HOÀNG DIỆP LẠC
Người ta biết đến Nguyễn Duy Tờ qua tập sách “Xứ Huế với văn nhân” xuất bản năm 2003, với bút danh Nguyễn Duy Từ, anh lặng lẽ viết với tư cách của một người làm ngành xuất bản.
Năm 2010 anh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài: “Sự vận động của dòng văn học hiện thực Việt Nam 1930 - 1945” qua những tác phẩm lớn của các tác giả tên tuổi đã dấn thân, để lên án mạnh mẽ sự hà khắc của chế độ thời bấy giờ. Thật bất ngờ trong không khí tưng bừng của những ngày Festival Huế 2016, Nguyễn Duy Từ lại ra mắt tập thơ “Viết ở Tử Cấm Thành”, bìa do nhà thơ Hải Trung thiết kế, cùng những phụ bản của họa sĩ Đặng Mậu Triết, Nguyễn Đăng Sơn. Càng ngỡ ngàng hơn, khi mỗi bài thơ của anh đều mang dáng vẻ của một thi nhân đang suy tư về các vấn đề xã hội đầy trách nhiệm. Từng câu từng chữ trong mỗi bài thơ của Nguyễn Duy Từ như một phép tinh giản đến mức kiệm chữ.
Mỗi nhà thơ, mỗi người làm thơ, dù chỉ một bài hay hàng trăm bài, nếu thơ chỉ là trò giải trí bông đùa rẻ rúng, hoặc dành cho những kẻ mua danh bọt bèo thì chẳng có gì để nói. Bởi vì thơ là tiếng lòng, là nỗi trắc ẩn của một con người không vô cảm trước đồng loại, không thờ ơ trước bất công. Trong ý nghĩa đó, thơ Nguyễn Duy Từ đã góp phần lên án cái ác, cái xấu, lên án những con người im lặng, thản nhiên trước cái xấu ác đang hoành hành, cho dù anh chỉ nghe mẩu tin trên tờ nhật báo:
Lũ tội đồ đời mới
không đóng đinh Chúa Jesu vào cây thập giá
chúng đóng hàng ngàn Chúa Trời vào phòng hun lửa
dìm vào đói, vào khát, trói vào hàng rào chất nổ treo giăng lúc lỉu
và nỗi sợ hãi tột cùng.
Ơi những em bé thiên thần Beslan!
Cái ác không ngoại trừ một ai, dù cho là trẻ thơ, trước cuộc chiến phi nghĩa đã khiến hàng trăm người vô tội bỏ mạng, hàng triệu người phải di cư, trong đó có hình ảnh em bé Aylan Kurdi chết trôi vào bờ biển đã khiến nhà thơ liên tưởng đến “Một tương lai đã chết” dù nền văn minh nhân loại đã bước qua thế kỷ hai mươi mốt.
Tháng 9 năm 2015:
- Em bé Aylan Kurdi
- Người Siria
- Đã chết trên đường di cư
- Xác dạt vào bờ biển nước Thổ.
Và nỗi trăn trở của anh về con người, xã hội mà những lời hứa suông luôn đẹp luôn hay, nhưng tính người không còn nữa, chất người đã không còn nữa.
Còn bao nhiêu tính người, để đo?
Còn bao nhiêu chất người, để giữ?
Khi mọi lý tưởng vẫn chỉ là giả định về một thế giới không yên bình, với nhà thơ sự bất an luôn chờ chực trong tâm tưởng:
Thời đại chưa tan băng những nắm đấm micrô,
Hòa bình treo trên đầu chót lưỡi.
Thời đại những viễn ảnh sáng lòa
Người hành hương đi mãi không nhà
Bất kỳ ở đâu trên mặt đất này, người nghệ sĩ như một kẻ cứu chuộc, một kẻ tình nguyện hành hình trong thế giới tinh thần, để hóa thân nỗi đau qua ngòi bút, nhằm lên án sự dối trá, lên án sự dã man, phi nhân tính, đi ngược lại con đường tiến bộ của loài người. Trong đó có những con người không dám vứt bỏ những sai lầm bị thế giới lên án, không thể làm ra cái mới hay hơn, lại đi chỉnh sửa câu chuyện đã được cả thế giới tiến bộ công nhận. Sửa Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du; một danh nhân văn hóa thế giới, như một sự xúc phạm tiền nhân, xúc phạm vào truyền thống văn hóa dân tộc. Điều đó đã khiến Nguyễn Duy Từ gióng lên từ cõi lòng:
Đất nước thế kỷ hai mươi mốt,
Có người đem “Truyện Kiều” sửa đổi.
Giật mình tưởng có thi hào mới,
Giật mình tưởng có kiệt tác mới.
Cụ Nguyễn Du ơi!
Thơ Nguyễn Duy Từ tứa ra từ nỗi đau, nỗi nhớ, nỗi buồn ẩn trong tận từng con hồng cầu. Anh nhớ mẹ, hình ảnh người mẹ xuất hiện nhiều trong tập thơ, nhưng có lẽ vẫn là chưa đủ. Anh nhớ những chiều đông giá buốt khi đang học Sư phạm một Hà Nội, chợt nhớ mùi rơm rạ, bụi môn, bó củi, con heo,... ở quê nhà của một thời chưa xa, qua bài “Tiếng thở đêm”:
Hãy bỏ ta đi cơn mỏi.
Mai có còn tiếng bước chân rối rít, líu ríu dạ thưa thăm thẳm nỗi
niềm, mẹ móm mém miệng cười tươi màu hồng trầu cau, mẹ rằng
đau trông được thấy dâu con, rau muống rau khoai tương cà mắm
muối ngon như lát bánh chiều ba mươi.
“Tiếng thở đêm” hay chính là lời thao thức của một kẻ ly hương đang độc thoại trong kí ức, độc thoại cùng những âm thanh thánh thót của tiếng chuông, những âm hưởng của nền văn minh bao cấp còn kẹt lại trong góc khuất thị thành, hay chính là gợi tưởng về một người em hiến tặng giọt lệ được nhà thơ thi vị hóa thành giọt mưa.
Đêm dài.
Có tiếng chuông ngân đâu đây nhỉ? Hay tiếng leng keng tàu điện
Bờ Hồ về Cầu Giấy, Hà Đông, Đồng Xuân, Mơ, Bưởi… Hôm ấy em
tặng tôi một giọt mưa, và nói rằng anh đưa ướp vào trang sách phố
Tràng Tiền, Đinh Lễ để về quê mãi nhớ tấm lòng em.
“Tiếng thở đêm” là cách diễn đạt thơ theo lối viết văn xuôi, nhưng âm hưởng bài thơ rất nhẹ, đưa người đọc trở về cùng những kí ức của làng quê, của phố thị thời người ta tặng nhau “một giọt mưa”, cái thời lãng mạn siêu hiện thực đó bây giờ tìm đâu ra. Cái thời vật chất chưa lên ngôi thống trị những tâm hồn gọi là trí thức như bây giờ.
Tập “Viết ở Tử Cấm Thành” là tập thơ đầu tiên của tiến sĩ Nguyễn Duy Tờ, tập thơ chuyên chở một nội hàm sâu sắc, cảnh báo về sự xuống cấp của con người, của xã hội. Qua đó, anh đã gửi gắm tình cảm của mình với vùng đất anh đã ngang qua như Hà Nội, Huế, Nha Trang, Pleiku, Cần Thơ,... và những người thân đã đồng hành cùng anh trong mỗi chặng đường, để rồi người còn, người mất, nhưng nghĩa tình luôn đọng lại trong “Vũ điệu Tử Cấm Thành”:
Tử Cấm Thành
Một chiều thu ta gặp
Ngọn gió xưa thủ thỉ gọi trời xanh
Tiếng gót chân khẽ chạm lạnh sân rồng.
H.D.L
(TCSH328/06-2016)
NGUYỄN HỒNG TRÂNNữ sĩ Tương Phố tên thật là Đỗ Thị Đàm sinh ngày 14/7/1900, nguyên quán ở xã Bối Khê, tổng Cẩm Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên và mất ngày 8/11/1973 tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
TRƯỜNG KÝ(“Nụ cười Áp-xara”: Truyện ký của Hà Khánh Linh, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1983)
PHẠM PHÚ PHONGChính cái bìa tập truyện ngắn là Sứ giả Việt Hùng do hoạ sĩ Đinh Khắc Thịnh trình bày đã gợi ý tưởng cho tôi viết bài này, sau khi đọc đi đọc lại vài lần tập truyện ngắn gồm có chín truyện của Việt Hùng - chín truyện ngắn anh viết trong vòng hơn mười hai năm, kể từ khi tập truyện ngắn đầu tay Cô gái hoàng hôn (1997, cũng gồm có chín truyện ngắn), ra đời cho đến nay.
Ý THIỆNVào ngày 27, 28 tháng 7 năm 2001, tại chùa Từ Đàm - Huế đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Gia đình Phật Hoá Phổ - tổ chức tiền thân của Gia Đình Phật tử Việt Nam, với hơn 3000 đoàn sinh về tham dự. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của nhiều tầng lớp nhân dân thành phố Huế cũng như phật tử khắp nơi trên đất nước.
NGUYỄN ĐỨC TÙNGNguyễn Đức Tùng: Chào nhà thơ và cô giáo dạy văn Đinh Thị Như Thúy. Được biết chị đang sống và làm việc ở một huyện thuộc tỉnh Đắc Lắc. Chị có tìm thấy cho mình một quê hương ở đó không?
ĐINH XUÂN LÂM - VÕ VĂN SẠCHTrong khi khai thác tư liệu về phong trào đấu tranh yêu nước chống xâm lược Pháp hồi cuối thế kỷ XIX của nhân dân ta tại Cục lưu trữ Trung ương, chúng tôi có tìm được hai bài thơ nôm của vua Hàm Nghi ban cho các quân thứ Bắc kỳ.
HỒ THẾ HÀKỷ niệm 8 năm ngày mất nhà thơ Tố Hữu (9-12-2002 - 9-12-2010)
NGUYỄN NHÃ TIÊNTừ buổi trình làng tập thơ “Bông hồng ngủ quên”, tiếp theo là tập “Nhặt mùi hương trầm đâu đây”, cho đến bây giờ thi phẩm thứ ba của Võ Kim Ngân “Viết lúc sang mùa” vừa mới được Nxb Văn học cấp phép ấn hành tháng 7-2010.
THANH THẢO(Đọc “Bán đảo” của Thái Bá Lợi)
TRẦN HUYỀN TRÂNNgày 10 - 10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Công ty Văn hóa Phương Nam đã tổ chức buổi tọa đàm về tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường của nhà văn Nguyễn Khắc Phê. Buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà văn, nhà nghiên cứu và đông đảo sinh viên các trường đại học.
KIM QUYÊNSau tập thơ Ngày đầu tiên(*), nhà văn Trần Hữu Lục tiếp tục ra mắt bạn đọc tập Góc nhìn văn chương(**) và anh sẽ xuất bản tập truyện ngắn Trần Hữu Lục (tuyển chọn năm 2010). Thật là một mùa bội thu với nhà văn Trần Hữu Lục.
HỒNG DIỆU(Nhân đọc Trái tim sinh nở và Bài thơ không năm tháng *)
MAI VĂN HOANTôi cố hình dung những tháng ngày nhà văn Hồng Nhu trăn trở, băn khoăn lựa chọn việc trở về quê hay ở lại thành phố Vinh - nơi anh từng gắn bó đã hơn hai mươi năm với bao kỷ niệm vui buồn.
KHẢI PHONG“Thơ kỵ nhất viết điều người đã viết! Nhưng biết sao, khi tôi mến sông Cầu…Lòng khẽ nhắc: đừng nói điều đã viết,Sao âm vang cứ mãi gọi: sông Cầu”
(Về cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế do Sông Hương tổ chức)BAN TỔ CHỨC CUỘC THINhằm tạo không khí sáng tác, phát hiện các cây bút trẻ Huế, trong khuôn khổ Chương trình Phát triển Tài năng Trẻ, Tạp chí Sông Hương tổ chức Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên đang theo học các trường đại học và cao đẳng ở Huế.
LÊ HUỆCuộc thi Truyện ngắn cho sinh viên Huế do tạp chí Sông Hương tổ chức đã thu hút được sự tham gia của rất nhiều các bạn trẻ mang trong mình khát vọng văn chương. Những truyện ngắn dự thi đã cho ta thấy được một vóc dáng mới của các cây bút trẻ Huế hiện nay: phản ánh cuộc sống đương đại từ nhiều góc cạnh bằng bút pháp tinh tế, mới mẻ, giàu trí tuệ và đầy chất thơ. Mười lăm truyện ngắn xuất sắc lọt vào chung khảo đã được tập hợp lại thành ấn phẩm mang tên “Yêu xa xa một phút”.
PHAN MINH NGỌC“Bài thơ về biển khơi” (*) là tập sáng tác đầu tay của cây bút nữ Trần Thùy Mai.
NGÔ HƯƠNG GIANGLàm thế nào để diễn giải hợp lý về Tường Thành?
KHẢI PHONGTôi đã có dịp gặp những trang thơ chân chất của Nguyễn Quang Hà trong “Tiếng gà trên đỉnh chốt”(1). Lần này gặp văn Nguyễn Quang Hà trong “Mùa xương rồng nở hoa” (2), cảm tưởng lưu lại trong tôi là văn anh gây được ấn tượng mạnh hơn thơ.
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT19 lời chứng của những ONS(1) cuối cùng, lần đầu tiên được lên tiếng qua công trình nghiên cứu hoàn hảo của bà Liêm Khê LUGUERN(2) là những nhân chứng cuối cùng trong số khoảng 27.000 người từ Đông Dương bị lùa đến nước Pháp từ tháng 10/1939 đến tháng 6/1940 để phục vụ cho guồng máy chiến tranh của thực dân Pháp trong Thế chiến thứ II.