Chìm

15:03 23/04/2018

NGUYÊN HƯƠNG  

Nhớ có lần An Ni nói, nước một khi chảy sâu, sẽ không phát ra tiếng. Tình cảm con người một khi sâu sắc, cũng sẽ tỏ ra đạm bạc. Chính là sự giản đơn, cần kiệm. Ký ức cũng vậy. Nó không cầu xin sự chải chuốt kỳ cọ. Nó cần nguyên vẹn là mình.

Minh họa: Nhím

Có mấy điều mà chắc chắn tôi sẽ nhớ mãi, không thể quên. Mùi ẩm mốc trong ngôi nhà ngói sau kỳ mưa phùn. Mùi cơm sôi. Ánh sáng loang dưới nền nhà. Tiếng nói thầm thì như chực khóc. Mùi khói chiều. Mùi sách cũ. Gương mặt nhàu như táo héo, trên tay là mớ bánh giò còn bốc hơi. Vảy cá đồng. Cây rau ngót với những cuống lá chi chít bọ rệp... Mở ngăn kéo ra, trút từng thứ vào đó, khóa lại kỹ càng. Bao ngày lang bạt gió sương, cứ ngỡ hương phấn thị thành làm cho quyến luyến mà rút cuộc lại chỉ biết nương nhờ vào chốn ấy. Có lúc tự hỏi, giờ tìm mấy điều ấy ở đâu, khó lắm, vì có khi chỉ là nhang nhác giống chứ không thể y nguyên. Yên phận trong thiếu thốn. Dè sẻn cả những chia sẻ và trang trải với người ngoài, vì lại phải nhọc công nói rõ nguồn cơn. Cho nên cứ tự do ngồi xuống, nhắm mắt trò chuyện với từng mảnh vụn, trở đi trở lại. Rồi thấy mình loang lổ, trồi sụt trong chính nhớ thương của mình. Nói như Trịnh, tôi thấy tôi là chút vết mực nhòe.

Chiều. Đạp xe vòng quanh. Tính ra đường tàu để thăm mệ già nhưng lơ đãng thế nào mà lại không thực hiện được. Huế bấy giờ cuối xuân, hoàng mai đang ở những cánh cuối cùng. Có một dạng rung động thoắt đến, khiến người ta trầm tĩnh và gói ghém hồi lâu, đó chính là nhan sắc của hoàng mai. Nhớ lần đầu tiên được nhìn thấy hoàng mai, bao mảnh vàng khác đều trỗi dậy đố kỵ trong trí nhớ của tôi. Màu vàng hoa cải, màu vàng hoa mướp, màu vàng dã quỳ... luôn là những nỗi thương cảm âm ỉ thiêu đốt trong lòng, thế rồi hoàng mai xuất hiện, nở như chưa từng biết giới hạn của thời gian, quên đi khai nụ và tận tàn, quên đi một mảnh vườn nhỏ bị bỏ rơi khiến tôi nghĩ tới hơi thở trong suốt từ màu vàng ấy. Tôi hình dung, nếu lúc này có một huyên náo nào đó rơi xuống cũng chỉ là số không, may hơn, chỉ là kẻ dự phần. Chùm bông năm cánh nở thẫm trong nắng chiều tiết lộ nhiều tầng ý nghĩa của trần thế, có thể từ từ ấy ra từng thứ một. Nào rực rỡ, nào tàn phai, nào hoài niệm, nào nhớ nhung, nào mất mát..., chỉ duy, qua sắc vàng rất mộc nhưng cũng rất sang ấy. Cái màu vàng mà khi xuân đã cạn, đủ sức để lại một thi thể của nỗi nhớ.

Tôi chỉ tin tưởng thời gian. Nên tôi tin buổi chiều hôm ấy đã gửi tôi về đúng chỗ của mình. Quán nằm ở ngoại ô, lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng với đủ các loại dấu hiệu của văn minh kim khí. Không biển hiệu cầu kỳ. Không rình rang đàn ca sáo nhị. Không son phấn. Gỗ cũ, gốm sứ, hoa lá chính là chủ nhân của chốn này. Người duy nhất ngồi ngay trước cửa, từ tốn bưng bê trà bánh, đi lại tự do trong chính không gian của mình, rốt cùng cũng chỉ là vai phụ. Nơi này mọi thứ không lời lên ngôi, chiếm hữu và chạm đến vực sâu của sinh mệnh. Tĩnh lặng, u buồn nhưng tuyệt nhiên không phải tăm tối.

Ngồi uống trà. Ăn miếng mứt gừng. Trước mặt là hoàng mai, sau lưng là hoa giấy đã qua mấy mùa Tết. Mùi Nguyên đán vẫn còn vương vất. Thấy như đang ở nhà, dù nhà mình trà khác, hoa lại càng khác. Nghĩ trong lòng, lâu rồi mới tìm được nơi ưng ý toàn phần thế này. Huế nhiều quán cũ, phong cách hoài cổ như ri nhưng tạp âm thành phố vẫn lọt vào rõ rệt. Đây ngoại ô, gần giống ngõ trong làng, còi xe lưu thông tối giản, có chăng là tiếng con nít tụ nhau lúc tan học về. Đây ngoại ô, rõ ràng là nơi trú ngụ của tro tàn, có thể ngủ thiếp đi bất cứ lúc nào, có thể nũng nịu với cây xanh mà không lo ốt dột với người đời. Đây ngoại ô, những trầm mặc cá nhân không bị quy chụp là diễn sâu hay làm kiểu, nếu có nỗi buồn nào đến từ thực hay mơ, người cũng mong ở lại mãi mãi.

Trà đã ngấm, nhạc Thiền rủ rĩ ngân lên, mùi nhang trầm lặn sâu vào không gian và miếng vải hoa trải bàn. Thơm tho. Thanh thản. Khói trầm nghi ngút, bám vào tóc rối, làm đục mờ đôi mắt trong ít phút, tuồng như một chớp nhoáng rải bùa. Một mình một bàn, xung quanh không có ai, chủ quán lúi húi ở trong cũng vì không muốn đi qua đi lại phiền mắt nhìn của khách. Cô đơn, tự do, đầy đủ. Xin thêm bất cứ điều gì lúc ấy cũng là tham lam. Muốn trú ngụ nỗi buồn ở đây. Không điện thoại. Không email. Không họ hàng làng xã. Lặng im. Chìm nghỉm. Để hồi vị những thứ tưởng như đã tận tàn. Nó gợi nhớ đến những buổi chiều ở Phó Bảng, được nghe tiếng hát mộng mị của Ly, trong màu chiều đương ráng, đỏ ối nhưng câm lặng. Nơi ấy có những người đàn bà ngày ngày chăm con riêng của chồng bằng bàn tay chai sần dày cộp như miếng cháy trong nồi cám và khi cần thì vẫn giương bầu vú chưa bao giờ có sữa cho chúng nhay rứt đến rỉ máu. Trong một góc khuất kín của đồng rừng, những khát vọng sống tựa như chiếc váy thêu sặc sỡ bảy màu, dù có bị cất giấu kỹ nơi đáy tủ thì vẫn biết cách để phát đi những tín hiệu sống mãnh liệt nhất. Phút chốc, ùa vạt tóc ra trước, cốt để che mặt mình, cụp mắt cái rụp, vì tự dưng thấy chán ngán mặt người, chán ngán những phát âm và tiếng động. Đúng hơn, chán chính mình.

Phải rất lâu mới nhận ra, tâm hồn cũng giống như cái bồn rửa bát, chỉ khi dọn dẹp sạch sẽ thì mới nhẹ nhàng được. Không phải giác ngộ, sám hối hay thiền tịnh gì cao xa, chỉ là buông bỏ những cái không cần thiết. Xưa nhớ, có lần đi cafe một mình, chỗ đó mở nhạc bằng loa cổ hình hoa loa kèn, bên cạnh cũng là một bình loa kèn đẹp như mộng. Hồi đó tháng Tư trong xanh, lác đác lá rụng. Nguyên Thảo hát Phạm Duy. Quý giọng Thảo lắm. Chính xác là si. Si đổ cành gãy lá, từ dạo tình cờ nghe Thảo hát Tóc em chưa úa nắng hè, nhưng phải đến Nếu một mai em sẽ qua đời thì mới chính thức chết đứ đừ. Với cả, Thảo không ồn ào, không tuyên ngôn, không thuộc về đời sống showbiz. Chỉ lặng lẽ hát. Cũng chỉ lặng lẽ xuất hiện trong những show nhạc đẳng cấp, còn lại vì nể người này người kia mà nhận hát. Tiếng hát cho tôi tự nhận chắc chắn về mình một chân dung độc, tĩnh và cháy bỏng ẩn ngầm. Đơn giản, để có thể riêng tư và là mình trong âm nhạc, người ta đã phải tự dàn xếp và phớt lờ nhiều cái chừng như không liên quan. Từ đó, họ tự ghi chép mình, lụy mình, cười khóc mình. Và cũng tự ruồng bỏ mình.

Bỗng dưng thèm một điếu Richmond. Lâu rồi không hút thuốc. Tối qua đi ăn về thấy quán đó thắp nến trong mưa mù tối ẩm mà thích quá. Ngồi đó một mình nghe nhạc và nhấp ngụm cafe thì hay lắm đấy. Có tí khói thuốc nữa càng hay. Kỳ thực, chỉ thích ngồi một mình.

Chủ quán trà ra vườn bới về một thúng lá, nhóm bếp nổi lửa đun nước buổi chiều. Bếp nằm ngoài cửa, bên phải lối đi vào nhà, chiếc gác-măng-rê im lìm trong góc, chờ Tết tới lần hồi. Mùi lá nhãn thơm kiểu đồng đất ruộng vườn, muốn thửa vào lọ để mang về ngửi riêng. Khói bếp bay lên, đánh thức cơn ngái ngủ buổi chiều của những bàn ghế, gốm sứ, hoa lá vây quanh. Nó trùm mình lên từng tấm gỗ mối mọt, khay chén cũ kỹ, cả những đóa hoa khô chờ người rũ bụi. Nó khiến những mục ẩm trở mình trỗi dậy, khát ngày nắng lên. Làn khói lẳng lặng trôi vào nhà trong, phả một màn sương bông vào ánh điện màu vàng đục và bình cúc trắng, chiếm hữu ngôi nhà một cách không khoan nhượng. Từ ngoài nhìn vào, trong ánh sáng tối giản và sự ngự trị của đồ gỗ, thấy thế giới thu gọn trong một làn khói trắng, bảng lảng, huyền hồ như được rơi ra từ đêm. Tôi nhìn trộm người đốt lá, và ngoảnh đi rất nhanh trước khi bị bắt gặp. Chiếc điện thoại ba lần rút ra rồi lại nhét vào túi vì không lỡ phát ra âm thanh khi chụp để bị gây chú ý. Cứ thế, vừa dấm dúi vừa hân hoan. Con người không có chỗ để chen vào một câu, chỉ mải miết nhìn ngắm và đối thoại trong im lặng. Đã từng rất nhiều lần tự tay đốt lá, cũng từng nhiều lần được chìm vào làn khói đồng nhưng chưa bao giờ thấy khói mê hoặc đến vậy. Lại là một làn khói đốt lá khỏa ra giữa không gian của một quán trà ngoại ô, khách khứa rất ít và hầu như chẳng có một cuộc nói chuyện nào. Tất cả là lời của lặng im.

Thoáng bóng thạch thảo, hình như đã qua ngày rực rỡ, giờ đang ngả úa sang tàn. Vạt bồ hóng từ gác bếp sánh đặc trên ngói cót, nhếch nhác nhưng lại đầy gợi cảm. Nến chiều đã thắp, tỏa ánh sáng như muốn thiêu rụi những han gỉ trên song sắt. Ngồi ở đây, chợt nhớ cái cách Khê chơi một khúc trong concerto của Bruch giữa xa xăm hôm nào, buông lỏng, thăng hoa, màu mahogany từ chiếc violin cho cô ấy biết, mọi thứ đã đi quá xa sự héo tàn ảm đạm mỗi ngày.

Thoáng chốc nhận ra, dường như chúng ta có mặt trên đời này là để thi nhau tốc độ chôn cất nỗi chán chường. Ai sung sướng hơn ai, ai đau khổ hơn ai. Ai xấu xa, ai lương thiện. Mấy điều ấy rạch ròi cũng chẳng để làm gì. Rút cuộc, tài sản lớn nhất trong cuộc đời của một con người, không phải tiền bạc, không phải đất cát nhà cửa, mà chính là hồi ức.

Khi ở trong hồi ức, người trong sáng với buồn vui của mình. Không liên quan đến bất cứ một sự gánh vác hay bố trí mang tính xã hội nào. Chỉ chăm chăm tàng trữ nó như một thứ đồ cổ, gói ghém kỹ lưỡng, cẩn thận. Muốn nó mãi mãi mộc mạc và chứa mùi cây cỏ. Như một mái tóc đen nhánh. Không uốn nhuộm, không là ủi, không cắt tỉa. Chỉ để đen nhánh, mọc tự nhiên. Đêm đêm, lén lút rót nó ra như một ly rượu nho, có thể nhấm nháp hoặc tu ừng ực cho cạn ráo.

Rồi từ đó, chậm rãi trầm mình chìm xuống. N.Hcửa, bên phải lối đi vào nhà, chiếc gác-măng-rê im lìm trong góc, chờ Tết tới lần hồi. Mùi lá nhãn thơm kiểu đồng đất ruộng vườn, muốn thửa vào lọ để mang về ngửi riêng. Khói bếp bay lên, đánh thức cơn ngái ngủ buổi chiều của những bàn ghế, gốm sứ, hoa lá vây quanh. Nó trùm mình lên từng tấm gỗ mối mọt, khay chén cũ kỹ, cả những đóa hoa khô chờ người rũ bụi. Nó khiến những mục ẩm trở mình trỗi dậy, khát ngày nắng lên. Làn khói lẳng lặng trôi vào nhà trong, phả một màn sương bông vào ánh điện màu vàng đục và bình cúc trắng, chiếm hữu ngôi nhà một cách không khoan nhượng. Từ ngoài nhìn vào, trong ánh sáng tối giản và sự ngự trị của đồ gỗ, thấy thế giới thu gọn trong một làn khói trắng, bảng lảng, huyền hồ như được rơi ra từ đêm. Tôi nhìn trộm người đốt lá, và ngoảnh đi rất nhanh trước khi bị bắt gặp. Chiếc điện thoại ba lần rút ra rồi lại nhét vào túi vì không lỡ phát ra âm thanh khi chụp để bị gây chú ý. Cứ thế, vừa dấm dúi vừa hân hoan. Con người không có chỗ để chen vào một câu, chỉ mải miết nhìn ngắm và đối thoại trong im lặng. Đã từng rất nhiều lần tự tay đốt lá, cũng từng nhiều lần được chìm vào làn khói đồng nhưng chưa bao giờ thấy khói mê hoặc đến vậy. Lại là một làn khói đốt lá khỏa ra giữa không gian của một quán trà ngoại ô, khách khứa rất ít và hầu như chẳng có một cuộc nói chuyện nào. Tất cả là lời của lặng im.

Thoáng bóng thạch thảo, hình như đã qua ngày rực rỡ, giờ đang ngả úa sang tàn. Vạt bồ hóng từ gác bếp sánh đặc trên ngói cót, nhếch nhác nhưng lại đầy gợi cảm. Nến chiều đã thắp, tỏa ánh sáng như muốn thiêu rụi những han gỉ trên song sắt. Ngồi ở đây, chợt nhớ cái cách Khê chơi một khúc trong concerto của Bruch giữa xa xăm hôm nào, buông lỏng, thăng hoa, màu mahogany từ chiếc violin cho cô ấy biết, mọi thứ đã đi quá xa sự héo tàn ảm đạm mỗi ngày.

Thoáng chốc nhận ra, dường như chúng ta có mặt trên đời này là để thi nhau tốc độ chôn cất nỗi chán chường. Ai sung sướng hơn ai, ai đau khổ hơn ai. Ai xấu xa, ai lương thiện. Mấy điều ấy rạch ròi cũng chẳng để làm gì. Rút cuộc, tài sản lớn nhất trong cuộc đời của một con người, không phải tiền bạc, không phải đất cát nhà cửa, mà chính là hồi ức.

Khi ở trong hồi ức, người trong sáng với buồn vui của mình. Không liên quan đến bất cứ một sự gánh vác hay bố trí mang tính xã hội nào. Chỉ chăm chăm tàng trữ nó như một thứ đồ cổ, gói ghém kỹ lưỡng, cẩn thận. Muốn nó mãi mãi mộc mạc và chứa mùi cây cỏ. Như một mái tóc đen nhánh. Không uốn nhuộm, không là ủi, không cắt tỉa. Chỉ để đen nhánh, mọc tự nhiên. Đêm đêm, lén lút rót nó ra như một ly rượu nho, có thể nhấm nháp hoặc tu ừng ực cho cạn ráo.

Rồi từ đó, chậm rãi trầm mình chìm xuống.

N.H  
(SHSDB28/03-2018)




 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LÊ HUỲNH LÂMCó thể gọi xứ Huế là thành phố của những tiếng chuông. Sự khởi đầu của một ngày, một ngày mai hun hút trong tương lai cũng như một ngày tận trong nghìn trùng quá khứ. Một ngày mà âm thanh từ đại hồng chung phát ra; vang, ngân, vọng và im bặt. Người ta gọi âm thanh đó là tiếng chuông. Vậy thì, im bặt cũng là một phần của tiếng chuông.

  • MINH CHUYÊNCảnh làng mới Trà Tân cuối chiều mùa đông. Con suối chảy qua nước trong veo, róc rách. Phía tây con suối cách làng chừng nửa tầm mắt là rừng Sắc Rông, đủ các loại cây tầng tầng, lớp lớp. Cánh rừng đang chìm trong sương chiều. Rừng hoang vắng, huyền bí. Người ta kể sau ngày chiến tranh chấm dứt, rừng Sắc Rông càng trở nên bí ẩn. Người chỉ có vào mà không có trở ra. Vậy mà mấy tháng gần đây lại thường xuyên xuất hiện một người đàn bà ở đó.

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNGNgày xưa nhà mẹ nghèo hung, cơm không có ăn, khố không có mặc, suốt ngày lang thang trong rừng đào củ mài củ sắn kiếm cái cho vào bụng. Có ngày không tìm được chi, bụng đói lắc lư.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTrước ngày Huế khởi nghĩa 23/8/1945, có một sự kiện khiến cả thành phố náo nức vui mừng: đó là việc lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên đỉnh cột cờ Huế ngày 21/8 thay cho cờ quẻ ly. Người chiến sĩ được đồng chí Trần Hữu Dực trực tiếp giao nhiệm vụ quan trọng ấy là chàng thanh niên 25 tuổi Đặng Văn Việt (ĐVV).

  • NGUYỄN QUANG HÀTạp chí văn nghệ của 6 tỉnh Bắc miền Trung gồm: Xứ Thanh, Sông Lam, Hồng Lĩnh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Sông Hương có một cam kết thú vị, luôn luôn trong nỗi chờ mong là mỗi năm anh chị em trong tạp chí thay nhau đăng cai luân phiên, mỗi năm gặp nhau một lần, ở thời điểm thích hợp nhất do tạp chí đăng cai tự chọn.

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀOTháng bảy, nồng nàn hương lúa mới trên những ruộng lúc mới vừa mùa gặt tháng 5, mùi rơm rạ kéo tôi ra khỏi thế giới của những đường phố xênh xang, đầy bụi và chật người. Tôi leo lên một tầng gác và nhìn về hướng quê tôi, hình dung đủ thứ nhưng nhớ vẫn là khói lam chiều với dáng mẹ tôi gầy cong như đòn gánh.

  • VĨNH NGUYÊNPhải nói tôi có ý định dông một chuyến xe máy ra Bắc đã lâu mà chưa có dịp. Nay có điều kiện để đi song tôi vẫn băn khoăn, không hiểu chuyến đi này mình sẽ gặp những ai đây? Hay là phải thở dài dọc đường xa với những cảnh đời khốn khó? Thôi thì tôi chỉ biết đi và đi.

  • VÕ MẠNH LẬP                Ghi chépNhân vật Mười Hương nhiều người đã biết đến qua sách báo và đặc biệt là vùng đất Nam Bộ - Sài Gòn.

  • DƯƠNG THÀNH VŨTrong đêm mỏng yên tĩnh dịu dàng, một mình một cõi với ly rượu trắng, cùng mùi hương của hoa rộn ràng, huy hoàng phát tiết; tôi miên man nhớ tới cõi người đến- cõi người đi nơi xa chốn gần, thời gian tuyến tính lẫn thời gian phi tuyến tính.

  • NHẬT HOA KHANH Mười năm những mấy ngàn ngày... (Tố Hữu: Mười năm )

  • TRUNG SƠNĐoàn văn nghệ sĩ Thừa Thiên - Huế (TTH) lên đường “đi thực tế” một số tỉnh phía Bắc vào lúc lễ giỗ Tổ ở đền Hùng (10 tháng 3 âm lịch) vừa kết thúc. Tiền có hạn, thời gian có hạn chưa biết sẽ tới được những đâu, nhưng ai cũng “nhất trí” là phải lên Phú Thọ thăm Đền Hùng, dù lễ hội đã qua.

  • ALẾCHXĂNG GRINTại Luân Đôn, mùa xuân năm 1921, có hai ngài trung niên ăn mặc sang trọng dừng chân ở góc đường, nơi phố Pakađilli giao nhau với một ngõ nhỏ. Họ vừa ở một tiệm ăn đắt tiền đi ra. Ở đó, họ đã ăn tối, uống rượu vang và cùng đám nghệ sỹ của nhà hát Đriuđilenxky đùa cợt.

  • PHONG LÊQuê tôi là một xã nghèo ven chân núi Mồng Gà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Từ Hà Nội, việc về thăm quê, đối với tôi không mấy khó khăn. Hồi là sinh viên thì mỗi năm hai lần, lần nghỉ hè lần nghỉ Tết. Khi đã là cán bộ, có gia đình thì mỗi năm một lần, cả nhà dắt díu về, với hai hành trình là tàu hoả từ Hà Nội vào Vinh, rồi là xe đạp từ Vinh về nhà.

  • NGUYỄN TRỌNG HUẤNBạn tôi là nhà thơ. Thơ ông hay, nổi tiếng, nhiều người ái mộ. Thời buổi “nhuận bút không đùa với khách thơ”, kinh tế khó khăn, gia đình ông vẻ như cũng “rất ư  hoàn cảnh”.

  • ĐẶNG NHẬT MINHGia đình tôi ở Huế có một cái lệ: cứ vào dịp trước Tết tất cả nhà cùng nhau lên núi Ngự Bình quét dọn, làm sạch cỏ trên những nấm mộ của nhũng người thân đã khuất. Sau đó trở về nhà thờ của dòng họ, cùng nhau ăn một bữa cơm chay. Cái lệ đó người Huế gọi là Chạp. Ngày Chạp hàng năm không cố định, có thể xê dịch nhưng nhất thiết phải trước Tết và con cháu trong gia đình dù đi đâu ở đâu cũng phải về để Chạp mộ.

  • DƯƠNG PHƯỚC THUMùa xuân năm Đinh Mùi, 1307, tức là chỉ sau có mấy tháng kể từ ngày Công chúa Huyền Trân xuất giá qua xứ Chàm làm dâu, thì những cư dân Đại Việt đầu tiên gồm cả quan binh gia quyến của họ, đã rời khỏi vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã theo chân Hành khiển Đoàn Nhữ Hài, vượt qua ngàn dặm rừng rậm, núi cao, biển rộng đến đây cắm cây nêu trấn yểm, xác lập chủ quyền quốc gia.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNGNhững ngọn gió heo may cuối cùng đã tắt. Nắng buổi sáng hanh vàng ngoài bến sông. Hàng cây trên phố Huế đã chừng như thay lá, lung linh một màu lá tơ non, mỏng như hơi thở của bầy con gái trường Hai Bà Trưng đang guồng xe đạp đến trường. Mùa xuân đã về bên kia sông. Đã về những cánh én nâu đen có đôi mắt lay láy màu than đá. Đã về những đóa hoa hoàng mai, vàng rưng rức như một lời chào ngày tao ngộ...

  • TÔ VĨNH HÀCon chó Giắc nhà tôi đẹp nhưng mà hư quá. Tôi hét nó nằm thì nó cứ giương mắt ra, rồi ngồi. Tôi không cho nó chạy vào nhà vì sợ nó làm bẩn cái nền nhà vừa lau thì nó đi vòng cửa sau, khi tôi ra cửa trước. Bực nhất là ngày lễ - nói chung là những ngày có việc, bất cứ ai vào nó cũng sủa rộn ràng. Tôi thì không muốn xóm giềng để ý. Vậy mà chó có biết cho tôi đâu...

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNGGhi chép 1.Tôi tự đặt ra một “hạng mục” đinh cho chuyến đi thực tế sáng tác ở A Lưới lần này, và hạ quyết tâm thực hiện bằng được, đó là: phải lên được Đồi Thịt Băm!

  • LGT: Liên Thục Hương là một nhà văn Trung Quốc đương đại, tự ví mình là con mèo đêm co mình nằm trên nóc nhà, nhìn cuộc sống thành phố tấp nập đi qua đáy mắt. Liên Thục Hương còn ký bút danh Liên Gián, có số lượng bản thảo lên tới hơn hai triệu chữ. Năm 2003, “Bài bút ký đầy nước mắt” đã được post lên mạng và năm 2004 nó đã được dựng thành phim và bộ phim ngắn này làm tiền đề cho tác phẩm điện ảnh đoạt giải thưởng của Trung Quốc. Sông Hương xin giới thiệu câu chuyện này qua bản dịch của nữ nhà văn Trang Hạ.