Nhà văn Irving Stone - Ảnh: philipross.com
Chàng thủy thủ trên lưng ngựa Ngày 16 tháng Giêng năm 1899, một bức thư mời Jack London đến làm việc tại Sở Bưu điện. Công việc sẽ ổn định cho cả đời chàng. Chàng sẽ sống sung túc, sẽ có được bộ cánh mới chứ không phải bộ quần áo cũ mua lại; thật là một cuộc sống an nhàn hiếm có mà chàng thanh niên 23 tuổi ấy chưa bao giờ dám mơ tưởng. Chàng có thể mua sách báo mà chàng đang khao khát muốn đọc. Chàng sẽ có thể chăm sóc mẹ già và nếu Mabel đồng ý thì hai người có thể làm lễ thành hôn ngay được. Jack và mẹ chàng đã nhìn thẳng vào vấn đề. Nếu chàng cứ tiếp tục sáng tác thì cả hai mẹ con sẽ phải chịu thêm nhiều năm gian khổ nữa. Nhưng nếu chàng làm nhân viên bưu điện thì thử hỏi cuộc sống sung túc, áo nọ quần kia, cùng những sách báo ấy phỏng có ích gì? Chàng sinh ra đời không phải chỉ để ăn, để mặc, để đọc cho vui. Chàng có mặt trên thế gian này là để sáng tác, để đóng góp những câu chuyện tuyệt vời vào kho tàng văn học. Chàng có thể chịu đựng được những nỗi thiếu thốn của người nghệ sĩ, vì chàng sẽ được hưởng thú say sưa trong công việc sáng tác của mình, thú say sưa này sẽ làm cho tất cả những thú vui khác có thể có được như ăn mặc, hoặc của cải vật chất trở nên nhàm chán, tầm thường, và vô vị. Và mẹ chàng đã khẳng định với chàng rằng chàng phải tiếp tục viết, rằng lúc nào trong tim chàng cũng phải tâm tâm niệm niệm là mình phải thành công, và rằng bà sẽ luôn luôn có mặt ở bên cạnh để cổ vũ cho chàng, cho dù phải tốn thêm bao nhiêu thời gian đi nữa. Như vậy, giờ đây vấn đề đã được quyết định dứt khoát rồi! Jack lao vào công việc với tất cả nhiệt tình hừng hực của bản chất cương quyết của chàng. Để có thể trở thành một nhà văn, chàng cần phải có hai điều: tri thức và khả năng sáng tác. Jack biết nếu suy nghĩ trong sáng thì chàng sẽ viết được rõ ràng, vì nếu chàng học không ra gì, nếu những ý tưởng của chàng lộn xộn, lung tung thì chàng làm thế nào có được cách diễn đạt trong sáng chứ? Và rằng nếu những ý tưởng của chàng có giá trị thì sáng tác của chàng cũng sẽ có giá trị. Jack biết rằng chàng phải đi sâu vào nhịp sống, rằng toàn bộ kiến thức sống của chàng sẽ là triết lý sống để chàng căn cứ vào đó mà cân đong và đo đếm, đánh giá và lý giải thế giới. Jack cảm thấy rằng chàng phải tự mình nghiên cứu lịch sử, sinh học, quá trình tiến hóa, kinh tế học và hàng trăm ngành học vấn khác vì chúng sẽ mở rộng tầm mắt của chàng, đẩy lui những giới hạn của lĩnh vực mà chàng sẽ viết. Chúng sẽ tạo cho chàng một triết lý sống không giống triết lý của bất cứ một ai và buộc chàng phải có tư duy độc đáo, khiến chàng có được những điều mới mẻ, đầy sinh khí cho những ai đã nghe chán chuyện đời rồi. Jack không hề có ý định viết những chuyện vụn vặt, tạo ra những viên thuốc bọc đường cho những con người đầu óc đã mụ mẫm, u mê. Thế là Jack London tấn công thẳng vào sách báo, bao vây thành trì của trí tuệ. Jack không phải là chàng thư sinh học gạo nhằm mục đích thi cho đậu. Jack cũng không phải là một khách qua đường lơ đãng hơ tay sưởi ấm trước lò sưởi tri thức. Jack là một con người theo đuổi một cách đam mê. Đối với Jack, mỗi một sự việc biết được, mỗi một lý thuyết mới tiếp thu được, mỗi một quan niệm cũ đem thử thách và một quan niệm mới thâu lượm được, tất cả đều là một chiến thắng của cá nhân, một lý do để phấn khởi, vui mừng. Chàng thắc mắc, chàng tập hợp sưu tầm, chàng bác bỏ, đưa tất cả những gì chàng đọc được ra phân tích, kiểm tra. Chàng không mù quáng hoặc run sợ trước danh tiếng. Những tâm hồn vĩ đại không hề gây cho chàng một ấn tượng gì trừ phi họ có thể cung cấp cho chàng một tư tưởng vĩ đại. Những ý tưởng thông thường, có tính chất rập khuôn công thức, có ý nghĩa rất ít đối với con người này, một người đã từng phá vỡ mọi qui ước chàng gặp. Chàng là người chân thật, can đảm, có tư duy thẳng thắn và ấp ủ một tình yêu nồng nàn đối với chân lý - đó là bốn điều không thể thiếu được đối với một nhà nghiên cứu. Tuy được học ít, Jack London cảm thấy rằng mình là một chàng sinh viên tự nhiên. Giáo dục đối với chàng dường như một phòng hải đồ trên tàu biển. Chàng không hề run sợ trước những cuốn sách chưa hề đọc, chàng biết mình không thể lạc lối một cách dễ dàng và chàng cũng đã dành đủ thời gian làm việc trong phòng đó vì chàng biết quá rõ chàng cần phải khám phá ra những bến bờ đại dương nào. Khi chàng kiếm được một cuốn sách, chàng không hề dùng một dụng cụ tinh vi nào để nạy khoá mở nó ra rồi nhót lấy những gì đựng bên trong. Khi Jack sắp đọc một cuốn sách mới mà chàng kiếm được trên bước đường lãng du của mình thì cũng giống như một con thú dữ say mồi, một con sói háu đói vồ mồi: Chàng cắn ngập cổ con mồi sách, nhay nhay nó một cách dữ dội cho đến khi con mồi chịu khuất phục, rồi hút cạn máu nó, ngốn ngấu thịt da nó, nhai xương cốt nó rau ráu, cho đến khi mỗi đường gân thớ thịt của con mồi sách ấy biến thành một phần máu thịt của chàng, tạo nên sinh lực cho chàng. Jack ghi chép cẩn thận tất cả mọi điều chàng đọc được và đã thực hiện một hệ thống phiếu ghi để khi nào cần là chàng có ngay tư liệu cho mình. Jack đã từng ngồi hàng giờ liền ở phòng đọc thư viện nghiên cứu sách báo đương thời một cách có phê phán. Đối với Jack, một trong những thứ vĩ đại nhất trên đời là từ ngữ, những từ đầy nhạc tính, những từ đẹp đẽ, những từ khoẻ, sắc và sâu. Jack đọc những tập sách dày cộp, uyên thâm, luôn luôn với cuốn từ điển trong tay. Jack ghi lại các từ ngữ mới lên những tờ giấy rồi găm chúng ở khe gương trong phòng làm việc nơi chàng có thể ghi nhớ chúng khi cạo mặt, lúc mặc áo quần. Jack treo danh sách các từ ngữ lên dây phơi bằng những kẹp quần áo, để mỗi khi ngẩng nhìn lên, chàng có thể nhận thấy ngay các từ mới cùng với các nghĩa của chúng. Jack nhét các bảng từ ở trong túi, đọc lại chúng trên đường đi đến thư viện, lẩm nhẩm lại chúng khi ngồi vào bàn ăn, hoặc lúc dọn giường đi ngủ. Rồi mỗi khi trong một truyện ngắn chàng cần một từ chính xác nào đó và từ hàng trăm những bảng từ ấy bật ra được một từ có sắc thái với ý nghĩa đúng như chàng mong muốn, thì Jack cảm thấy rộn ràng, sung sướng đến run bắn người lên. Thời gian, ôi thời gian! Thời gian chính là lời than vãn bất tận của chàng, thời gian để học, để làm chủ kỹ năng. Nó vượt lên trên cả cảnh túng tiền mua thức ăn hoặc tiền nhà đang thúc sau lưng chàng. Ngày không đủ số giờ Jack cần để làm tất cả mọi việc mà chàng mong muốn. Nếu chàng phải dứt mình khỏi công việc sáng tác để nghiên cứu, nếu chàng phải dứt mình khỏi công việc nghiên cứu nghiêm túc để đi đến thư viện đọc sách báo, nếu chàng phải rời phòng đọc thư viện để đến thăm Mabel là lúc duy nhất trong ngày Jack cho phép mình được nghỉ ngơi giải trí, thì than ôi, chàng đã phải nuối tiếc, ân hận biết bao nhiêu! Điều khó nhất trên đời đối với Jack là phải gạt sang một bên những cuốn sách đang đọc dở, cây bút chì đang ghi chép, để rồi nhắm nghiền đôi mắt đang đọc hăm hở ấy để ngủ! Do nhiệt tình vĩ đại của mình, Jack chỉ cho phép mình được ngủ năm giờ một đêm mà thôi. Chàng ghét cay ghét đắng cái ý nghĩ phải tạm ngưng “việc sống”, dù chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy thôi; và niềm an ủi duy nhất đối với chàng là chiếc đồng hồ báo thức đã được đặt báo trước năm tiếng đồng hồ và rồi khi tiếng chuông leng keng lay gọi chàng tỉnh giấc mơ màng, lúc đó chàng sẽ lại có được trước mắt mình cả mười chín tiếng đồng hồ mê ly nữa để làm việc. Jack London, ôi một tâm hồn say mê, một trái tim rực cháy! ĐIỀN THANH (sưu tầm và giới thiệu theo bài trích nguyên bản tiếng Anh trong cuốn “Sailor on Horseback” của Irving Stone) (260/10-10) |
Nhự Chí Quyên là nhà văn ngoại sáu mươi, từng có tác phẩm những năm 1950. Truyện ngắn Thỏa nguyện (Như nguyện) của ông ca ngợi tấm lòng thương con của một bà mẹ công nhân, được coi là đặc sắc thời ấy.
Stephen King (1947, Maine, Mỹ), nhà văn được xem là có công phục hồi thể loại truyện kinh dị trong thế kỷ 20.
Đônchô Sônchép - nhà văn Bungari (sinh năm 1933). Tốt nghiệp khoa địa chất trường ĐHTH Xôphia. Làm nghề địa chất hơn 10 năm.
A. J. MCKENNA (Anh)
Đó là sinh nhật của Jim Brennan. Ông thức giấc vào buổi sáng tháng Tám ẩm ướt này, giật mình bởi tiếng chim hót vang khắp khu vườn. Đầu óc rối bời, ông cứ nằm mãi, gắn ánh mắt vô hồn vào mảng giấy hoa dán tường đã bạc phếch, đối diện chiếc giường bừa bộn của ông, nơi mặt trời sưng sỉa hắt ánh hồng lên.
LGT: Tiểu thuyết Đừng khóc (Sans pleurer) của nữ văn sĩ Pháp Lydie Salvayre vừa vinh dự được nhận giải thưởng Goncourt năm 2014, giải thưởng văn chương cao quí nhất nước Pháp nói về cuộc nội chiến đẫm máu Tây Ban Nha (1936 - 1939) thế kỷ trước với những hệ lụy nặng nề của nó.
LTS: Ivan Ptôrôvich Samiakin, tác giả những tiểu thuyết nổi tiếng "Giây phút tốt lành", "Dòng chảy xiết", "Những trái tim trên lòng bàn tay", "Mùa đông đầy tuyết", "Tôi mang theo nỗi đau của em", "Pêtirôgôrút - Bêrextơ" cùng nhiều truyện ngắn, kịch, kịch bản phim.
Edwidge Danticat ra đời tại thành phố Port-au-Prince, Haiti năm 1969. Đậu Cử nhân Văn Học Pháp tại Barnard College, và Thạc sĩ Nghệ Thuật tại Brown University, cô hiện đang giảng dạy tại New York University (NYU).
LTS: John Steinbeck ra đời vào ngày 27 tháng 2 năm 1902 tại Salinas thuộc tiểu bang California. Các tác phẩm của văn hào John Steinbeck miêu tả cuộc sống của tầng lớp dân nghèo, phản ánh bất công trong xã hội, với nhiều dấu hỏi trước cảnh sống, với lối viết hấp dẫn.
VLADIMIR NABOKOV
Vài năm trước, bác sĩ Fricke có đưa Lloyd và tôi một câu hỏi mà giờ đây tôi sẽ thử trả lời.
ANAR (Azerbaijan)
Hôm qua số điện thoại của em đã chết. Không phải chỉ con người mới chết. Những con số điện thoại cũng có chết đấy.
KENELKES (Anh)
Khi David bước ra cửa, cậu hơi bị hoa mắt bởi ánh sáng mặt trời trắng lóa, và theo bản năng cậu chới với chụp lấy tay cha.
L.T.S. Sylvain Bemba sinh năm 1936 tại Congo, ông từng giữ chức Tổng biên tập của Thông tấn xã Congo Brazaville trong nhiều năm.
Truyện ngắn Phòng tối dưới đây được chiếm giải nhất trong cuộc thi truyện ngắn Châu Phi năm 1964, do tạp chí Preuves tổ chức và được in lại trong tuyển tập Văn học châu Phi, ấn hành 1968 tại Bỉ.
LTS: Tàn Tuyết tên thật là Đặng Tiểu Hoa, sinh năm 1953, tác gia tiêu biểu của phái tiên phong, là một hiện tượng độc đáo trên văn đàn Trung Quốc đương đại. Được phương Tây đánh giá là nhà văn Trung Quốc cách tân nhất hiện nay, tác phẩm được đưa vào giáo trình của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới như đại học Harvard, đại học Tokyo… nhưng bản thân Tàn Tuyết chưa từng học lên trung học.
LTS: Yasunari Kawabata (1899-1972), là nhà văn Nhật lỗi lạc nhất của thế kỷ XX, giải Nobel năm 1968. Tác giả của nhiều thiên kiệt tác đậm đà chất phương Đông mà cả thế giới đều ngưỡng mộ: Ngàn cánh hạc, Vũ nữ Izu, Xứ tuyết, Tiếng núi rền, Cố đô…
Dino Buzzati sinh năm 1906 tại Belluno, mất năm 1972 ở Milano (Italia). Trước khi viết văn, ông là họa sĩ, nhạc sĩ và nhà báo, từng là phóng viên chiến trường và phụ trách mục phê bình nghệ thuật cho Corriere della Sera, một nhật báo quan trọng nhất nước Ý.
TÔN THẮNG LỢI (Trung Hoa)
Nền xi măng phòng làm việc đang còn những vệt ẩm của chiếc giẻ cọ sàn. Như thường lệ mọi buổi sáng, tôi tự dọn dẹp lấy phòng làm việc. Một lối sống giản dị, có phần khắc khổ. Mà không cần phải phô trương, cuộc cách mạng văn hóa đã kết thúc.
RAPHAEN XÔLE (Cu Ba)
Khi con người mở mắt ra (nỗi sợ hãi đã buộc chúng khép lại), thì việc đầu tiên mà anh ta trông thấy là cái hố có đường kính hai mét và một vòng tròn nhỏ màu xanh nằm cao chừng mười mét ở phía trên.
ALICE MUNRO
LGT: Alice Munro sinh ngày 10 tháng bảy năm 1931 ở Wingham, Ontario, Canada, với tên khai sinh là Alice Ann Laidlaw. Cha của bà là chủ nông trại, mẹ là cô giáo.
LGT: Romain Gary tên thật là Romain Kacew, sinh năm 1914 tại Moskva và được nuôi dưỡng bởi một người mẹ đã đặt rất nhiều kỳ vọng nơi con trai mình. Năm 14 tuổi, ông theo mẹ đến Pháp và định cư tại Nice.
IURI BONDAREP
Lần đầu tiên, chúng tôi nhìn thấy cô ta ở cạnh bàn bóng bàn ở sân hành lang nhà an dưỡng. Cô mặc chiếc áo len dài tay màu xanh, chiếc váy thật thẳng nếp, mái tóc màu sáng được cắt ngắn, và cứ mỗi lần vụt rơkét cô lại hất mạnh những sợi tóc vương khỏi trán. Những lúc như vậy, đôi mắt nâu đen của cô lại mỉm cười.