Chân dung Nguyễn Huệ - Quang Trung qua một số thư tịch cổ

09:48 11/11/2011
NGUYỄN ĐẮC XUÂN Triều Nguyễn đã phạm một sai lầm với ngành sử học là đã tiêu hủy toàn bộ những sách vở, di tích, tư liệu có liên quan đến phong trào Tây Sơn, đặc biệt với người anh hùng dân tộc vĩ đại Nguyễn Huệ - Quang Trung.

Vua Quang Trung qua nét vẽ của họa sĩ Triều Thanh năm 1790 - Ảnh: wikipedia.org

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Vì thế mà gần một thế kỷ qua, nhiều tổ chức khoa học, nhiều nhà nghiên cứu đã hết sức chật vật mới sưu tập lại được một ít tư liệu có liên quan đến thời đại hiển hách này.

Các bộ sưu tập có rất ít tư liệu chính thống (tức là của chính những người của phong trào Tây Sơn viết ra) ngoài những thư từ của Nguyễn Huệ Quang Trung viết cho La Sơn Phu tử, những bài hịch mang tên nhà vua, những văn thơ của Ngô Thời Nhậm, của Phan Huy Ích, của công chúa Ngọc Hân... còn lại toàn là của những phía đối nghịch với phong trào Tây Sơn. Ví dụ của các sử thần Lê Trịnh (như Hoàng Lê Nhất Thống Chí). Của các sử thần nhà Nguyễn (Tây sơn thuật lược, đại nam chính biên liệt truyện, Đại nam Thực lục tiền biên...), của triều đình Mãn Thanh, của các giáo sĩ Tây dương...

Vì lòng đối địch hận thù, các nguồn tư liệu này (ngoài phần chính thống) đã xuyên tạc, bóp méo sự thực làm cho chúng ta khó lòng phục hồi đúng lại được sự nghiệp "giúp dân dựng nước" và chân dung của những người anh hùng trong phong trào Tây Sơn - mà người nổi bật nhất là Nguyễn Huệ - Quang Trung. Tuy nhiên, không ai có thể lấy bàn tay mà che được ánh sáng mặt trời. Trong mớ tư liệu xuyên tạc, bóp méo có ý đồ ấy vẫn để lộ ra "lòng khâm phục", "sự sợ hãi" trước sức mạnh của chính nghĩa.

Một sử gia đầu triều Nguyễn không có cảm tình với Nguyễn Huệ viết cuốn Tây Sơn thuật lược đã phác họa chân dung của Nguyễn Huệ như sau:

"Tóc của Nguyễn Huệ quăn, mặt có mụn, một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu, lúc lâm trận chế thắng, uy anh hùng lẫm liệt cho nên mới bình định được phương Bắc và dẹp yên được phương Nam, hướng đến đâu thì không ai hơn được...
(Tây Sơn thuật lược, tr.17)

Chính sử của triều Nguyễn cũng xác nhận gần đúng như thế:

"Nguyễn Văn Huệ là em Nhạc, tiếng nói như tiếng chuông to. Mắt lập lòe như ánh điện, là người giảo hoạt, đánh trận rất giỏi: người người đều sợ Huệ".
(Liệt truyện, tr.17b)

Điện sáng từ mắt vua Quang Trung có vẻ huyền hoặc quá, chưa thấy ai đã từng có, và cũng chưa nghe ai giải thích vì sao. Phải chăng vì uy danh binh nghiệp của Nguyễn Huệ mà làm cho mọi người có cảm tưởng như thế chăng? Và chính vì thế mà đã có nhiều công trình nghiên cứu về "thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ". Nguyễn Huệ không những có tài quân sự mà còn có tài "tiên tri". Liệt truyện đã từng chép lời Nguyễn Huệ nói về một bề tôi của ông:

"Vũ Văn Nhậm, ta vốn biết hắn ắt làm phản, thì quả nhiên".
(Liệt truyện tờ 28b)

Bằng một trí tuệ thiên bẩm, Nguyễn Huệ không những tính toán được "phương lược" để thắng giặc mà tính luôn cả việc phải làm sau khi chiến thắng và sắp đặt cả người làm việc ấy. Trước khi đánh quân Thanh, Nguyễn Huệ đã nói với Ngô Thì Nhậm rằng:

"Nay ta tự coi đốc tướng sĩ, phương lược tiến đánh đã tính sẵn rồi. Chẳng quá 10 ngày có thể đuổi được giặc Thanh. Nhưng nghĩ nó là nước lớn, gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận ắt lấy làm thẹn mà cố báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, thật không phải phúc cho dân, lòng ta không nỡ làm vậy. Tới lúc đó, chỉ có một cách nói thật khéo thì mới ngăn được cái ngòi chiến tranh, việc ấy phi Ngô Thì Nhậm không ai làm nổi. Đợi 10 năm nữa, ta đủ thì giờ gây nuôi, nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì nó".
(Hoàng Lê Nhất Thống chí, tr.256)

Lời của Nguyễn Huệ luôn có cơ sở thực tế. Chính một người Việt cùng thời với Nguyễn Huệ như một cung nữ cũ của vua Lê, khi nghe Lê Chiêu Thống đã đưa Tôn Sĩ Nghị về Thăng Long, đã từ Trường An (Sơn Nam) ra nói với Thái hậu:

"Cứ xem những lời trong bài hịch thì thấy Ngài (Tôn Sĩ Nghị) buộc cho ta nhiều lắm. Mà ngài thì cứ lượn lờ trên sông, chỉ dùng thanh thế dọa nạt, không biết Nguyễn Huệ là bậc anh hùng lão thư và giỏi cầm quân. Coi ông ra Bắc vào Nam thật là thần xuất quỉ nhập không ai có thể dò biết. Y bắt Nguyễn Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Vũ Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào còn dám trông thẳng vào mặt. Nghe lệnh của ông, ai cũng mất hồn cả vía, sợ hơn sấm sét. E rằng bất nhật y sẽ lại ra, quân Tôn Tổng đốc còn có cái lo bên trong, địch sao cho nổi".
(Hoàng Lê Nhất Thống chí. tr.252)

Đúng như thế, lúc đánh giặc Nguyễn Huệ hết sức dũng cảm. Mặc dù chống Nguyễn Huệ đến cùng, các sử thần triều Nguyễn cũng phải nhận:

"Khi chỉ huy trận đánh quân Thanh, Nguyễn Huệ cỡi voi đốc xuất quân sĩ xông pha vào lửa đạn đến nỗi khi tiến vào thành Thăng Long, chiến hào của vua Quang Trung biến thành màu đen xám vì thuốc súng"
(Theo Liệt truyện, tờ 34b)

Nguyễn Huệ là một dũng tướng mà lại rất nhân hậu.

Khi bọn Nguyễn Trang đến nộp đầu Trịnh Khải, Nguyễn Huệ đã nói:

- "Đáng tiếc cho một hảo nam tử" lúc đầu, nếu sớm đầu hàng thì hắn không mất phú quí, sao lại khổ tử hủy mạng". (Hoàng Lê Nhất Thống Chí, tr. 87)

Cảm động nhất là đối với Phan Huy Ích. Hãy nghe Phan tự thuật:

"Vừa qua, tôi vì có em mắc tội, lòng nơm nớp lo sợ khi ở Bắc thành dâng biểu trần tình tạ tội, nhận được chiếu truyền: "Tính người ta thiện ác khác nhau, cha còn chả được lòng với con, huống chi anh đối với em, việc đã không dính líu đến, thì còn có buồn nghĩ gì", và cho vào Kinh triều kiến. Khi vào chầu lại được tới trước mặt căn dặn ân cần, bây giờ tôi mới dám cởi mở tâu bày. Ở triều về kinh ghi bài này:

"Gia đình sao sinh nhiều việc?
Tình cảnh muốn yên không xong.
Phận làm tôi đã có dấu vết
Đấng sáng suốt lại ban chiếu thư.
Khi tới lui càng sợ hãi,
Lời an ủi lại ôn tồn.
Cảm kích, tấc thành xin giải hết
Trong mơ, vẫn vẳng nhạc quân thiều"
(Thơ văn Phan Huy Ích, t. 2, tr.68)

Ngoài tinh thần mưu trí, dũng cảm, nhân hậu, Nguyễn Huệ còn là một lãnh tụ liêm khiết. Cái đạo đức của chủ tướng đã ảnh hưởng lớn đến quân sĩ. Các cố đạo tây phương có mặt ở Việt Nam lúc ấy rất căm thù quân Tây Sơn, thế mà họ cũng thấy được rằng:

…"Những người Nam Hà nầy (quân Nguyễn Huệ) đã áp dụng sự xử án khắc nghiệt - mới thấy tố cáo chẳng cần đợi xét xử lôi thôi, họ đã đem chém đầu những bọn trộm cướp. Người ta rất lấy làm thích sự xử phạt như vậy và sự liêm khiết của quân Tây Sơn. Vì họ không cướp bóc ai mà chỉ biết chặt đầu (những tên tội phạm) mà thôi".
(Thư ngày 11-7-1786 của giáo sĩ Le Roy viết cho Blandin ở Paris, trích lại trong Sử Địa số 13, tr.212)

Các giáo sĩ Tây dương rất kính phục tài dùng binh và tính liêm khiết của Nguyễn Huệ đã đành) họ còn phải công nhận:

Nguyễn Huệ là một người rất tình cảm. Khi bà vợ cũ của ông đau nặng, ông đã không ngại bọn thầy thuốc Tây dương mà đã cho mời một người vào chữa. Người đó tên là Ri-ra (Girard). Khi người thầy thuốc nầy vào thì bà đã mất. Ri-ra đã chứng kiến nỗi đau khổ của Nguyễn Huệ "đến cùng cực về việc ông Ri-ra không được mời đến kịp thời". Nhiều tài liệu khác còn cho biết Nguyễn Huệ đau đớn la hét như muốn nổi cơn điên.
(Archives des Missions Etrangères, Coch, Vol. 746, p. 361, trích lại của Sử Địa số 13, tr. 212)

Những đặc điểm của Nguyễn Huệ - Quang Trung nêu trên thật độc đáo, nhưng người đời cũng có thể hiểu được. Người ta sẽ vô cùng kính phục đến mức khó hiểu khi đọc những lá thư của Nguyễn Huệ gửi cho Nguyễn Thiếp để cầu hiền. Nếu không một lòng vì dân vì nước thì không bao giờ Nguyễn Huệ viết được những dòng về mình như sau:

"... Quả đức sinh ở chỗ hẻo lánh, học ở sử nghe trông. Gặp thời thế nầy bất đắc dĩ phải khởi binh. Những người giúp việc trong nhất thời đều là kẻ chiến đấu mạnh bạo. Trong lúc dùng quân, không thể không xâm chiếm tàn phá. Đạo trị dân đại để có nhiều điều cứng cỏi và phiền nhiễu...

…Ấy là tội quả đức chưa biết cầu hiền để giúp đỡ".
(Thư ngày 13-9 (1787) của Nguyễn Huệ gửi cho Nguyễn Thiếp, trích lại trong La Sơn Phu Tử của HXH, tr. 106).

Nguyễn Huệ có chính sách cầu hiền và quyết tâm "cầu" cho được. Xem đó như một yếu tố "quyết định" cho sự thành công của ông. Sở dĩ Nguyễn Huệ thu được lắm nhân tài như Trần Văn Kỷ, Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích... vì ông thành tâm và đặt nhân tài đúng chỗ. Cũng chính vì lẽ đó mà ông già Nguyễn Thiếp khó tính "năm lần bảy lượt" từ chối mọi lời mời cũng phải xuống núi giúp "vua dựng nước". Tác giả La Sơn Phu Tử cho biết:

Ngày 14 tháng 8 năm 1791, Nguyễn Văn Thiếp vào Phú Xuân hợp tác với vua Quang Trung. Cụ làm một bài tấu bàn về 3 việc mà bậc đế vương nên biết: "Một là bàn về quân đức"... Nguyễn Thiếp khẳng định "Từ xưa thánh hiền chưa có ai không bởi sự học mà có đức".

"Hai là bàn về nhân tâm. Dân là gốc nước, gốc vững nước mới yên".

"Ba là luận học-pháp…" Học cho rộng rồi ước lược cho gọn, theo điều học biết mà làm. Họa may nhân tài mới có thể thành tựu; nhà nước nhờ đó mà vững yên".
(HXH, sđd tr. 144. 145. 146)

Một trong những người được Nguyễn Huệ mời giảng sách là Ngô Thời Nhậm. Vị tiến sĩ lỗi lạc đất Bắc Hà nầy đã mô tả một buổi giảng sách trong một bài thơ chữ Hán được dịch nguyên nghĩa như sau:

"Tảng sáng chưa tan sương canh năm
Tiếng gà eo óc, thấu cung Thường Dương
Nơi ngự tọa, thị vệ gươm vàng đã sắp đặt
Chỗ đình thần, hàng ban áo gấm vừa chỉnh tề
Truyền đạt lời vua, mưu mô chiến lược
Tuyên đọc chế cáo, quốc kế biên phồng"
(Ngô Thời Nhậm, Sđd, tr.214)

Ngoài những buổi đọc sách chính thức (một tháng 6 kỳ) mỗi lần rảnh rỗi vua Quang Trung lại mời các quan đại thần vào hỏi chuyện. Ngô Thời Nhậm cho biết những đêm mất ngủ, vua ngồi dậy pha trà mời ông vào giảng sách, đọc thơ, hay bàn quốc sự. Ngô Thời Nhậm kể: "Năm Tân Hợi (1791), sau tiết tiểu hàn 2 ngày, trời lạnh buốt, mưa như trút. Hàng bên trái quan nội các là tôi và Trực Lượng hầu, bên phải quan Hộ Hiến Thành hầu và Kinh thận hầu, bốn viên vào hầu. Vua ôm lò ngự hương, mặt rồng vui vẻ cho các bầy tôi ngồi, mời uống trà, thung dung hỏi việc nước".
(Ngô Thời Nhậm, sđd tr. 222)

Tinh thần cầu học của thiên tài Nguyễn Huệ thật đáng quý. Là một võ tướng uy danh lẫm liệt chưa từng nếm mùi thất trận bao giờ, thế mà mọi lời nói, mọi bài viết ở bất cứ nơi đâu, nhà vua đều nhờ những văn thần giỏi nhất sửa chữa trau chuốt cho đúng với vị trí của ông. Ngô Thời Nhậm xác nhận điều đó:

"Bề tôi hàn mặc đi hỗ giá giắt theo bút mực
Ghé xem nét bút của vua mà chuốt lời văn"
(Ngô Thời Nhậm sđd tr.208)

Vì số trang hạn chế của một tờ tạp chí, chúng tôi không thể trích nhiều hơn nữa. Mỗi nét của bức chân dung Nguyễn Huệ - Quang Trung nêu trên cũng đã cho chúng ta những nét khái quát về người anh hùng vĩ đại của dân tộc ta. Mỗi nét đó có thể triển khai thành một công trình, việc này đã có và chắc chắn sẽ có thêm nhiều công trình nữa. Để khép lại mấy trang tư liệu này, tôi xin mượn lời của Công chúa Ngọc Hân - người yêu quý nhất của Nguyễn Huệ - Quang Trung nói về con người và sự nghiệp của chính Nguyễn Huệ - Quang Trung.

"Nghe trước có đấng vua Thang Võ
Công nghiệp nhiều tuổi thọ thêm cao
Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước biết bao công trình" (Ai tư vãn)

Vườn An Hiên, 18-2-1986
N.Đ.X.
(18/4-86)









Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Huyền Trân công chúa là một trong những người phụ nữ nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam, được đời sau nhắc đến cùng với những yếu tố đậm chất trữ tình của một cuộc hôn nhân ngoại giao và mối quan hệ ly kỳ, trái khoáy với Thượng thư Tả bộc xạ Trần Khắc Chung. Bài viết của chúng tôi, xuất phát từ việc phân tích các nguồn sử liệu và kế thừa các ý kiến của người đi trước, sẽ thảo luận về những điểm không logic trong những sự kiện được ghi lại về nhân vật lịch sử này.

  • NGUYỄN TRƯƠNG ĐÀN

    Ngày 3/5/1916, trong khi bên trong Hoàng cung, nhà vua trẻ Duy Tân chuẩn bị xuất cung với những công việc và nghi thức hết sức khẩn trương, nghiêm trang và đầy bí mật, thì bên ngoài Hoàng cung, từ bốn phía, những đội nghĩa binh và các vị thủ lĩnh ở các tỉnh và các vùng lân cận Kinh đô Huế cũng đã bí mật tụ về ứng nghĩa.

  • Nằm sâu hút trong những cánh rừng bạt ngàn với các dãy núi đá cao ngất, nơi chỉ có gió, núi, thú hoang và những tán cây rừng, bản Hoo, thôn A Năm, xã Hồng Vân, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) là một thung lũng nằm dưới chân núi A Noong- một nơi gần như biệt lập, "lãng quên” trước phố thị A Lưới ồn ào, náo nhiệt.

  • LÊ QUANG THÁI

    Người xưa chỉ dạy rõ về cách thức viết tiểu sử bằng câu nhớ đời chẳng quên: “Phàm xem nhân vật nên xem về tiểu sử, sẽ thấy nhân vật”(1). Đông phương và Tây phương đều coi trọng việc viết tiểu sử đúng phương pháp, hợp quy cách, nói cho dễ hiểu là viết và dịch tiểu sử theo đúng bài bản quy định của bộ môn này.

  • CHƯƠNG THÂU

    Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) người làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ Tĩnh là một người công giáo yêu nước, thông hiểu nho học và là người tiếp thu văn hóa tiến bộ của phương tây sớm nhất ở nước ta.

  • NGUYỄN THỊ MINH THÁI

    Đối thoại với nhà sử học Lê Văn Lan về chủ đề “sự đi đây đi đó”, nhất là sự xuất dương nước ngoài của người Việt, từ xã hội cổ truyền đến xã hội hiện đại, hai chúng tôi đồng thuận: một dân tộc nông dân, sự sống sự chết đều diễn ra trong khung cảnh làng Việt cổ truyền, cả đời lo làm ruộng,“chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” như nông dân Việt, thì rất không muốn nay đây mai đó, chỉ thích yên phận sau lũy tre làng.

  • LÊ THỊ ÁNH TUYẾT

    Hiếu học không chỉ thể hiện ở người học mà còn thể hiện ở vai trò của gia đình, mà trước hết là ở những người mẹ, người vợ, người bà, người chị, người em gái trong nhà.

  • (SHO). Từ 12h trưa nay, 11/10, các cơ quan, công sở bắt đầu treo cờ rủ, cả nước để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cũng từ sau 12h hôm nay, nhiều kênh truyền hình đã thông báo tạm ngưng phát sóng cho đến chiều 13/10.

  • (SHO) - Ngày 04/9, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch.

  • TRƯƠNG SỸ HÙNG

    Là một quan chức được nhà nước bổ nhiệm sau khi thi đỗ cử nhân năm 1876; lại trải qua nhiều địa vị xã hội khác nhau, Cao Xuân Dục đã đúc kết được nhiều thức nhận về việc học hành, thi cử và bước đầu thể hiện khá rõ những quan điểm giáo dục như: trọng thực học hơn là bằng cấp, tinh giản hay mở rộng kiến thức cơ bản về quốc sử cho Nho sinh tùy theo cấp học, tiếp thu vốn cổ văn hóa gia đình nhưng có chọn lọc và đổi mới. Thực học thì kiến thức dồi dào phong phú, khi nhập thế “chăn dân trị đời” theo quan niệm Nho giáo sẽ chủ động, sáng tạo linh hoạt trong thực tiễn, ít khi bị tác động ngoại cảnh.

  • LÊ VĂN HẢO

    Thế kỷ XV - XVI ở nước ta, sau thắng lợi vĩ đại của khởi nghĩa Lam Sơn và của chiến tranh giải phóng dân tộc, đã bước vào một thời kỳ phục hưng mới của nền văn hóa Đại Việt.

  • HOÀNG MINH TIẾN

    Nhắc đến các bậc danh nhân văn chương triều Nguyễn không ai không nhớ câu truyền tụng: "Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán, Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường". Thế mà cả Tùng Thiện Vương và Cao Bá Quát đều rất quí trọng tài năng thơ Nguyễn Hàm Ninh(1).

  • …Trời chung không đội với thù Tây
    Quyết trả ơn vua, nợ nước nầy.
    Một mối ba giềng xin giữ chặt
    Thân dù thác xuống rạng đài mây.

                      (Trần Cao Vân)

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Trước và sau ngày Việt Nam độc lập thống nhất (1975), tôi rất thích bài hát “Người mẹ Bàn Cờ” của Trần Long Ẩn trong Phong trào Đấu tranh đô thị miền Nam.

  • VIỄN PHƯƠNG Kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27-7 Những gì hùng vĩ nhất khi ở lại với thời gian thì sẽ trở thành những dấu mốc tồn tại vĩnh hằng trong lịch sử. Tiểu đoàn 804 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình và tự đi vào lịch sử như một giá trị vĩnh cửu. Sứ mệnh lịch sử và sự hoàn thành nó của những chiến sĩ 804 sẽ hiện hữu vĩnh hằng với thời gian.

  • TRẦN ANH VINH(Kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9)Lịch sử đấu tranh kiên cường, bất khuất nhằm giải phóng khỏi ách đô hộ thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam thời kỳ cận - hiện đại, Phan Bội Châu là chiếc cầu nối.