Ba anh em
(Tưởng nhớ hai em Trương Nhật Thành,
Trương Hồng Thái)
Những tên lính thực dân vừa cút
trưa hôm sau anh đã ra đời
rồi lần lượt các em góp mặt dưới vòm trời
giữa tiếng bom, tiếng súng.
Chúng ta lớn lên
với những bữa cơm không có cơm
tiếng mẹ nghẹn ngào quanh gốc cây rơm
tìm các con mỗi tối.
Những thế giới khác nhau
những cảm nhận và lựa chọn khác nhau
chúng ta sống
như một ngẫu nhiên - định mệnh.
Các em đột ngột ra đi
bỏ lại những lỗi lầm, bất hạnh
những nỗ lực dở dang.
Chiều chiều mẹ vẫn ngồi trước cửa
mắt xa xăm nhìn về hướng Tây
đêm đêm gió đến mang đi những tiếng thở dài
mùi trầu cay hiu hắt
gần một trăm năm cuộc đời của mẹ.
Anh tiếp tục đi lại trên mặt đất này
thấy những điều các em chưa kịp thấy
hiểu những điều các em chưa kịp hiểu
đau những điều các em không còn có thể đau
nỗi đọa đày nơi cõi sống
như một chịu đựng dấn thân.
Nghệ An, 06/2024
Bên bãi đá cổ
Những con quạ
kiên nhẫn đi theo du khách xếp hàng
có lẽ chúng đang sưu tầm những hạt bụi
đến từ bốn phương trời.
Những con quạ làm người đồng hành
nghe hướng dẫn viên nói về bãi đá cổ
những tảng đá khổng lồ
đến từ xứ Wales mấy ngàn năm trước
những giả thuyết
về một bãi đá làm nơi hỏa táng
một đài thiên văn, một nơi tế lễ...
Những con quạ vẫn đi bên tôi lặng lẽ
với vẻ tự tin không có gì không biết
chúng nhìn tôi thản nhiên như nhìn hạt bụi
(tôi không muốn biết cái ngày con quạ vẫn
chờ tôi!)
Bỗng một con quạ nghiêng cái mỏ bé xíu
nhìn lên vòng tròn đá khổng lồ
nó lên tiếng bằng ngôn ngữ chỉ mình tôi hiểu rõ:
“Anh hãy tin tôi
bãi đá này là một vành móng ngựa
người cổ dựng lên để cảnh báo con người!”
Bãi đá cổ Stonehenge, 07/2024
(TCSH54SDB/09-2024)
VŨ QUẦN PHƯƠNG
Đinh Cường - Nguyễn Thiền Nghi - Phan Lệ Dung - Đức Phổ - Cao Quảng Văn - Cao Thoại Châu - Đông Nhi - Nguyễn Văn Vũ
LTS: Nhắc đến Trần Thị Huyền Trang chắc hẳn bạn đọc Sông Hương không thể nào quên truyện ngắn “Đắng như hạnh phúc” trên “Trang viết đầu tay” của Tạp chí Sông Hương số 7 (tháng 6.1984). Tựa đề này sau đó được lấy làm tựa đề chung cho một tập truyện ngắn của CLB Văn học Trẻ Huế.
PHAN TRUNG THÀNH
Lê Văn Ngăn - Ngô Xuân Hội - Thế Dũng
PHƯƠNG NAM
Từ Nguyễn - Đông Triều - Cao Hạnh - Trần Huy Minh Phương - Nguyễn Minh Khiêm - Đức Sơn - Từ Hoài Tấn - Bảo Cường - Biển Bắc
LGT: Gia đình Kim Quý là một gia đình nghệ sĩ nổi tiếng. Chồng, nghệ sĩ Nhân dân Xuân Đàm, tác giả kịch bản đồng thời là đạo diễn của nhiều vở kịch nói, để lại dấu ấn cho nền sân khấu Việt Nam một thời không thể nào quên.
NGỌC TUYẾT
VI THÙY LINH
HOÀNG VŨ THUẬT Nếu tôi chết đi Xin cứ để bao lơn rộng mở… (F. Garcia Lorca)
Huỳnh Thúy Kiều - Nguyễn Đông Nhật - Thạch Quỳ - Trần Tịnh Yên - Đoàn Vĩnh Phúc - Lê Huỳnh Lâm - Khaly Chàm - Tôn Phong - Nguyễn Lãm Thắng - Đình Thu
NGUYỄN NGỌC PHÚ (Trích trường ca)
TRẦN HỒ THÚY HẰNG
TUỆ NGUYÊN
VŨ TRỌNG QUANG
Trần Mạnh Hảo - Lý Toàn Thắng - Trần Bá Đại Dương - Thái Ngọc San - Trúc Chi - Phạm Tấn Hầu - Ngô Minh - Văn Tăng - Nguyễn Khắc Thạch - Lý Hoài Xuân - Trần Hải Sâm
PHAN DUY NHÂN
Hoàng Vũ Thuật - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Ngọc Hòa - Nguyễn Văn Quang - Trần Gia Thái - Hiếu Vinh - Chử Văn Long - Đông Hà - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Hoa - Fan Tuấn Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Thánh Ngã - Nguyễn Tất Hanh
LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.