PHẠM TẤN HẦU
Chim Dạ Du, vĩnh biệt
Tưởng niệm nhà thơ Lê Văn Ngăn
Nhà thơ Lê Văn Ngăn - Ảnh: vanvn.net
Theo Liêu Trai chí dị chim Dạ Du thường đánh
thức các con chim khác không ngủ được, để
tránh bệnh bại liệt. Và, đó cũng là nguồn cơn của nhà thơ...
Con đường nào sẽ dẫn ta qua khỏi đêm nay,
hởi Ngăn? Anh bạn già đang đau nhức vì sợ va
đập nơi vực thẳm của những ngôn ngữ trái chiều,
những câu hỏi chưa được trả lời.
Trong kiếp Dạ Du, tôi thấy anh bị kẹt
lại trong đêm với nguồn cơn tra vấn
Đang có một câu chuyện dối trá muốn
dựng thành tượng đài và sợ hãi đang trở
lại để khóa trái tâm hồn
Đang có từng lớp bóng tối tô dày lên
quầng mắt, vẫn ngước nhìn và thầm hỏi, ai
đó đã lạc đường, khi sao trời vẫn giăng
đầy tấm lưới của ảo ảnh
để ngước nhìn lên
cho mỏi mòn hy vọng. Như người phu xe hy vọng
đẩy qua ngọn núi kia
là hái được.
Ôi những ngọn núi của đắng cay, thường
thở dài và trở về
trong bóng dáng thợ thuyền, lục lộ.
Nhưng những cơn mưa không nguôi làm
rối mù những ngã đường, dập tắt bóng dáng.
Đâu rồi Hầu, ngọn núi mới lù lù đó, anh
bạn vụng về không giấu được nỗi buồn
trong cách nhâm nhi ly demi café sữa.
cả chị Sáu gánh nợ ở bến xe, cô y tá khai
sinh dòng nước mát...
Đâu rồi cái ánh sáng rụt rè lúc nhìn
chúng ta trốn chạy, qua mái nhà tranh âm
thầm che giấu, qua cử chỉ dịu dàng ta được
cùng chia xẻ - xứ sở ta yêu thương đang bị
đầy lùi vào quá khứ đó sao!?
Tỉnh dậy đi, chim Dạ Du! Đừng để
cơn tuyệt vọng trốn vào giấc ngủ triền miên
và thơ ca của anh
hãy đánh thức chúng tôi lần nữa
trở về: trong ánh sáng và tự nhiên
như nước mắt.
(SH313/03-15)
FAN TUẤN ANH
VĨNH NGUYÊN
MAI VĂN HOAN
ĐÔNG HÀ
PHAN LỆ DUNG
PHAN ĐẠO
ĐỨC SƠN
Trần Hoàng Phố - Tuệ Lam
TRẦN VÀNG SAO
LÊ TẤN QUỲNH
TRẦN BÁ ĐẠI DƯƠNG
NGUYỄN KHẮC THẠCH
LÂM THỊ MỸ DẠ
PHẠM NGUYÊN TƯỜNG
ĐỨC SƠN
Nếu nhiếp ảnh là khoảnh khắc cái nhìn bên ngoài sự vật, thì thơ ca là khoảnh khắc cái nhìn bên trong. Tưởng đó là một bước thế nhưng đối với nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Bá Thịnh phải mất đến mấy mươi năm mới bước sang. Vào tuổi 60 anh mới in tác phẩm thơ đầu tiên “Vỡ bóng lia thia”. Nhân dịp này Sông Hương giới thiệu chùm thơ của anh; xem như đó là một nỗ lực hướng tới nghệ thuật thi ca của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Bá Thịnh.
Phạm Tấn Hầu giới thiệu
HỒNG NHU
Thiệp Đáng tên thật Nguyễn Hùng, sinh ngày 1-6-65 tại Huế. Làm thơ từ năm 78. Bài thơ đầu tiên của Đáng in trên SH số 2, trong Trang Thiếu Nhi. Anh còn quá nhiều thời gian trong cuộc hành trình thơ ca của mình.
NGÔ KHA
Trích
Cách đây chừng một tháng, nhà văn Nhất Lâm có trao cho tôi một tập thơ với khoảng 40 bài để gửi gắm tôi lựa chọn in tập thơ “cuối đời” (theo cách nói của ông). Chưa kịp thực hiện việc này thì ông đã qua đời trong một cơn đau tim. Như một nén nhang thương tiếc vọng về Người - Bạn - vong - niên - của - nhiều - thế - hệ, tôi xin rút trong tập này 03 bài thơ tứ tuyệt trong số những tác phẩm thơ cuối cùng của Nhất Lâm để giới thiệu cùng bạn đọc.
Hải Trung giới thiệu