Câu chuyện cổ tích

14:32 27/11/2009
KOMATSU SAKYOKomatsu Sakyo sinh tại Osaka (Nhật Bản) (28/1/1931). Nhà văn chuyên viết  truyện khoa học giả tưởng nổi tiếng của Nhật Bản. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kyoto, chuyên ngành Văn học Italia. Từ năm 1957 là phóng viên đài phát thanh Osaka và viết cho một số báo. Năm 1961 chiến thắng trong cuộc thi truyện ngắn giả tưởng xuất sắc do tạp chí “SF Magasines” tổ chức. Tác phẩm của Komatsu đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Có bốn tiểu thuyết đã được dựng thành phim.

Nhà văn Sakyo Komatsu - Ảnh: Internet

Vượt qua đoạn bờ dốc đứng bên lối vào hẻm núi, con sông réo lên sôi sục và tung ngầu bọt, nhưng sau đó nó mang dòng nước của mình trôi đi một cách hiền hòa.

Người đàn bà phát hiện ra cái khoang sự cố hình tròn trôi xuôi xuống phía dưới theo dòng nước đầu tiên. Chồng cô đã dùng xe cần trục vớt nó lên. Cái khoang màu hồng thẫm, họ chưa từng trông thấy một thứ như thế bao giờ. Sau khi lên cạn, nó tách làm đôi, và từ bên trong đổ nhào ra một cư dân vũ trụ bận đồ bay hồng nhạt. Bộ đồ bay lập tức căng phồng lên khi tiếp xúc với không khí. Hẳn vị cư dân vũ trụ này đã đến từ một hành tinh có bầu khí quyển rất dày đặc.

- Cám ơn các vị đã cứu sống! - anh ta nói bằng thứ ngôn ngữ được sử dụng chung trên khắp dải Thiên Hà. - Tên tôi là Mumu. Nếu không gặp được các vị đây, tôi e mình đã nguy to rồi. Thật đúng là xui xẻo: tôi đang lái tên lửa đưa thư thì nó nổ, khó khăn lắm mới kịp phóng ra bên ngoài - đành phải vậy! - và rơi xuống dòng nước. Này, thế còn các vị, sao các vị lại ở đây? - anh ta nhìn quanh, rồi quay sang quan sát đôi vợ chồng.

Người đàn ông và đàn bà đưa mắt nhìn nhau bối rối.

- Chuyện là... - người đàn ông nói, mắt nhìn xuống. - Tên tôi là Dad, còn vợ tôi là Ba.

- Các vị có thể chia sẻ nhiên liệu với tôi được không? Có lẽ trong tên lửa của các vị hãy còn dôi ra đôi chút. Nếu còn nhiên liệu, lẽ ra tôi đã tới được đường băng phóng các tên lửa đưa thư, mà ở đó thế nào người ta cũng tìm thấy tôi...

- Chúng tôi hẳn đã sẵn lòng chia sẻ, có điều... - Dad ngắc ngứ. - Chuyện là chúng tôi chưa kịp xuống mặt đất, thì tên lửa đã bị một bộ lạc săn bắn hoang dã nào đó chiếm mất, một bộ lạc chiến binh đáng sợ. Tôi thậm chí không biết đích xác có chuyện gì xảy ra với nó nữa. Nó đang ở đoạn hạ lưu của dòng sông này.

- Ấy là vì đầu tiên chúng tôi chỉ muốn xem xét quanh đây, - Ba nói thêm. - Chúng tôi không mang theo vũ khí lúc ra ngoài thám thính. Và thế là...

- Vậy các vị định làm gì ở đây? Không ở lại vĩnh viễn nơi cái xứ heo hút này đấy chứ? Hay cái hành tinh nhỏ xíu này hợp ý các vị? - Mumu cười nhạo.

- Nếu nói thực tình, Mumu ạ, thì là chúng tôi trốn nhà đi. - Dad nói trong khi bóp mạnh tay cô vợ. - ở thế giới của chúng tôi không được dễ chịu cho lắm. Sự phân chia đẳng cấp hết sức nghiêm ngặt. Một cô gái thượng lưu không có quyền lấy một anh chàng công nhân bình thường làm chồng.

Đôi mắt của Ba sáng lấp lánh.

- Phải, phải đấy, thà sống trên hành tinh này, giữa những kẻ man rợ còn hơn! Mà chúng tôi, chúng tôi sắp có con... Không sao, trời sinh voi, trời sinh cỏ, ở đây có khối chim muông. Chỉ làm sao để đừng rơi vào tay bộ lạc chiến binh đó thôi.

- Vậy là... - Mumu dài giọng. - Đằng nào cũng phải đi cứu chiếc tên lửa của các vị. Vũ khí thì đủ. Các vị có thể cho tôi mượn chiếc xe được không?

- Tất nhiên rồi, anh cứ lấy! - Dad chợt buồn thiu. - Tôi cũng sẵn lòng đi với anh, nhưng sợ chẳng giúp được gì nhiều.

- Ồ, anh đừng bận tâm, tôi có người giúp việc mà.

Mumu huýt sáo. Từ trong khoang chập chững vụng về chui ra một con robot. Bé xíu, lũn ca lũn cũn đến nực cười, nhưng rõ ràng là rất đắc lực. Nó vác trên vai một vật gì đó.

- Bé, nhưng mà khá lắm, - Mumu nói, vuốt ve cái đầu kim loại tròn xoe của con robot. - Nào chú bé, đưa tôi cái đó đi. Các vị trông, chúng tôi có thứ gì đây này?

Anh ta cẩn thận đỡ lấy thiết bị có cánh bé tí tẹo, giống hệt con robot. Đó là một tên lửa trinh sát.

- Này, - Ba nói, - anh hãy đem con chó của chúng tôi theo. Nó sẽ chỉ đường cho.

Mumu đã đi khỏi. Họ còn lại hai người trong khe núi. Họ nhìn bầu trời phơn phớt xanh, họ nghe tiếng sóng nước rì rào, họ câu cá. Và chờ.

Ngày thứ tư có tiếng chó sủa quen thuộc vọng tới. Con chó, ngoáy đuôi mừng rỡ, từ trong rừng xanh rậm rì lao ra và nhảy bổ lại với các chủ nhân. Theo sau nó hiện ra chiếc xe.

- Tôi thắng bọn chúng rồi! - Mumu kêu to trong lúc hãm xe chạy chậm lại trên bãi cát và giơ cao bình nhiên liệu. - Tôi đã làm chúng sợ đến nỗi bây giờ chẳng dám dây dưa đến tên lửa nữa.

- Hay quá! - người đàn bà reo lên. - Bây giờ anh có thể trở về nhà được rồi.

Mumu tiếp nhiên liệu cho chiếc khoang hồng thẫm. Sau đó anh ta nhìn hai người đăm đăm.

- Tôi không biết mình sẽ làm được gì nếu không có các bạn nữa. Các bạn đã cứu sống tôi hai lần, - anh ta im lặng trong giây lát. - Nhưng các bạn quyết định ở lại đây một cách nghiêm túc đấy chứ? Không muốn quay trở về thế giới của nền văn minh Thiên Hà sao? Ở đây rồi các bạn sẽ vất vả đấy...

Người đàn bà đầm đìa nước mắt. Cô tựa sát vào chồng.

- Xin làm ơn, hãy quên chúng tôi đi! - Ba thì thầm, ngước hàng mi ẩm ướt lên. - Xin đừng bao giờ kể về cuộc gặp gỡ này cho ai hết cả...

- Tôi hứa, - Mumu gật đầu. - Tạm biệt các bạn!

Anh ta đi mấy bước về phía chiếc khoang màu hồng, rồi đứng lại.

- Các bạn biết đấy, ở đây có nhiều bộ lạc khác nhau. Không chỉ bọn thợ săn hiếu chiến đó đâu. Ở chỗ hạ lưu sông, tôi đã trông thấy những khu làng của một bộ lạc làm nông hiền lành. Có lẽ những con người tội nghiệp đó cũng chẳng yên ổn gì với bọn láng giềng hiếu chiến. Lúc tôi đập vỡ quả tên lửa, họ biểu lộ sự hân hoan của mình bằng đủ mọi kiểu. Các bạn hãy đến với họ, tôi nghĩ rằng họ sẽ vui vẻ tiếp nhận các bạn đấy. Còn không, ở đây các bạn sẽ ra sao với đứa con nào?

- Cám ơn anh! - Dad nói. - Chúng tôi sẽ làm vậy, Mumu ạ.

Mumu vẫy tay và biến mất vào trong khoang, hai nửa hồng thẫm khép chặt lại.

Trong lúc lấy độ cao, Mumu nhìn hai con người bé nhỏ đang dần khuất dạng giữa màu xanh rậm rì.

Bây giờ họ đang đi xuôi xuống phía dưới theo dòng sông. Lạ thật, cuộc đời họ sẽ sao đây... Có thể con cháu họ rồi sẽ lẫn lộn giữa những người Aborighen, và chẳng ai nhớ đến câu chuyện đầy thi vị này nữa. Mà có thể, dù sao đi nữa cũng có một chút gì đó được lưu giữ trong trí nhớ của con người. Chỉ không chắc nó sẽ giữ được nguyên dạng. Vì trí nhớ là một thứ lạ lùng...

- Bà ơi, cháu muốn nghe chuyện cổ tích! - đứa bé dụi đôi mắt đã díp lại bằng hai nắm tay.

- Dào ôi, chẳng lẽ cháu còn chưa chán sao? Bà đã kể hàng trăm lần rồi còn gì.

- Chỉ thêm một lần này nữa thôi, đi bà! - cậu cháu nũng nịu. - Đi nào, chuyện về Momotaro sinh ra từ quả đào ấy, bà nhé!

- Thôi được, để bà kể cháu nghe... Cháu nghe nhé...

Bà lão bắt đầu câu chuyện, tay vẫn liên tục đảo hạt vừng trên chiếc chảo rang:

- Ngày xửa ngày xưa có một ông lão sống với một bà lão. Một hôm ông lão đi vào rừng đốn củi, còn bà lão thì ra sông giặt áo. Trong lúc giặt áo chợt bà lão trông thấy một quả đào to ơi là to màu hồng thẫm trôi trên sông...

Chập chờn trong cơn mơ, cậu bé nghe bà kể nốt câu chuyện cổ tích:

- Và thế là cậu bé Momotaro sinh ra từ quả đào đã lớn lên, rồi cậu đi đánh nhau với bọn quỷ ác chuyên bắt nạt trẻ con. Cùng đi với Momotaro có một con chó, một con khỉ và một con gà lôi...

KIỀU VÂN dịch

(248/10-09)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Salman Rushdie (1947), nhà văn và người viết tiểu luận, gốc Ấn, hiện sống tại Mỹ, là tác giả của nhiều tiểu thuyết gây tiếng vang, như Những đứa con của nửa đêm, được trao giải Booker, năm 1981, và cả những tiểu thuyết gây tranh cãi như Những vần thơ của Satan, 1988. Văn phong Rushdie thâm trầm, khoáng lộng, hài hước và tươi mới.

  • FRANK O’CONNOR  

    Khi tôi tỉnh giấc, tôi nghe có tiếng mẹ ho ở nhà bếp. Mẹ bị ho đã nhiều ngày nhưng tôi không để ý. Chúng tôi sống ở Old Youghal Road, nơi mà vào lúc đó, có một con đường nhiều đồi dốc dẫn tới East Cork.


  • E. RUXACỐP (Nga)

  • ABDULRAZAK GURNAH    

    Tôi nghĩ anh ta đã nhìn thấy tôi đang tiến lại gần, nhưng vì lý do riêng nào đấy nên anh ta vẫn không có dấu hiệu gì.

  • Maurice Druon, sinh năm 1918, theo học Đại học Luật Paris. Trong chiến tranh thế giới ln thứ hai, ông tham gia lực lượng kháng chiến Pháp chng phát xít Đức, là thông tin viên Đài Phát thanh Kháng Chiến. Giải Goncourt 1948 với tác phm "Đại Gia đình" (Les Grandes Familles). Các tác phm đậm chất trữ tình của nhà văn: "Kết thúc đời người" (La Fin des Hommes), "Hẹn gặp tại Địa ngục" (Rendez-vous aux enfers) phản ánh một thiên hướng theo trường phái Balzac.
    Ông đồng thời là tác giả một số tiểu thuyết lịch sử.

  • JENNIFER WALKUP   

    Tôi sẽ không nói với ai về việc chẩn đoán.
    Không hé răng với mẹ hay em gái tôi. Chắc chắn không phải Jake và có lẽ với Steve cũng không hề.

  • GRAHAM GREEN

    Cái chết đến kề như một nỗi nghiệt ngã day dứt mà ta hổ thẹn không dám thổ lộ với bạn bè hoặc đồng nghiệp.

  • ELISABETH SILANCE BALLARD

    Một truyện ngắn cảm động về tình thầy trò. Truyện khiến người đọc có thể nghĩ chuyện xảy ra hôm nay, không phải cách đây hơn bốn mươi năm.

  • Tác giả tên đầy đủ là Heinrich Theodor Böll (1917 - 1985). Ông được coi là một trong những nhà văn lớn nhất của Đức thời hậu chiến. Năm 1972 ông được nhận giải Nobel Văn học. Tác phẩm và quan điểm chính trị của Böll thể hiện khát vọng xây dựng một xã hội mang tính nhân văn. Các tiểu thuyết tiêu biểu của ông: “Thiên thần im lặng”, “Và tôi đã không nói một lời duy nhất”, “Nhà không có người che chở”, “Qua con mắt của chú hề”, “Bức chân dung tập thể với một quý bà”…

  • KATE CHOPIN

    Catherine O’ Flaherty sinh năm 1850 tại Saint Louis, Missouri, bố gốc người Ái Nhĩ Lan, mẹ gốc Pháp, lớn lên trong môi trường đa văn hóa, từ nhỏ đã nói tiếng Pháp đồng thời với tiếng Anh.

  • Nhà văn, nhà thơ, triết gia, họa sỹ, dịch giả Ấn Độ Rabindranath Tagore sinh năm 1861 tại Calcutta, Ấn Độ và mất năm 1941. Ông để lại một di sản văn học - nghệ thuật đồ sộ với hàng ngàn tác phẩm đủ các thể loại. Tagore còn là nhà yêu nước, đòi giải phóng Ấn Độ khỏi sự cai trị của Anh. Ông được trao giải Nobel văn học năm 1913.

  • O’Neil De Noux sinh ngày 29/11/1950 tại New Orleans, bang Louisiana, Hoa Kỳ. Ông là một nhà văn Hoa Kỳ có sức sáng tác mãnh liệt với nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn, đã có 42 đầu sách được xuất bản. Phần lớn sáng tác của ông là truyện trinh thám hình sự, tuy nhiên ông cũng viết nhiều thể loại khác như tiểu thuyết lịch sử, truyện dành cho trẻ em, truyện khoa học viễn tưởng, kinh dị, tình cảm, v.v.

  • JASON HELMANDOLLAR

    Jason Helmandollar là một nhà văn người Mỹ, tác giả của nhiều truyện ngắn nổi tiếng được đăng trên các báo, tạp chí đang thịnh hành lúc bấy giờ như Encounters Magazine, Bartleby Snopes, Title Goes Here, Sideshow Fables. “The Backward Fall” là một trong những truyện ngắn hay và hấp dẫn của ông.

  • TIMUR JONATHAN KARACA

    Timur Jonathan Karaca được sinh ra ở San Francisco. Ông là bác sĩ y khoa khoa gây mê tại UCSF. Ông sống ở Oakland, nơi ông hành nghề. Karaca theo học sáng tác tại Studio Hi Nhà văn San Francisco.

  • Naguib Mahfouz (1911 - 2006) sinh ra trong một gia đình nghèo tại Cairo. Ông học triết học tại Đại học Cairo và làm công chức cho tới khi về hưu năm 1971. Mahfouz là nhà văn lớn của Arab và của thế giới. Ông có 35 tiểu thuyết, 14 tập truyện ngắn và nhiều tác phẩm kịch. Tác phẩm của ông rất phổ biến ở phương Tây. Mahfouz được trao giải Nobel văn chương năm 1988.
    Truyện ngắn dưới đây diễn tả bi kịch của cá nhân khi bị phụ thuộc vào kẻ khác. Tuy nhiên, như rất nhiều tác phẩm khác của văn học Arab, nó còn mang tính ẩn dụ và nghĩa hàm ẩn.

  • ALBERT LAMORISSE (Pháp)

    Albert Lamorisse là một nghệ sĩ đa tài của nước Pháp. Ông vừa viết văn, làm thơ, vừa biên kịch và đạo diễn điện ảnh. Truyện "Quả bóng đỏ" (Le Ballon Rouge) này đã được chính Albert Lamorisse dựng thành phim, rất nhiều người hâm mộ.