Cần coi trọng giáo dục lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ

09:51 25/09/2020

Trước khi đọc bài viết này, xin hãy dành một ít phút tự hỏi chính mình rằng: Bạn có tự hào khi nói “Tôi là người Việt Nam” không?

Tự hào Việt Nam. Ảnh:doanthanhnien.vn

Tự hào dân tộc, đó không phải là một câu chuyện giáo điều. Đó cũng không phải là một điều gì khó hình dung. Đó đơn giản là niềm hạnh phúc khi được sống trên quê hương mình; Là giây phút xúc động khi thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay và giai điệu Quốc ca cất lên đâu đó; Là phút hồi hộp cổ vũ cho đội tuyển quốc gia của mình trong các cuộc thi đấu, hay đơn giản là tự tin trả lời câu hỏi đặt ra ở trên và kiêu hãnh cất lên 5 tiếng “Tôi là người Việt Nam”!

Hôm nay, khi đất nước đứng trước nhiều thách thức; khi xu thế toàn cầu hóa mang lại không ít mặt trái bên cạnh những điều tích cực; khi lòng tự hào dân tộc đang có biểu hiện mai một, giảm sút trong một bộ phận người trẻ thì việc giáo dục để khơi dậy lòng tự hào ấy là hết sức cần thiết. Bởi, lòng tự hào, tự tôn dân tộc đã đưa đất nước Việt Nam nhỏ bé bước ra khỏi những tăm tối, cần lao, khổ đau để có được độc lập, tự do. Lòng tự hào dân tộc đã giúp chúng ta bước qua mọi khó khăn, thử thách và chiến thắng những kẻ thù hùng mạnh nhất để có được ngày hôm nay. Đó là sức mạnh, một thứ sức mạnh kỳ lạ mà bất cứ quốc gia nào muốn phát triển bền vững, muốn vươn lên phải biết gìn giữ, khai khác, phát huy.

Lòng tự hào dân tộc, dĩ nhiên, là điều cần được nuôi dưỡng một cách tự nhiên chứ không thể bằng hô hào, ép buộc. Nó càng không thể là những tô vẽ, ảo tưởng, huyễn hoặc. Nó là những điều gì thực chất, đẹp đẽ nhất trong mỗi công dân. Không ai có thể bắt bạn phải tự hào về quê hương mình và sự tự hào bắt buộc ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì. Sự tự hào phải xuất phát từ trong tim, phải là một sự tự giác. Chỉ như thế nó mới là sức mạnh thôi thúc mỗi cá nhân phấn đấu, cống hiến cho đất nước. Muốn có được điều đó, tất nhiên, phải để họ thấy được những điều đáng tự hào. Đó không chỉ là những giá trị tốt đẹp trong lịch sử mà còn phải ở hiện tại. Đó là việc chính quyền phải luôn đặt lợi ích của quốc gia và nhân dân lên hàng đầu, kiên quyết đấu tranh, loại bỏ tham nhũng, tiêu cực để xây dựng môi trường thực sự văn minh, dân chủ, tốt đẹp. Đặc biệt, để tự hào dân tộc ngấm sâu vào mỗi người thì không gì khác, chúng ta phải coi trọng việc giáo dục lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

Đáng tiếc thay, hiện nay, chương trình giáo dục lại không chú trọng, thậm chí là để  trống phần này. Các nội dung liên quan đến giáo dục đạo đức, văn hóa, truyền thống được đưa vào rất ít và mang tính hình thức. Học sinh và giáo viên bước vào năm học là đặt mình vào một đường đua của thành tích và điểm số. Các em được dạy chỉ để vượt qua các kỳ thi, để vào được ngôi trường mình mong muốn, để sau này kiếm được một công việc có thu nhập cao. Chính bởi vậy nên khi học lịch sử, các em chỉ chăm chăm đọc thuộc các sự kiện đủ để vượt qua những bài kiểm tra chứ không phải từ đó thấy được niềm tự hào với truyền thống đấu tranh của ông cha. Tương tự, các em có thể đọc thuộc rất nhanh những bài ca dao, tục ngữ; những bài thơ, văn về đất nước nhưng lại không thấy được vẻ đẹp của đất nước, con người, văn hóa Việt; không từ đó thấy tự hào và yêu hơn đất nước mình…  Bạn tức giận khi giới trẻ khóc lóc chỉ mong gặp thần tượng là những ngôi sao Hàn Quốc mà không nhớ các anh hùng trong lịch sử của dân tộc, không hay biết tình hình biển Đông? Bạn khó chịu khi giới trẻ chuộng đặt những cái tên sao cho Tây, chạy theo văn hóa nước ngoài mà coi thường những giá trị cổ truyền? Bạn lên án tuổi trẻ thiếu nhiệt huyết, thiếu trách nhiệm với đất nước? Vậy, trước hết, xin hãy nhìn lại xem chúng đã được giáo dục những gì và giáo dục như thế nào? Với chương trình và cách thức giáo dục như hiện nay thì những biểu hiện lệch lạc trong đạo đức, chuẩn mực của giới trẻ là điều dễ hiểu.

Chính bởi thế, trước thềm năm học mới, rất cần phải nhắc lại việc giáo dục lòng tự hào dân tộc cho tuổi trẻ. Chúng ta phải xem đây là mục tiêu quan trọng và có chương trình bài bản; làm nghiêm túc, thực chất chứ không phải hình thức như lâu nay. Tuổi trẻ, họ không chỉ là chủ nhân tương lai mà còn là những người quyết định đến  hiện tại phát triển của đất nước nên nếu để cho tinh thần, niềm tự tôn dân tộc dần nguội lạnh trong tim họ thì hậu quả sẽ khôn lường.

Nguồn: VHNA

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.

  • Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.

  • Cùng với các loại nhu yếu phẩm, thời gian qua, nhiều tổ chức và đơn vị xuất bản đã chung tay đưa sách vào các khu cách ly và phong tỏa do dịch bệnh trên địa bàn TPHCM. Trong những ngày phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động đưa sách đến tay bạn đọc thật có ý nghĩa.

  • Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các phần mềm dịch thuật miễn phí và có phí ra đời ngày càng nhiều, hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển ngữ. Tuy nhiên, vai trò của dịch giả vẫn không thể thay thế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản.

  • Thời gian qua trên các trang mạng xã hội dấy lên những cuộc chiến livestream, có kênh thu hút hàng trăm ngàn người xem, cả trong và ngoài nước.

  • Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã đề cập mức hỗ trợ dành cho diễn viên, nghệ sĩ hưởng lương hạng bốn trong các đơn vị nghệ thuật công lập. Đây được xem là bước đi thiết thực, ý nghĩa, góp phần kịp thời chia sẻ khó khăn cho đội ngũ nhân lực trẻ ở các loại hình nghệ thuật biểu diễn.

  • Những hình ảnh trống vắng, im ắng của một thành phố vốn sôi động, náo nhiệt trước đây được nhiều nhiếp ảnh gia, những người chụp ảnh chuyên và không chuyên ghi lại. Rất nhiều bức ảnh đẹp về con người thành phố nghĩa tình, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo khi dịch bệnh bùng phát gợi cho người xem nhiều xúc cảm…

  • Bằng những cách khác nhau, các nhà văn của thành phố đã và đang chung tay tham gia phòng chống dịch Covid-19. Từ trực tiếp tham gia công tác thiện nguyện cho đến tìm kiếm chất liệu để có những tác phẩm gắn liền với đời sống người dân trong những ngày này.

  • Trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch bệnh, các buổi trò chuyện, giao lưu, giới thiệu sách trực tiếp đều tạm hoãn, tuy nhiên, nhiều hoạt động vẫn được tổ chức theo các hình thức khác nhau nhằm kết nối với độc giả qua những trang sách, góp thêm niềm vui đọc.

  • Khi khán giả chưa thể đến rạp, sân khấu chưa thể sáng đèn, việc xây dựng và triển khai mô hình “nhà hát truyền hình” được xem là hướng đi phù hợp để không làm đứt đoạn dòng chảy biểu diễn nghệ thuật trong đại dịch. Ðồng thời, giữ lửa đam mê nơi nghệ sĩ và mang đến nhiều cơ hội giúp công chúng được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao.

  • Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, nhiều đơn vị sân khấu truyền thống đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động, hoặc tình trạng nguồn nhân lực bị suy giảm trầm trọng. Trong khi đó, số lượng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực sân khấu truyền thống đang dần mai một, việc đào tạo nghệ sĩ trẻ gặp không ít khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách, rất cần được ngành văn hóa và các cơ quan chức năng quan tâm kịp thời.

  • 0 giờ ngày 9-7, khi TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cũng là lúc nỗi lo lắng phủ trùm lên hàng vạn mảnh đời sống khó khăn, vô gia cư, chạy cơm từng bữa.

  • “Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có về Nam Định với anh thì về/ Nam Định có bến đò Chè/ Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”.

  • Phá bỏ và xây mới tiêu hao rất nhiều năng lượng, lãng phí nguyên nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Việc chuyển đổi công năng công trình cũ nên được ưu tiên. Vấn đề là công trình ấy sẽ được biến đổi công năng như thế nào trong tương lai để mang lại giá trị cho xã hội.

  • TP.HCM đã qua gần 5 tuần thực hiện giãn cách xã hội và Chỉ thị 10, chị tôi và những người thân của chị, hay chú Bảy, chú Út chạy xe ôm trước cơ quan tôi cũng như nhiều người khác, đã thấm mệt mỏi với sự sợ hãi, lo âu...

  • Gia đình có vai trò quan trọng trong việc chọn lọc, lưu truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Phát triển gia đình là nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trước tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gia đình Việt đã trải qua những biến chuyển lớn, kéo theo sự thay đổi các giá trị gia đình truyền thống. Vì vậy, xác định hệ giá trị chuẩn mực mới cho gia đình Việt Nam là công việc cần thiết hiện nay.

  • Vào cuối tháng 4-2021, các diễn viên trong Đoàn múa rối Rồng Phương Nam (Nhà hát nghệ thuật Phương Nam) tất bật tập vở mới Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để kịp công diễn dịp hè. Khi mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng thì đợt dịch Covid-19 ập đến, những diễn viên múa rối nước của đoàn tứ tán khắp nơi. Kẻ về quê, người ở nhà trông con…, mong chờ ngày được hội ngộ khán giả.

  • Trong Offline: Giải phóng tâm trí khỏi căng thẳng trên điện thoại thông minh và mạng xã hội (Tân Việt Books và NXB Dân Trí), hai tác giả Imran Rashid và Soren Kenner sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin gây sốc về cách các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Apple, Google và Instagram… sử dụng cách “hack tâm trí” để khiến bạn và con bạn bị cuốn hút vào các sản phẩm của họ.

  • Với người Phật tử, dù không có một quy định nào, nhưng có lẽ Đại lễ Phật đản là một sự kiện vui tươi và thành kính nhất, có sức cộng hưởng trên toàn thế giới.

  • Đại dịch Covid-19 đã khiến cả xã hội đảo lộn, nhiều ngành nghề gặp khó khăn. Sân khấu – ngành nghệ thuật biểu diễn trực tiếp cũng rơi vào tình trạng vô cùng vất vả.