Câu chuyện cổ tích

14:32 27/11/2009
KOMATSU SAKYOKomatsu Sakyo sinh tại Osaka (Nhật Bản) (28/1/1931). Nhà văn chuyên viết  truyện khoa học giả tưởng nổi tiếng của Nhật Bản. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kyoto, chuyên ngành Văn học Italia. Từ năm 1957 là phóng viên đài phát thanh Osaka và viết cho một số báo. Năm 1961 chiến thắng trong cuộc thi truyện ngắn giả tưởng xuất sắc do tạp chí “SF Magasines” tổ chức. Tác phẩm của Komatsu đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Có bốn tiểu thuyết đã được dựng thành phim.

Nhà văn Sakyo Komatsu - Ảnh: Internet

Vượt qua đoạn bờ dốc đứng bên lối vào hẻm núi, con sông réo lên sôi sục và tung ngầu bọt, nhưng sau đó nó mang dòng nước của mình trôi đi một cách hiền hòa.

Người đàn bà phát hiện ra cái khoang sự cố hình tròn trôi xuôi xuống phía dưới theo dòng nước đầu tiên. Chồng cô đã dùng xe cần trục vớt nó lên. Cái khoang màu hồng thẫm, họ chưa từng trông thấy một thứ như thế bao giờ. Sau khi lên cạn, nó tách làm đôi, và từ bên trong đổ nhào ra một cư dân vũ trụ bận đồ bay hồng nhạt. Bộ đồ bay lập tức căng phồng lên khi tiếp xúc với không khí. Hẳn vị cư dân vũ trụ này đã đến từ một hành tinh có bầu khí quyển rất dày đặc.

- Cám ơn các vị đã cứu sống! - anh ta nói bằng thứ ngôn ngữ được sử dụng chung trên khắp dải Thiên Hà. - Tên tôi là Mumu. Nếu không gặp được các vị đây, tôi e mình đã nguy to rồi. Thật đúng là xui xẻo: tôi đang lái tên lửa đưa thư thì nó nổ, khó khăn lắm mới kịp phóng ra bên ngoài - đành phải vậy! - và rơi xuống dòng nước. Này, thế còn các vị, sao các vị lại ở đây? - anh ta nhìn quanh, rồi quay sang quan sát đôi vợ chồng.

Người đàn ông và đàn bà đưa mắt nhìn nhau bối rối.

- Chuyện là... - người đàn ông nói, mắt nhìn xuống. - Tên tôi là Dad, còn vợ tôi là Ba.

- Các vị có thể chia sẻ nhiên liệu với tôi được không? Có lẽ trong tên lửa của các vị hãy còn dôi ra đôi chút. Nếu còn nhiên liệu, lẽ ra tôi đã tới được đường băng phóng các tên lửa đưa thư, mà ở đó thế nào người ta cũng tìm thấy tôi...

- Chúng tôi hẳn đã sẵn lòng chia sẻ, có điều... - Dad ngắc ngứ. - Chuyện là chúng tôi chưa kịp xuống mặt đất, thì tên lửa đã bị một bộ lạc săn bắn hoang dã nào đó chiếm mất, một bộ lạc chiến binh đáng sợ. Tôi thậm chí không biết đích xác có chuyện gì xảy ra với nó nữa. Nó đang ở đoạn hạ lưu của dòng sông này.

- Ấy là vì đầu tiên chúng tôi chỉ muốn xem xét quanh đây, - Ba nói thêm. - Chúng tôi không mang theo vũ khí lúc ra ngoài thám thính. Và thế là...

- Vậy các vị định làm gì ở đây? Không ở lại vĩnh viễn nơi cái xứ heo hút này đấy chứ? Hay cái hành tinh nhỏ xíu này hợp ý các vị? - Mumu cười nhạo.

- Nếu nói thực tình, Mumu ạ, thì là chúng tôi trốn nhà đi. - Dad nói trong khi bóp mạnh tay cô vợ. - ở thế giới của chúng tôi không được dễ chịu cho lắm. Sự phân chia đẳng cấp hết sức nghiêm ngặt. Một cô gái thượng lưu không có quyền lấy một anh chàng công nhân bình thường làm chồng.

Đôi mắt của Ba sáng lấp lánh.

- Phải, phải đấy, thà sống trên hành tinh này, giữa những kẻ man rợ còn hơn! Mà chúng tôi, chúng tôi sắp có con... Không sao, trời sinh voi, trời sinh cỏ, ở đây có khối chim muông. Chỉ làm sao để đừng rơi vào tay bộ lạc chiến binh đó thôi.

- Vậy là... - Mumu dài giọng. - Đằng nào cũng phải đi cứu chiếc tên lửa của các vị. Vũ khí thì đủ. Các vị có thể cho tôi mượn chiếc xe được không?

- Tất nhiên rồi, anh cứ lấy! - Dad chợt buồn thiu. - Tôi cũng sẵn lòng đi với anh, nhưng sợ chẳng giúp được gì nhiều.

- Ồ, anh đừng bận tâm, tôi có người giúp việc mà.

Mumu huýt sáo. Từ trong khoang chập chững vụng về chui ra một con robot. Bé xíu, lũn ca lũn cũn đến nực cười, nhưng rõ ràng là rất đắc lực. Nó vác trên vai một vật gì đó.

- Bé, nhưng mà khá lắm, - Mumu nói, vuốt ve cái đầu kim loại tròn xoe của con robot. - Nào chú bé, đưa tôi cái đó đi. Các vị trông, chúng tôi có thứ gì đây này?

Anh ta cẩn thận đỡ lấy thiết bị có cánh bé tí tẹo, giống hệt con robot. Đó là một tên lửa trinh sát.

- Này, - Ba nói, - anh hãy đem con chó của chúng tôi theo. Nó sẽ chỉ đường cho.

Mumu đã đi khỏi. Họ còn lại hai người trong khe núi. Họ nhìn bầu trời phơn phớt xanh, họ nghe tiếng sóng nước rì rào, họ câu cá. Và chờ.

Ngày thứ tư có tiếng chó sủa quen thuộc vọng tới. Con chó, ngoáy đuôi mừng rỡ, từ trong rừng xanh rậm rì lao ra và nhảy bổ lại với các chủ nhân. Theo sau nó hiện ra chiếc xe.

- Tôi thắng bọn chúng rồi! - Mumu kêu to trong lúc hãm xe chạy chậm lại trên bãi cát và giơ cao bình nhiên liệu. - Tôi đã làm chúng sợ đến nỗi bây giờ chẳng dám dây dưa đến tên lửa nữa.

- Hay quá! - người đàn bà reo lên. - Bây giờ anh có thể trở về nhà được rồi.

Mumu tiếp nhiên liệu cho chiếc khoang hồng thẫm. Sau đó anh ta nhìn hai người đăm đăm.

- Tôi không biết mình sẽ làm được gì nếu không có các bạn nữa. Các bạn đã cứu sống tôi hai lần, - anh ta im lặng trong giây lát. - Nhưng các bạn quyết định ở lại đây một cách nghiêm túc đấy chứ? Không muốn quay trở về thế giới của nền văn minh Thiên Hà sao? Ở đây rồi các bạn sẽ vất vả đấy...

Người đàn bà đầm đìa nước mắt. Cô tựa sát vào chồng.

- Xin làm ơn, hãy quên chúng tôi đi! - Ba thì thầm, ngước hàng mi ẩm ướt lên. - Xin đừng bao giờ kể về cuộc gặp gỡ này cho ai hết cả...

- Tôi hứa, - Mumu gật đầu. - Tạm biệt các bạn!

Anh ta đi mấy bước về phía chiếc khoang màu hồng, rồi đứng lại.

- Các bạn biết đấy, ở đây có nhiều bộ lạc khác nhau. Không chỉ bọn thợ săn hiếu chiến đó đâu. Ở chỗ hạ lưu sông, tôi đã trông thấy những khu làng của một bộ lạc làm nông hiền lành. Có lẽ những con người tội nghiệp đó cũng chẳng yên ổn gì với bọn láng giềng hiếu chiến. Lúc tôi đập vỡ quả tên lửa, họ biểu lộ sự hân hoan của mình bằng đủ mọi kiểu. Các bạn hãy đến với họ, tôi nghĩ rằng họ sẽ vui vẻ tiếp nhận các bạn đấy. Còn không, ở đây các bạn sẽ ra sao với đứa con nào?

- Cám ơn anh! - Dad nói. - Chúng tôi sẽ làm vậy, Mumu ạ.

Mumu vẫy tay và biến mất vào trong khoang, hai nửa hồng thẫm khép chặt lại.

Trong lúc lấy độ cao, Mumu nhìn hai con người bé nhỏ đang dần khuất dạng giữa màu xanh rậm rì.

Bây giờ họ đang đi xuôi xuống phía dưới theo dòng sông. Lạ thật, cuộc đời họ sẽ sao đây... Có thể con cháu họ rồi sẽ lẫn lộn giữa những người Aborighen, và chẳng ai nhớ đến câu chuyện đầy thi vị này nữa. Mà có thể, dù sao đi nữa cũng có một chút gì đó được lưu giữ trong trí nhớ của con người. Chỉ không chắc nó sẽ giữ được nguyên dạng. Vì trí nhớ là một thứ lạ lùng...

- Bà ơi, cháu muốn nghe chuyện cổ tích! - đứa bé dụi đôi mắt đã díp lại bằng hai nắm tay.

- Dào ôi, chẳng lẽ cháu còn chưa chán sao? Bà đã kể hàng trăm lần rồi còn gì.

- Chỉ thêm một lần này nữa thôi, đi bà! - cậu cháu nũng nịu. - Đi nào, chuyện về Momotaro sinh ra từ quả đào ấy, bà nhé!

- Thôi được, để bà kể cháu nghe... Cháu nghe nhé...

Bà lão bắt đầu câu chuyện, tay vẫn liên tục đảo hạt vừng trên chiếc chảo rang:

- Ngày xửa ngày xưa có một ông lão sống với một bà lão. Một hôm ông lão đi vào rừng đốn củi, còn bà lão thì ra sông giặt áo. Trong lúc giặt áo chợt bà lão trông thấy một quả đào to ơi là to màu hồng thẫm trôi trên sông...

Chập chờn trong cơn mơ, cậu bé nghe bà kể nốt câu chuyện cổ tích:

- Và thế là cậu bé Momotaro sinh ra từ quả đào đã lớn lên, rồi cậu đi đánh nhau với bọn quỷ ác chuyên bắt nạt trẻ con. Cùng đi với Momotaro có một con chó, một con khỉ và một con gà lôi...

KIỀU VÂN dịch

(248/10-09)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Dazai Osamu (1909 - 1948) tác gia kiệt xuất, đại diện cho “trường phái vô lại”, đó là một nhóm các nhà văn có khuynh hướng nổi loạn và tự hủy, trong nền văn học cận - hiện đại Nhật Bản. Phần lớn những tác phẩm của ông đều mang tính chất tự thuật với văn phong u mặc, diễn tả tâm trạng bế tắc trong thời kỳ hậu chiến và bi kịch cá nhân, đồng thời cũng dí dỏm, hài hước một cách cay đắng.

  • Han Kang được trao giải Nobel Văn học năm 2024 do có “văn xuôi đầy chất thơ mãnh liệt đối mặt với những tổn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của đời người”.


  • XERGÂY ĐÔVLATÔP

  • SHERWOOD ANDERSON

  • WILLIAM SOMERSET MAUGHAM

    William Somerset Maugham là tiểu thuyết gia người Anh. Ông sinh năm 1874 tại Paris, Pháp, và là con của một cố vấn pháp luật trong tòa đại sứ Anh tại Paris.

  • Okamoto Kanoko (1889 - 1939) nhà thơ Tanka và là nhà nghiên cứu Phật giáo. Sinh ra trong một gia đình giàu có tại Tokyo, sau khi tốt nghiệp trường nữ sinh Atomi, bà theo học nữ tác gia Yosano Akiko và đã công bố một số bài thơ Tanka.

  • Nhà văn Mỹ Sarah Orne Jewett sinh năm 1849 và mất năm 1909. Bà là nhà tiểu thuyết, nhà thơ và nhà văn viết truyện ngắn (Short Story Writer). Bang Maine là không gian chính trong tác phẩm của bà. Văn chương của bà sớm đề cập đến các vấn đề sinh thái và các vấn đề xã hội khác, có tính vùng miền.
                        Trần Ngọc Hồ Trường dịch và giới thiệu

  • C. J. MCCARTHY

    Cormac McCarthy là nhà văn người Mỹ, ông nổi tiếng với phong cách viết bạo liệt và u ám. McCarthy chuyên viết tiểu thuyết và được giới hàn lâm đánh giá cao ở ngay tiểu thuyết đầu tiên, The Orchard Keeper (1965), nhưng ông không thành công với độc giả đại chúng.


  • FERNANDO SORRENTINO

  • Jon Fosse là kịch gia đương đại, nổi danh với tặng thưởng Nobel văn chương 2023. Số lượng truyện ngắn đã xuất bản không nhiều, Jon Fosse vẫn ghi dấu với một phong cách độc đáo. Người em gái nhỏ (Søster) xuất bản năm 2000, bản dịch Anh ngữ in trong tập Scenes from a childhood (Damion Searls dịch) năm 2018.

  • JOSEPHIN JOHNSON
                       (Mỹ)

    Gnark ngồi trong buồng ngủ, mắt nhìn những tấm giấy phủ tường. Một cảm giác là lạ xâm chiếm lòng anh.

  • SRI DAORUANG

    Nhà văn Sri Daoruang tên thật là Wanna Sawasdsri, sinh năm 1943, quê quán ở Phitsanulok, Bắc Bangkok, Thái Lan. Bà là tác giả của tuyển tập Quỷ truyện Dân gian (Tales of the Demon Folk, 1984).

  • HENRI TROYAT

    LTS. Henri Troyat tên thật là Lev Tarassov sinh năm 1911 tại Moskva. Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Giải thưởng văn học đầu tiên với tác phẩm "Faux jours" (1935). Ông đã xuất bản trên 20 tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn. Những tác phẩm được dư luận đặc biệt chú ý như bộ ba tiểu thuyết "Tant que la terre durera" (1947), "Le sac et la cendre" (1948) và "Etrangers sur la terre" (1950) hoặc như "La lumière des Justes"... Ông còn viết cả kịch bản văn học. Truyện ngắn "Cơn choáng" (Le vertige) lấy từ tập "La Fosse Commune" xuất bản năm 1986.

  • Yamakawa Masao (1930 - 1965), tên thật là Yamakawa Yoshimi, ông sinh ở Tokyo, tốt nghiệp Đại học tư thục Keo (khoa Pháp văn). Yamakawa Masao từng làm biên tập cho Tạp chí văn học Mita Bungaku. Sau đó ông viết và công bố các truyện ngắn như: Cái chết mỗi ngày, Năm ấy, Công viên ven biển… với phong cách tinh tế, miêu tả sự phi lý của cái chết và tuổi trẻ thời kỳ hậu chiến. Ông qua đời năm 34 tuổi do tai nạn giao thông.

  • Nhà văn Ấn Độ (người Hindi), Krishna Baldev Vaid sinh năm 1927. Ông học đại học tại Punjab và Harvard; dạy học tại nhiều trường đại học ở Ấn Độ và Mỹ. Ông viết tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn, phê bình và dịch thuật văn học. Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Nga, Nhật và các tiếng khác ở Ấn Độ.

  • HÁCH XUYÊN THỨ LANG
                          (Nhật)

    Phải dấu việc này không cho anh ấy biết. Lãng Tử nghĩ vậy và nắm chặt bao nhỏ trong tay, tần ngần rảo bước trên cầu. Đêm tối không người với dòng sông lặng lẽ trôi giữa một màn đen kịt, và rồi nó sẽ mang đi điều bí mật của ta.

  • DHUMKETU

    Dhumketu là bút danh của Gaurishankar Govardhauram, là nhà văn Ấn Độ (1892 - 1965), thường được xem như là một trong những người khai sáng loại hình truyện ngắn. Tác phẩm của ông thường có bút pháp gây xúc động, lãng mạn hoặc miêu tả đậm nét những cảm xúc của con người.