“Tứ thú” xưa gồm ăn trầu, uống trà, hút thuốc, uống rượu được các bậc cha ông chơi và đạt đến một trình độ đẳng cấp.
Ngôi nhà 114 đường Mai Thúc Loan chính thức trở thành Bảo tàng cổ vật tư nhân đầu tiên tại Huế.
Tại Festival làng nghề Huế 2013, một bảo tàng tư nhân đầu tiên đã được thành lập do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn thực hiện ở số nhà 114 đường Mai Thúc Loan. Nhân dịp này, hàng trăm hiện vật cổ giới thiệu hoa thủ công mỹ nghệ thời Nguyễn (1802-1945) đã được trình làng đến đông đảo công chúng, giới yêu đồ cổ và các nhà nghiên cứu văn hóa, đài báo...
Và chủ đề trưng bày cho bộ sưu tập này có tên là “tứ thú” thời xưa là: Ăn trầu, Uống trà, Hút thuốc, Uống rượu. Với trên 200 hiện vật gồm các loại khay - quả - hộp - bình vôi - dao - ống xoáy - ống nhổ; các loại ấm chén - kỷ - khay - tô - hủ - chóe - lò siêu; các loại điếu ống, điếu bát, điếu cày, tẩu, hộp; các loại bình, nai, nậm, be, chai, chén, ly, khay, mâm.
Các cổ vật được chế tạo từ gỗ khảm xà cừ, sành sứ ký kiểu, vàng bạc, ngọc ngà, gốm, đồng, tre, ngà voi... thuộc vào dạng quý hiếm được trưng bày tại đây. Khi mà thời đại công nghệ với những điện thoại di động, vi tính, internet, video, nhạc số... đã lấn hết mọi cảm xúc nguyên thủy. Việc quay trở về, nhìn ngắm những thứ cổ vật ngày xưa đã từng một thời làm say mê bao bậc tiền nhân, quả là điều cần thiết để dung hòa chất cổ xưa và hiện đại trong bản thân mỗi con người.
Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, việc cho ra mắt bộ sưu tập nhằm tạo điều kiện cho quần chúng, đặc biệt là người thợ thủ công mỹ nghệ hiện nay tận mắt nhìn thấy tiêu bản quý hiếm, đạt đến tuyệt kỹ công phu của tiền nhân. Từ đó, những mẫu mã, chi tiết có thể được thợ thủ công học hỏi theo để làm lại, nhằm phục chế những cổ vật đã mất.
Khay trà cổ lạ.
Ngôi nhà số 114 đường Mai Thúc Loan vốn là tư thất của cố nội ông Trần Đình Sơn - cụ Trần Đình Bá, Thượng thư Bộ Hình dưới đời cuối nhà Nguyễn. Qua quá trình lịch sử thay đổi, sau triều đại phong kiến nhà Nguyễn đã bị chính quyền nhà nước Việt Nam quản lý. Sau 25 năm giải trình, được sự ủng hộ của rất nhiều giới, cuối năm 2012 đã được lãnh đạo tỉnh TT-Huế và TP Huế có quyết định tạo điều kiện thuận lợi nhất để ông Sơn đầu tư, tái tạo lại căn nhà cổ.
Trong vòng 4 tháng, từ 1 ngôi nhà đổ nát, ông Sơn đã bỏ ra số tiền 4 tỷ đồng phục dựng đã trở thành 1 ngôi nhà rường cổ tại đường Mai Thúc Loan như xưa kia mà cụ cố của ông Sơn đã từng ở. Với cấu trúc nhà rường Huế xưa pha trộn kiến trúc Pháp, trong trưng bày cổ vật thuộc dạng quý hiếm và có giá trị, Bảo tàng cổ vật tư nhân Trần Đình Sơn sẽ là một điểm đến rất thú vị.
1 bộ đồ hút thuốc phiện.
1 chén tống (chén to) và 4 chén quân (chén nhỏ).
1 khay trà bằng ngọc có viền mạ vàng.
1 khay trà bằng sứ tinh xảo.
2 ống vôi bằng sứ ký kiểu đẹp.
Ống vôi để đựng vôi ăn trầu có đúc nổi hình con rồng.
Tẩu thuốc bằng ngà voi để hút thuốc lá.
Bình rượu bằng đồng...
... và sứ.
Bình rượu hình con vịt.
Ấm trà với hoa văn hoa lá.
Bộ thuốc lào.
Ống thuốc lào hình ống.
Nhiều khay đựng "tứ thú" có chạm xà cừ khắc họa sự tích xưa rất lôi cuốn.
1 cái tráp đựng thuốc lào (hoặc trà) có khắc nổi hình rồng phụng vờn nhau trên trời. Khay được làm bằng chất liệu bạc.
1 ống nhổ để các "dân chơi" thời xưa sau khi hút thuốc lào hay thuốc lá, trà, ăn trầu cau nhổ nước bọt vào.
Theo Đại Dương (Dân trí)
Nhằm chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), 130 năm Ngày Bác Hồ đến sống và học tập tại Huế (1895-2025), sáng 19/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thành uỷ - HĐND – UBND – UBMTTQ Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và dự trưng bày triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
Tối 17/5, tại di tích quốc gia đặc biệt Đình làng Dương Nỗ, phường Dương Nỗ, quận Thuận Hóa, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Ngày hội làng Dương Nỗ, với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình Tháng Năm”. Chương trình chào mừng 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Sáng ngày 17/5, tại Thành phố Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thành phố Huế tổ chức Hội thảo “Kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân văn hóa, người khai lập nghề ảnh Việt Nam – Đặng Huy Trứ (16/5/1825 – 16/5/2025)”.
Huế - là nơi mang nhiều dấu ấn về văn hóa, lịch sử, nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh. Huế cũng là nơi bắc những nhịp cầu kết nối và lưu giữ các giá trị vật chất và tinh thần hiện hữu, với 8 di sản được UNESCO vinh danh. Để chào mừng 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 -19/5/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh về Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế qua nghệ thuật ký họa vào chiều ngày 16/5/2025.
Sáng ngày 15/5, Bưu điện thành phố Huế tổ chức khai trương điểm hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính và công bố danh mục các điểm đại lý dịch vụ công trên địa bàn thành phố.
Sáng 12/5 (Rằm tháng 4 Âm lịch), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Huế trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 tại Tổ đình Từ Đàm.
Trong khuôn khổ chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Ý, Thụy Sĩ và Pháp từ ngày 4 đến 14/5/2025, đoàn công tác của UBND TP Huế do đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Huế dẫn đầu, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, các nghệ nhân, nghệ sĩ đã tham gia Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Milan – Ý.
Đó là một trong số những thông tin đáng chú ý được chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ tháng 4 năm 2025, do UBND thành phố tổ chức. So với cùng kỳ năm ngoái, kinh tế Huế có tốc độ tăng trưởng vượt bậc về nhiều lĩnh vực công nghiệp, xuất khẩu và nhất là du lịch.
Ủy ban nhân dân Thành phố Huế vừa thông báo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Phương tại cuộc họp nghe báo cáo thực trạng và giải pháp chấn chỉnh, lập lại trật tự đô thị, môi trường du lịch trên địa bàn thành phố Huế ngày 16/4/2025.
Chiều ngày 5/5, tại Tạp Chí Sông Huơng đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm Mỹ thuật với chủ đề Hội ngộ tháng 5. Chương trình do Tạp chí Sông Hương phối hợp với nhóm họa sỹ Huế - Hà Nội tổ chức.
Ngày 30/4, dự án tuyến đường bộ ven biển qua thành phố Huế và cầu qua cửa Thuận An đã chính thức hợp long phần cầu Thuận An – công trình giao thông trọng điểm có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển hạ tầng và du lịch của thành phố Huế.
Sáng ngày 29/4, tại Nhà hát Sông Hương – Thành phố Huế đã diễn ra Lễ Khai mạc hội nghị Quốc tế các Thị trưởng nói tiếng Pháp lần thứ 45.
Tối 28/4 tại rạp Đông Ba (187 Trần Hưng Đạo, quận Phú Xuân), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố Huế tổ chức Đợt phim kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bảo tồn di sản và thúc đẩy du lịch bền vững sẽ là những vấn đề trọng tâm được bàn luận tại Hội nghị Quốc tế các Thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF) lần thứ 45 diễn ra tại thành phố Huế từ ngày 27 -30/04/2025
Sáng 26/4, tại Phủ Nội vụ (Đại nội Huế) Ban tổ chức Festival Huế tổ chức chương trình khai mạc “Triển lãm cây kiểng, hoa phong lan, đá cảnh ba miền và các hoạt động trình diễn, trải nghiệm sản phẩm làng nghề Huế”.
Chiều 25/4, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận Thuận Hóa phối hợp cùng Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thành phố Huế tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Huế - Thành phố bừng sức sống”.
Sáng ngày 25/4, HĐND thành phố Huế đã tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 23, khóa 8 nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết sẽ mở cửa miễn phí tham quan Đại Nội về đêm từ 18 giờ đến 21 giờ 30 phút, liên tục trong 6 đêm từ ngày 26/4-1/5.