáo viên sư phạm, các chính sách ưu tiên, ưu đãi cho người học âm nhạc dân tộc, các cải cách và những quyết định xây dựng chương trình mới đưa âm nhạc vào giảng dạy tại bậc Trung học phổ thông là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của giáo dục âm nhạc nói riêng và sự nghiệp giáo dục đào tạo con người nói chung.

  • Những năm gần đây, vi phạm bản quyền âm nhạc luôn là một vấn đề làm “nóng” dư luận.

  • Những năm qua, vấn đề quản lý và bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan được nhà nước đặc biệt quan tâm và thực thi một cách tích cực. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan ở lĩnh vực âm nhạc vẫn liên tục xảy ra các sai phạm với nhiều hình thức và mức độ phức tạp.

  • Trong những năm gần đây, vi phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật đã trở thành một “vấn nạn” làm đau đầu các cơ quan quản lý. Mặc dù đã có những chế tài xử phạt nhưng dường như đây vẫn chưa thực sự là những liều thuốc “đặc trị” để xử lý các vi phạm.

  • Như đã đưa tin, từ ngày 1 đến 5/11, Liên hoan Ca trù toàn quốc 2018 sẽ diễn ra tại Hà Tĩnh với sự tham gia của 13 tỉnh, thành có di sản ca trù. Với tư cách là Tổng đạo diễn của sự kiện này, nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan đã có những chia sẻ.

  • Có khi nào bạn lúng túng khó xử khi trong nhà có quá nhiều sách? Sách tự mua. Sách được tặng. Sách tự làm ra. Sách của ngày xưa. Sách mới bây giờ. Theo năm tháng, sách trong nhà cứ chất chồng lên mãi...

  • Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vừa ban hành Quy chế về hoạt động giám định tác phẩm mỹ thuật - tác phẩm nhiếp ảnh. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 1-10-2018 với yêu cầu 100% hội đồng tán thành mới đi đến kết luận cuối cùng về tác phẩm được giám định là thật hay giả…