Chiều Tam Giang

14:23 04/05/2009
VÕ NGỌC LANBuổi chiều, ngồi trên bến đò Quảng Lợi chờ đò qua phá Tam Giang, tôi nghe trong hư vô chiều bao lời ru của gió. Lâu lắm rồi, tôi mới lại được chờ đò. Khác chăng, trong cảm nhận tôi lại thấy bờ cát bên kia phá giờ như có vẻ gần hơn, rõ ràng hơn.

Từ Huế, cô bạn thân Hà My chở tôi về chợ Sịa. Nơi đây tôi loanh quanh một hồi như nhớ về một thời vang bóng của vùng đất “nhất Huế, nhì Sịa”. Vùng đất này cũng có nhiều đổi thay, đã mang dáng dấp một chút thị thành nào đó. Tôi nhớ chợ này có tiệm ảnh Nhất Phẩm, hồi ấy có chưng ảnh của mình thời đi học mặc áo dài đội nón bài thơ. Bây giờ về lại đây tôi chỉ muốn tìm tiệm ảnh đó, xin lại tấm hình... Nhưng tôi đã không tìm ra tiệm ảnh ấy nữa, mà cũng chẳng ai lưu một tấm hình đã gần nửa thế kỷ. Tôi viễn vông quá đi mất.

Hà My đưa tôi đến bến đò rồi từ giã tôi về lại Huế. Đò từ bên kia chưa sang nên tôi phải chờ. Ở bến đò này, người ta đã xây dựng đê kè khá đẹp, đặc biệt hàng quán cũng đã mọc lên khá nhiều để phục vụ khách chờ đò. Điều khá thú vị là khách đến đây để thưởng thức các món ăn đặc sản đầm phá khá đông, có lẽ họ là người chung quanh thị trấn. Hóa ra khu vực bến đò này đã trở thành dãy hàng ăn khá đặc sắc. Vì vậy trên cầu bến bày bán khá nhiều cá hanh, cá dìa hay cua, ghẹ... Tôi ngồi lẫn với những người chờ đò khác. Chiếc áo bà ba màu tím và chiếc túi nhỏ trên tay, tôi vẫn như ngày xưa, mười hay mấy mươi năm trước đã chờ đò qua bến này. Tiếc rằng màu thời gian đã kịp ghi dấu trên tôi, để nơi đây tôi như vừa lạ lại vừa quen. Không! Tôi là người quen đấy thôi. Khi cô bé bán hàng có hai má lúm đồng tiền tròn xoe kia chưa ra đời, tôi đã từng qua lại bến đò này. Tôi đang trở về sau một chuyến đi xa. Tôi không phiêu du vì biết mình đi đâu, về đâu và tôi đang trở về.

Chiều nay tôi qua phá để về vùng chợ Biện. Ngôi chợ nhỏ nằm bên bờ phá bên kia. Nghĩa là bến đò và con đò này chỉ chở người sang ngang. Ngày xưa đi đò dọc cũng chờ ở bến đò này nhưng bây giờ đò dọc chỉ ghé để trả khách. Khách đi đò chủ yếu là lên Huế, qua Cầu Hai hay từ Huế về Vĩnh Tu, chợ Biện. Nếu câu ca dao cho rằng “Phá Tam Giang ngày nay đã cạn” e rằng không đúng lắm. Vùng Tam Giang phía Bắc này có đập cửa Lai như một chiếc cầu băng qua Phá nhưng mùa mưa việc đi lại xem như ngừng hoàn toàn. Không hiểu với Phá Tam Giang mênh mông này có bao nhiêu con đập hay chiếc cầu bắc qua? Người dân Huế có Phá Tam Giang như bước đệm giữa đồng bằng và biển cả, mà sự thông thương giữa Phá với các đầm Thủy Tú, đầm Chuồn, đầm Cầu Hai đã tạo nên vùng đầm phá độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á. Tam Giang đâu chỉ đơn thuần là cái tên để gọi, nghĩa rất rõ ràng của Phá này là nơi hợp nhất của ba dòng sông đẹp: sông Ô Lâu, sông Hương, sông Bồ trước khi đổ ra biển cả.


Chiều, sóng Tam Giang gợn nhẹ. Mặt trời như lấp lóa thêm những quầng sáng vàng bạc trên từng đợt sóng kia. Rồi tôi cũng thấy mặt trời như cái mâm đỏ rực sau những cồn cát xa xa, con đò lướt sóng rất êm, có phải đò đầy nên bớt đi sự chao đảo của sóng? Tôi chợt nhận ra trên chiếc đò này sự im lặng khá tuyệt đối, tất cả đều nhìn bâng quơ ra phá. Hẳn không phải có người lần đầu qua Phá hay từ một nơi trở về nào đó để cảm nhận sự thân quen. Cũng không phải vì nhánh rong kia dập dờn hay con cá nhỏ lao mình lên đớp sóng. Họ cũng như tôi đều chung một nôn nao là được lên bờ, đặt chân đến vùng đất mình đang tìm đến. Lâu lắm rồi, tôi mới thực hiện được lời hứa về Thế Chí. Tôi không quên, không lần lữa nhưng cứ lỡ hẹn nhiều lần. Bởi tôi sợ tôi về rồi tôi sẽ đi. Sợ làm người lạ trong ngôi nhà mình đã quá thân quen. Ngôi nhà mà mấy chục năm sống ở phương xa, tôi cứ thấy như tay mình mát lạnh khi tay lên hàng gỗ  bóng nhẫy. Tôi đã không hối hận khi từ chối lời đề nghị của Hà My “Hà My chở Ngọc Lan theo quốc lộ 44, đọc theo dòng Ô Lâu về chợ Biện. Mau lắm!”.

Bởi tôi muốn tìm lại cảm giác sang ngang, muốn trở lại thành người năm cũ, muốn thời gian không hề ghi dấu sự chia ly. Gió trên Phá lồng lộng. Hình như mắt tôi thấy cay cay thì phải. Không phải những sợi tóc tình cờ quất vào mặt mà là khói mỏng manh, cay sè từ bếp cơm chiều của một chiếc đò trên Phá. Ô hay, thằng bé trên đò kia hồn nhiên quá đỗi! Sợi dây diều trên tay nó như căng ra, tưởng như chút xíu thôi sợi dây sẽ nhấc bổng nó lên để bay theo cánh diều. Bầu trời và con diều đều in xuống mặt nước trong vắt. Chỉ đến khi chiếc đò tôi đang đi rẽ sóng đi tới, tất cả đều biến mất. Sóng vỗ lăn tăn dưới mạn thuyền. Thằng bé vẫn hớn hở thả căng thêm sợi dây. Cánh diều làm vùng Tam Giang như xanh hơn, cao hơn. Một cảm giác như nhẹ nhàng vừa choáng ngợp trong tâm trí tôi. Cuộc sống thật bình yên. Giấc mơ của trẻ con thì bao giờ cũng đẹp. Tôi ước chi mình cũng tiếp nối được những giấc mơ của thời thơ ấu.

Mười phút trên con đò sang ngang. Tóc tôi như ẩm hơn vì hơi nước bốc lên mát rượi. Bên kia bến đò, nơi tôi vừa rời bến, đã lố nhố người chờ con đò cập bến quay mũi trở về. Bến bên này phá hay bên kia Phá, bên nào là nơi để chiếc đò trở về neo đậu? Còn tôi, tôi đang thật sự trở về.

V.N.L
(242/04-09)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ QUANG THÁI

    Thời hiện đại có cúng tế thì Xuân thu nhị kỳ, chọn một trong hai. Tại đền hoặc miếu Thành hoàng của làng xã mở hội tế vị thần hộ mệnh để cầu mong an cư lạc nghiệp. Hát Sử và Dã sử trong lễ hội long trọng không thể thiếu vắng.

  • PHAN THUẬN HÓA

    LGT: Đài Tưởng niệm Chiến sĩ Trận vong nằm ở trước Trường Quốc Học (thường được gọi là Bia Quốc Học) là một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc độc đáo của Huế; trong thời gian qua Trung tâm Công viên Cây xanh Huế đã đứng ra đầu tư tu bổ tôn tạo.

  • Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Đại Học Huế & 60 năm Khoa Văn Đại học Khoa học Huế

    PHAN THUẬN AN
    (Cựu sinh viên trường Đại học Văn Khoa, và khóa I Viện Hán Học Huế)

  • Rạng sáng ngày 22-3 (tức 25-2 âm lịch), Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2017 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm trong vòng gần một giờ đồng hồ theo các nghi lễ và vật phẩm được định rõ trong sách sử.

  • Mùa Xuân 1904
    Trần Quý Cáp bước vào tuổi 34 và đỗ đầu Tiến sĩ khoa Giáp Thìn tại Huế. Ông ở Huế chưa đầy nửa năm, rồi về Quảng cho kịp ngày khai hội Duy Tân.

  • Mối quan hệ hợp tác về trùng tu di sản văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản tại cố đô Huế đã được đặt nền móng từ đầu thập niên 1990 bằng dự án trùng tu công trình Ngọ Môn, một biểu tượng của Huế.

  • VÕ TRIỀU SƠN

    Voi đang ngày càng hiếm hoi, vậy mà ngày xưa, nó từng xuất hiện ở Huế hàng ngàn thớt voi trong kinh thành. Nhiều tư liệu xưa đã đề cập đến chuyện nuôi voi trên đất Cố đô xưa.

  • DƯƠNG VIỆT QUANG

    Sử cũ cho thấy rằng, triều Nguyễn đã rất chú trọng việc đầu tư thủy lợi, giao thông đường thủy. Một thống kê từ “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” cho biết, có đến gần 60 lần các vua Nguyễn ban hành chỉ dụ về việc đào sông, nạo vét kênh rạch… ở 15 tỉnh trong cả nước.

  • THƠM QUANG  

    Tết Nguyên Đán luôn là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tết Nguyên Đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Trong đó ngày cuối cùng của năm hay còn gọi là ngày 30 tết là một ngày đặc biệt.

  • LÊ VĂN LÂN

    Đô thị phát triển nhanh là điều đáng mừng, nhưng phát triển nhanh và kiểm soát được là điều hệ trọng. Và để kiểm soát được, đô thị phải được phát triển theo một kịch bản. Kịch bản đó chính là quy hoạch đô thị, chân dung tương lai của đô thị.

  • Nhìn lại một năm nhiều khó khăn

    Năm 2016 sự cố môi trường biển đã tác động tiêu cực, lâu dài đến tăng trưởng của nền kinh tế các tỉnh miền Trung, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • TRƯỜNG AN

    Giấc mơ đó, cũng chính là sự thể hiện quyết tâm với thái độ quyết liệt để phát triển du lịch Thừa Thiên Huế; nhiều chủ trương và giải pháp được coi là có tính đột phá mạnh mẽ và quyết liệt nhất từ trước đến nay vừa được đề xuất. Toàn tỉnh đang phấn đấu trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của cả nước và khu vực; một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa nổi tiếng thế giới.

  • HỒ VĨNH

    Vừa qua Tạp chí Sông Hương số 333 tháng 11 năm 2016 có đăng bài “Làng cổ Dương Hóa” của tác giả Trần Viết Điền. Sau khi đọc bài “Làng cổ Dương Hóa” tôi thấy cần phải trao đổi và đóng góp một số ý kiến hầu làm sáng tỏ hơn ở một số chi tiết mà tác giả Trần Viết Điền đã viết.

  • Ở phía tây nam Kinh thành Huế, thuộc bờ nam sông Hương, có một dãy núi uốn lượn như mình rồng mang tên Long Sơn. Vùng long mạch này từ cuối thế kỷ 17 đã phát tích dòng thiền Việt do tổ Liễu Quán khai sáng.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Những ngôi phủ đệ là di sản văn hóa - lịch sử, kiến trúc nghệ thuật sống động, độc đáo của đất Cố đô Huế, có từ triều Nguyễn với 13 đời vua (1802 - 1945), và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

  • LÊ VĂN LÂN

    Xây dựng Huế trở thành một đô thị đáng sống, một thành phố lịch sử cổ kính, văn minh, hiện đại là mong ước của người dân và cũng là mục tiêu mà thành phố vươn tới.

  • HỒ VĨNH

    Vừa qua Tạp chí Sông Hương Đặc biệt số 19 tháng 12/2015 đã đăng ba bài viết cung cấp một số tư liệu có liên quan đến Hội Quảng Tri ở Huế của các tác giả sau đây:

  • Tin vui cho công chúng yêu nghệ thuật và giới văn nghệ sĩ Huế, tại Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông báo cho cử tri biết về lộ trình thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

  • THÁI KIM LAN

    Nhân kỷ niệm 120 năm trường Quốc học Huế

  • Được sự cho phép của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, từ ngày 7/10/2016, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Viện Khảo cổ học mở hố thám sát thăm dò dấu vết lăng mộ vua Quang Trung tại gò Dương Xuân (Trường An, TP Huế) với diện tích 22 m2.