HỒ NHIÊN
Những ngày mới tinh mơ đã đầy nắng. Nắng thấm vào sương làm rực lên sắc hồng ảo diệu. Thiên nhiên tạo nên vẻ đẹp thật giản đơn, và con người chỉ đủ năng lực chuyển tải thông điệp về cái đẹp đó bằng các loại hình nghệ thuật, và điều đó xem như chiếc cầu nối để đưa mỗi ai trở về chiêm ngắm thứ vốn sẵn trong trời đất.
Con đường từ cầu Dã Viên rẽ trái để xuống Kim Long nắng xuyên qua những hàng cây, nắng lấp lóa trên sông như một loài hoa mọc lên từ cõi mộng. Bên kia sông, đàn cò đậu kín trên hàng cây, thỉnh thoảng lại dập dờn dọc sông, có khi chúng bay ngang cầu Trường Tiền, vờn qua Đại Nội, theo hồ sen Hộ thành hào, rồi chập tối trở về trên tàng cây ngủ giấc an lành. Ấy là nhờ một đặc ân của thành phố cấm săn bắt động vật hoang dã nằm trong chương trình xanh sạch sáng, thân thiện với môi trường thiên nhiên. Có lẽ đây là điều văn minh nhất trong những điều chân thật, nó khác với hướng văn minh chỉ thuần những ngôi nhà chọc trời, đèn hoa sáng rực nhưng thiếu bóng cây xanh và vắng tiếng chim trong thành phố, thiếu đi mối giao cảm giữa con người và tự nhiên.
Trong những ngày giãn cách xã hội, tôi cũng hạn chế tiếp xúc. Đợt dịch Covid lần thứ 2 năm ngoái, chặng đó mỗi sáng tôi thường chế một ly cà phê đậm, trà ngon pha trong chiếc bình thủy nhỏ rồi chạy xe ra ngồi ở công viên chỗ vắng người. Chợt thấy thành phố thanh bình và đẹp lạ lùng. Hoa nở rực dưới bụi nắng hồng. Những hàng cây tắm trong sắc màu. Bãi cỏ xanh lan cả xuống mặt sông. Những chiếc xe đạp nhẹ nhàng trôi trên con đường dọc hai bờ sông sạch tưng đến từng chiếc lá vàng. Vài nữ công nhân cầm chổi gặp nhau qua nụ cười sau chiếc khẩu trang, bên mi mắt chim ri. Bóng cây me khẽ động như nhắc về một thời bến Me thấp thoáng bóng giai nhân.
Dường như cao xanh cũng muốn ta sống chậm hơn để tận hưởng vẻ đẹp xung quanh, để thấy đến từng hơi thở vô ra tĩnh tại và thấy đến cả những nhọc nhằn ngay nơi thân tâm mình. Nhiều lúc ta đã sống chậm, để nhớ đến những người ở trong khu cách ly theo dõi biến chuyển của loài virus corona, những người trong bệnh viện từ bác sĩ y tá điều dưỡng cho đến bệnh nhân, người thăm nuôi và vân vân. Tất cả như muốn phơi bày một sự thật luôn hiện hữu, song chúng ta thường phớt lờ, thường khất hẹn rồi có lúc phải gánh một thứ nghiệp quá sức chịu đựng… Có lẽ con người đã lao nhanh về phía trước, đốt cháy quá mức thứ năng lượng quý hiếm khiến tuổi thọ của chính mình và trái đất rút ngắn lại chăng? Thiên nhiên rừng biển núi non cho đến loài siêu hình đều đang giao hòa với chúng ta, đều như muốn kết bạn với ta và mỗi khoảnh khắc len vào từng ý niệm ta sự trong lành. Và hẳn ở một góc khuất nào đó của tâm hồn, chúng ta như muốn khuôn mình lại với những chiều không gian đan xen đang cùng thở.
Cái cảm giác ngồi lặng nhìn xung quanh dạt về nhiều lớp sóng lạ. Khung cảnh có ồn ào, râm ran rì rào thì trong cái nhìn của sự lặng yên luôn tỏa gam màu dịu nhẹ. Tôi nhớ lần đến Hà Nội vào tờ mờ sáng, cuốc bộ dọc phố cổ rồi ngồi cà phê ở vỉa hè phố Bà Triệu trước tòa soạn một tờ báo chờ cô bạn mãi chưa đến. Lại cuốc bộ ra bờ hồ Hoàn Kiếm và lặng lẽ ngồi xuống ghế đá. Nắng bắt đầu nhuốm lên màu sương óng ánh. Người chạy người đi, người luyện thân và nữa, ai đó đang quay mặt ra mặt hồ thiền định. Tôi nhìn ngọn nắng trôi đi kéo cả bóng tháp Rùa nghiêng dưới lớp chồi non bờ này và cả rêu xanh bay trong hoài niệm bờ kia. Ở một phiến đá khác ánh lên một mái tóc nhung mượt, nhưng điều khiến tôi bị hút vào là đôi mắt ấy. Chiếc khẩu trang xinh xắn mơ vàng che đi một phần khuôn mặt và rồi ánh mắt như dậy lên mùi hương. Tôi đã ngồi sưởi nắng ở góc vắng trong đợt giãn cách xã hội, nhìn lá vàng và nhiều đôi mắt đen nâu ẩn giấu bí mật cuốn hút qua chiếc khẩu trang. Những đôi mắt đợi chờ được trả về với cuộc sống tự nhiên. Những đôi mắt chờ chồng nhớ con, những đôi mắt ứa tràn hy vọng về bản tâm trong lặng hóa giải những tai kiếp trong đời. Những đôi mắt kết nối con người với thiên nhiên, với muôn loài vật bé nhỏ tội nghiệp. Đôi mắt thấy thân thương quanh mình, trong khu vườn nhà với cỏ hoang và những góc đường thành phố vùng quê.
*
Năm ngoái tôi bắt đầu thấy xuất hiện những con sóc lông xù vàng trắng nhảy chuyền cành ở hàng cây cối trước cổng cơ quan. Những ngày đầu thấy chúng, tôi ngạc nhiên khôn tả, cứ đứng nơi góc khuất ngắm đôi chân trước của chúng nhanh gọn hái từng quả cối có vỏ màu đỏ phía trong ăn như giữa yến tiệc thiên đàng; tôi sợ ai thấy sẽ truyền tin và đặt bẫy. Hồi trước có lần phía sau nhà, nơi khu đô thị mới đang lác đác mấy ngôi nhà tầng được xây lên, hàng cây mới trồng vừa đủ để bén rễ vào đất mới, mà đàn chim bay về đậu kín. Rồi đêm ấy tôi thấy một gã giăng tấm lưới trùm lên nguyên vòm cây, nguyên bầy chim vĩnh viễn không còn thấy bầu trời… Sự bất lực lúc đó nén chừng nào khiến tôi hạnh phúc bội phần khi loài chim bé nhỏ nay đã được bảo vệ trong thành phố này bằng một lối ứng xử văn minh. Vào những ngày nắng sớm, ngồi bên quán cà phê nhỏ xinh với gam màu hồng xanh thơ mộng, tôi và khách khứa lại thấy lũ sóc chuyền cành, vừa ăn trái vừa đùa nghịch. Nhiều người đã zoom điện thoại chụp lấy những khoảnh khắc vui tươi. Tôi chợt nhớ ngôi chùa có bầy dơi đậu kín đặc các nhánh cây trong khuôn viên, song chúng không hề chạm đến hoa quả ngon lành ở đó, mà chỉ bay đi kiếm ăn nơi khác. Khi con người hài hòa với muôn loài, chúng luôn biết cách báo đáp và không hề phương hại. Kể cả cây cối vốn cũng có mối giao cảm với con người ở hành động và ý nghĩ; tính cách và bệnh tật của người phần nhiều có mối tương giao với thiên nhiên và động vật trong vô hình. Là vậy nên những ngày nghỉ bạn thường rủ tôi chạy xe về các vùng đồi đồng quê như trở về với người bạn thân thiết, chỉ ngồi im bên nhau đã giao hòa muôn nỗi.
Đến những góc cũ của thành phố và phần đang trên tiến trình mở rộng, mới thấy ánh sáng đang loang dần. Có lần về lại Thủy Dương, nơi tôi từng sống ở đó thời sinh viên, nhiều góc khuất bây giờ gọn gàng. Ngay ở khoảng đất rộng dưới cầu vượt vốn nhếch nhác, nay được trồng một vạt hoa thênh thang. Hay đó là cánh đồng Thanh Lam nhơ ô nhiễm với các hồ nuôi cá mà chỉ nhìn màu nước xanh lè đủ thấy ngại ngùng cho cả loài sống dưới đó. Hai bên đoạn đường này đang được chỉnh trang rồi sẽ thành điểm nhấn của khách đến Huế chạy từ sân bay Phú Bài lên. Nhiều chỗ trên các tuyến đường lộ đã có những điểm dừng chân ngắm đất trời thênh thang, nó đem lại cảm giác thành phố đang hồn nhiên thêm, gần hơn với không gian ấm áp, với ý nghĩ thiện lành.
Tự nhiên luôn mang vẻ đẹp tinh khiết, và nó cũng có sức mạnh bất diệt. Con người một khi ứng xử đến mức quá trầm trọng với tự nhiên ắt nảy sinh nhiều vấn nạn khôn lường. Trên thế giới những cánh rừng mênh mông vô tận đã cháy, những khoáng sản quý báu trong lòng đất đã bị khai thác cạn kiệt, những tế bào của sự sống trái đất dường như sụp đổ, và chúng dường như đã huy động kháng thể để lập lại niềm xanh trong. Tôi vẫn thường với bạn chạy lên đồi Thiên An ngồi miên man với nắng, cái nắng trong như được lọc qua nhiều năm tháng. Chợt như thấy mình tỏa ra năng lượng, hay đó là thứ năng lượng sạch đang tràn vào tự tâm; đây là lúc bạn tôi thấy thiện hơn, một chữ thiện theo đúng nghĩa của đạo. Nói khác đi, khi ngồi với thiên nhiên trong lành nguyên sơ, cái thiện trong ta đã hòa nhập với cái thiện tự nhiên và nó giúp con người được trở về thế giới của thiền tâm. Dĩ nhiên điều này chỉ khởi lên thời gian ngắn, vì ta lại trở về với cuộc sống lụy phiền, trở về với nỗi si mê ảo ảnh phố phường và niềm xúc cảm bên ngoài hời hợt.
Thành phố với nhiều loài cây và hoa mới, với nhiều khoảng không nới rộng sạch sẽ khiến con người được gần hơn với thiên tính của mình. Nhiều lần chạy về đồng quê quanh thành phố nhìn bầy trâu gặm cỏ, thấy những con đường mòn quanh co rực hồng dưới nắng hoàng hôn, về ngồi bên các mố cầu nhìn sông nhìn biển, vẫn câu hỏi cũ rích sao nó luôn tươi mới, và sao người ta không tận hưởng niềm hạnh phúc này. Nó dung dị như thành phố đang trên nẻo về, nới vòng tay nắm lấy thiên nhiên với cây cỏ và những đàn chim từ xa xôi bay về.
Sự bình yên của con người luôn gắn với sự bình yên của những cánh rừng cưu mang muôn loài, gắn với môi trường sống thanh sạch và nhất là tính nhân văn khi ta đối đãi thân thiện với tự nhiên cùng nhiều chiều không gian khác mà khoa học đang dần chạm đến. Thành phố này với nhiều ngôi chùa ẩn mình trong thiên nhiên với rêu xanh làm phai dần dấu tay người gầy dựng. Những lần trở lại được ngồi trong nắng se lạnh nhìn cây lá trở màu trong thinh vắng, hồ như bài kinh vẫn vang lên không ngừng nghỉ trong gió ngàn. Ở đó vẫn tỏa ra thứ hào quang dịu nhẹ hòa vào hư không kìn kịt mây mưa ưu phiền.
H.N
(SHSDB40/03-2021)
JEAN-CLAUDE GUILLEBAUDLà một nhà báo - nhà văn Pháp thuộc “thế hệ Việt Nam”, thế hệ những người Pháp mà dấu ấn của cuộc chiến Đông Dương đã và sẽ in đậm trong suốt cuộc đời. Ông có mặt ở Việt Nam vào nhiều mốc lịch sử trước 1975, và từ đó ý định trở lại đất nước Việt Nam vẫn luôn thôi thúc ông. Cuốn “Cồn Tiên” được viết sau chuyến đi Việt Nam từ Nam chí Bắc của ông năm 1992. Bản Công-xéc-tô vĩnh biệt này, có thể nói, nó là nỗi ám ảnh của người pháp về Điện Biên Phủ ở Việt Nam. Hiện Guillebaud đang công tác tại Nhà Xuất bản Le Seuil (Paris).
PHẠM THỊ ANH NGA15-12-2002Hình như trong đám đông tôi vẫn luôn là một bóng mờ. Một bóng dáng nhạt mờ, lẩn trong vô vàn những bóng dáng nhạt mờ khác, mà giữa trăm nghìn người, ai cũng có thể “nhìn” mà không “thấy”, hoặc có vô tình “thấy” cũng chẳng bận lòng, chẳng lưu giữ chút ấn tượng sâu xa nào trong tâm trí.
PHẠM THỊ CÚC KýTôi sinh ra ở một làng quê, không những không nhỏ bé, hẻo lánh mà còn được nhiều người biết đến qua câu ca dao "Ai về cầu ngói Thanh Toàn/ Cho em về với một đoàn cho vui".
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Bút kýNhiều lần thức giấc trong mùi hương rạo rực của ban đêm, tôi chợt phát hiện ra rằng Huế là một thành phố được dành cho cỏ. Tôi không hề có ý xúc phạm, chỉ muốn lưu ý thêm về vai trò của cỏ trong quy hoạch đô thị. Thật vậy, không nơi nào trên thế giới mà những công trình kiến trúc của con người lại mọc lên giữa cỏ hoang như ở Huế. Đà Lạt cũng được xây dựng trên những ngọn đồi; nhưng ở đấy, hình tượng của cây anh đào và cây thông đã khiến người ta quên mất sự có mặt của cỏ dại.
THÁI VŨ Ghi chépNhững năm đầu kháng chiến chống Pháp, từ Quảng Nam- Đà Nẵng vào Bình Thuận lên Tây Nguyên được chia ra làm 3 Quân khu thuộc Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam, cụ Cố vấn Phạm Văn Đồng là đại diện của Trung ương Đảng và Chính phủ. Qua năm 1947, 3 Quân khu (QK 5, 6 và Tây Nguyên) hợp nhất thành Liên khu (LK) 5.
PHƯƠNG HÀ (truyện ký)Cho anh em trong phân đội trở về các vị trí giấu quân xong thì trời cũng vừa sáng. Đang giăng võng để ngủ lấy sức sau một đêm trinh sát, tôi chợt nhớ phải đến thăm Hoà vì Hoà sắp đến ngày sinh nở. Chúng tôi đang ở ngay làng của mình nhưng làng không còn nhà, dân bị giặc lùa đi hết, muốn tìm nhau thì phải tìm đến những căn hầm.
LÊ TRỌNG SÂMTrong cuộc đời của mỗi chúng ta, khi Bác Hồ còn sinh thời, được gặp Bác một lần đã quý. Trong cuộc sống của tôi, do có nhiều hoàn cảnh, nhiều duyên may lại được gặp Bác đến ba lần thì càng quý biết bao nhiêu. Tự đáy lòng, tôi thầm cảm ơn Đảng, cảm ơn Bác đã cho tôi ba lần vinh dự như vậy. Và những kỷ niệm đó vẫn còn tươi nguyên.
PHẠM THỊ CÚC Ký…Tôi chưa thấy ai hay ở xứ nào làm các tác phẩm mỹ thuật từ cây với dây... Nếu gọi là tranh thì là một loại tranh ngoài trời, lấy tạo hoá, thiên nhiên làm cốt, không giới hạn, dãi nắng, dầm mưa, đu đưa theo chiều gió, màu sắc cũng thay đổi từng giờ, từng phút, tuỳ theo ánh sáng mặt trời hay mặt trăng. Cho nên, tác phẩm rất linh động…
LÊ VĨNH THÁI Ghi chép Sau chặng đường dài gần 20 km vượt qua các con dốc cao ngoằn ngoèo, hiểm trở, tôi đã đến “hành lang” công trình hồ Tả Trạch, nằm giữa vùng rừng núi bạt ngàn thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ. Công trình hồ Tả Trạch được khởi công xây dựng ngày 26/11/2005, là công trình trọng điểm của Thừa Thiên Huế và của cả nước, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ, với tổng mức đầu tư khổng lồ 2659 tỷ đồng. Đây là một trong những công trình lớn của vùng Đông Nam Á.
TRƯƠNG ĐÌNH MINH Ký Đợt này trở lại Trường Sơn, tìm hiểu thêm các tấm bê tông xi măng vắt qua đỉnh Trường Sơn, lượn quanh các đèo U Bò, Cù Đăng, A Dớt - A Tép mưa mù phủ trắng... Có đỉnh như đỉnh Sa Mù cao trên 1400m mà đợt tháng 3/2003 vừa rồi chúng tôi đã có mặt. Song do mưa liên miên, xe vận chuyển vật liệu, vật tư đi lại co kéo quá nhiều, đường lầy lội. Các đơn vị thi công chưa hoàn thiện phần nền...
DƯƠNG PHƯỚC THU Bút kýNhiều năm rồi tôi vẫn nghe, đồng chí đồng đội, nhân dân Dương Hoà và những người từng ở hoặc đã qua lại nơi đây trước chiến tranh, khẳng định rằng: Sau khi hy sinh, thi hài liệt sĩ Ngô Hà được đơn vị tổ chức an táng tại sườn tây núi Kệ, nơi có khe suối Ngân Hàng chảy qua thuộc vùng chiến khu Dương Hoà. Trước ngày giải phóng miền Nam, mỗi lần ngang qua chỗ ông nằm mọi người lại tự ý đắp thêm một viên đá nhỏ, để cho ngôi mộ ấy sớm trở thành hòn núi như mới mọc lên từ đất, ghi dấu chỗ ông yên nghỉ ... Chờ ngày chiến thắng.
ĐỖ KIM CUÔNGNăm cuối cùng của bậc học phổ thông, tôi được học 2 tiết văn giới thiệu về "Dòng văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945". Cũng không có tác phẩm thơ hoặc văn xuôi được tuyển chọn để phân tích, bình giảng như bây giờ. Ngày ấy - những năm chống Mỹ cứu nước, thơ văn lãng mạn được xem là điều cấm kỵ.
TRƯỜNG ANChúng ta đang sống giữa những ngày rực lửa truyền thống hào hùng của Tháng Năm trong lịch sử cách mạng Việt và thế giới. Trước hết, hãy nhắc đến một sự kiện lớn của giai cấp công nhân quốc tế. Ngày 1.5.1886, do yêu cầu không được đáp ứng một cách đầy đủ, công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!”.
PHẠM THỊ ANH NGA Gởi hương hồn bạn cũTôi qua đến Pháp ngày hôm trước thì hôm sau ba tôi mất. Cái tin khủng khiếp đó đối với tôi vẫn không đột ngột chút nào, bởi từ những ngày hè về thăm nhà, tôi đã biết trước ba tôi sẽ sớm ra đi.
TÔ VĨNH HÀEm hẹn gặp tôi ở quán cà phê Trung Nguyên. Đó là địa điểm em tự chọn. Cái tên ấy cho tôi biết rõ là giữa hai chúng tôi không có gì nhiều hơn một cuộc trao đổi bình thường. Tuy nhiên, sự mách bảo từ nơi nào đó của linh cảm và cả ước muốn, cứ làm cho tôi tin rằng đó là điểm khởi đầu. Đêm cuối xuân, Huế gần như ít buồn hơn bởi cái se lạnh của đất trời. Huế bao giờ cũng giống như một cô gái đang yêu, đẹp đến bồn chồn. Nếu được phép có một lời khuyên thì chắc hẳn tôi đã nói với tất cả những người sẽ được gần nhau rằng, họ hãy cố chờ đến một đêm như thế này để đến bên nhau. Bầu trời mà Thượng đế đã tạo ra sẽ cho mỗi con người biết cách đến gần hơn với những lứa đôi.
CAO SƠNChuyện xưa: Vua Hùng kén tìm phò mã cho công chúa Ngọc Hoa, đồ lễ vật phải có gà chín cựa ngựa chín hồng mao? Thôi thúc Lạc dân xưa kia, đánh thức tiềm năng người dân phải tìm hiểu, lặn lội từ đời này sang đời kia chưa thấy. May sao với thú đi để biết, anh Trần Đăng Lâu, cựu chiến binh, hiện Giám đốc vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ cho hay: Vườn quốc gia nguyên sinh anh Lâu đang quản lý, mới phát hiện giống gà lạ ấy. Con vật đặc biệt chưa có ai biết tới, chưa được phổ biến rộng rãi, thương trường chưa có cuộc trao bán...
NGUYỄN HỮU THÔNG Bút ký"Buổi mai ăn một bụng cơm cho noChạy ra bến đòMua chín cái tráchBắc quách lên lò
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG Bút kýTrong hồi ức của một số cán bộ lão thành cách mạng ở A Lưới kể lại rằng: “Hồi đó có một số người ở đồng bằng tản cư lên sống cùng đồng bào; qua họ, đồng bào nghe đến tên Cụ Hồ, nhưng đồng bào chỉ biết đầy đủ về Bác cũng như thấu hiểu được những điều Bác dạy qua các cán bộ người Kinh lên hoạt động ở đây vào khoảng những năm 1945-1946. Cán bộ bảo: Cụ Hồ muốn nhân dân mình học lấy cái chữ để biết bình đẳng. Muốn bình đẳng còn phải đánh Pháp. Nếu đoàn kết đánh Pháp thì ai ai cũng đánh Pháp và khi đó đồng bào ta nhất định thắng lợi” (1)
PHAN TÂM (Kỷ niệm 240 năm sinh thi hào Nguyễn Du 1765-2005)Tháng Hai 1994:Từ Vinh qua cầu Bến Thủy, rẽ trái độ mười cây nữa, đến xã Xuân Tiên (Tiên Điền), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.Khu đất cao ráo ở ngay đầu xã, bên bờ sông Lam, cạnh bến Giang Đình, là khu nhà cũ, khu lưu niệm Nguyễn Du.
LTS: Phát hành tới hàng trăm ngàn bản, Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm là cuốn sách duy nhất (có thể nói như vậy) gây được xúc động cho các thế hệ độc giả trong và sau chiến tranh, cho cả hai phía xâm lược và chống xâm lược nhờ tính chân thực của nó.Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số trang trong cuốn Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và hai bài viết liên quan đến cuốn sách