Cảm động và hài hước về tình thầy trò xưa- nay

14:32 18/11/2014

Với giọng văn sinh động, pha chút hài hước, hình minh họa ngộ nghĩnh, phù hợp với lứa tuổi học trò: “Chuyện kể về thầy trò thời xưa”, “Những tấm lòng cao cả” hay bộ văn học teen “Cười lên đi cô ơi”… sẽ đem đến cho độc giả nhiều cung bậc cảm xúc và hoài niệm.

Người thầy, dù ở bất cứ thời đại nào, bất cứ xã hội nào, cũng luôn ở vào vị trí được trân trọng. Nước Việt Nam ta từ xưa đã là một nước văn hiến, giáo dục và khoa cử đã sớm trở thành truyền thống lâu đời, đóng góp trực tiếp vào di sản văn hóa dân tộc. Trong xã hội Việt Nam từ xưa, người thầy không chỉ là người làm nghề dạy học, mà vượt lên cao hơn, là một nhân cách trí thức mang tính mẫu mực của cộng đồng. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, Dân trí xin giới thiệu một số tựa sách ý nghĩa về tình thầy trò do NXB Kim Đồng ấn hành

 “Chuyện kể thầy trò thời xưa”

Cuốn sách là tuyển tập 40 câu chuyện dân gian về thầy trò do Giáo sư Kiều Thu Hoạch tuyển chọn. Các câu chuyện được kể ngắn gọn, súc tích với giọng văn sinh động, hài hước, hình minh họa ngộ nghĩnh, phù hợp với lứa tuổi học trò.

Các câu chuyện được tuyển chọn theo tiêu chí bám sát lịch sử, khắc họa và làm sinh động thêm những danh nhân văn hóa - lịch sử trong lịch sử dân tộc như Chu Văn An, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Cao Bá Quát… Chính vì tài năng, phẩm chất của họ đã trở thành tiêu biểu của dân tộc mà những giai thoại, dã sử về cuộc đời nói chung và việc dạy việc học nói riêng của mỗi người cũng được nhân dân trân trọng lưu truyền như những tấm gương mẫu mực cho hậu thế.

Những tích truyện như quan Hành khiển Phạm Sư Mạnh về thăm thầy Chu, ngựa xe làm huyên náo cả vùng bị thầy quở trách, lần sau chỉ dám mặc áo thâm, đi một mình để giữ lễ thầy trò; lời dạy của ông lão dạy cậu học trò Cao Bá Quát “bể học không bờ, siêng năng là bến”; hay triết lý học của Hải Thượng Lãn Ông “đọc sách biết nghĩa là khó, nhưng biết nghĩa cũng không khó bằng tìm ra và phân biệt được lí, mà thấy rộng được ngoài lí lại càng khó hơn”… tuy ngắn gọn nhưng lại vô cùng sâu sắc, thấm thía…

“Những tấm lòng cao cả”

Chúng ta biết gì về con em mình trong một ngày, một tuần, thậm chí một năm khi chúng ở trường học, giữa thầy cô và bè bạn?

Cảm động và hài hước về tình thầy trò xưa- nay

 

Đọc Những tấm lòng cao cả , chúng ta sẽ hiểu thêm về tâm sức của "những người chở đò", hiểu thêm sự cần thiết và quan trọng của mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hôi để giáo dục con em mình trở thành một công dân tốt. Giáo dục phải tiến hành có nghệ thuật, và nghệ thuật văn chương là công cụ giáo dục tốt. Và sự thành công của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis là ở đó...

Nhiều đoạn trích trong cuốn sách này được đưa vào chương trình học bởi các giá trị nhân bản sâu sắc và văn phong giản dị trong sáng của bản dịch. Trong tủ sách mỗi gia đình, trường học không thể thiếu Những tấm lòng cao cả.

“Sao Khuê lấp lánh”

Sao Khuê lấp lánh là tác phẩm viết về cuộc đời của Nguyễn Trãi - một người thầy, một nhà văn hoá lớn, người có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam của tác giả Nguyễn Đức Hiền.

Cảm động và hài hước về tình thầy trò xưa- nay

 

Tác phẩm “xoáy sâu vào thân phận những học trò xuất sắc của thầy Nguyễn Trãi để lại cho đời. Những học trò này đã học và hành theo tư tưởng sáng ngời như ngôi sao Khuê của người thầy Nguyễn Trãi, đã biết nối nghiệp lớn của Nguyễn Trãi, đã biết giữ lòng hiếu trung như nhất với lý tưởng vì dân vì nước của Nguyễn Trãi, đã tìm mọi cách phục hưng đất nước qua cơn nhiễu loạn" (nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Thái).

 “Cười lên đi cô ơi”

Đây là cuốn sách trong bộ văn học teen của nhiều tác giả.

Cảm động và hài hước về tình thầy trò xưa- nay

 

Đất trời chia xuân- hạ- thu- đông, cỏ cây cũng theo đó mà có mùa nảy lộc, mùa đơm hoa, mùa quả chín, mùa lá rụng. Chỉ yêu thương mãi mãi là không mùa...

Trong thế giới tâm hồn lung linh chợt mưa chợt nắng của teen, ngày nào dường như cũng là ngày có bốn mùa, ngày nào dường như cũng chan chứa yêu thương

Cười lên đi cô ơi là tuyển tập 33 truyện ngắn hay nhất về mái trường, thầy cô và tuổi học trò nhiều mơ mộng và hoài niệm.

“Ngày nội trú”

Mở cuốn sách ra, bạn như lạc vào quàn cà phê nho nhỏ rất phong cách của những người bạn cùng nhau thử nghiệm kinh doanh.

Cảm động và hài hước về tình thầy trò xưa- nay

 

Có lúc bạn lại thấy mình trong những bộ phim cổ trang với Dương Quá, Vo Tròn, Chu Tử Liễu. Bạn sẽ ngạc nhiên với sở thích kỳ lạ của một cô gái: Cất mưa vào những chiếc lọ… hoặc hồi tưởng lại những trò nghịch ngợm “nhất quỷ nhì ma” của đám học trò nội trú...

Đây là tập sách đầu tiên của cô gái thế hệ 9X Anh Thy với văn phong trẻ trung và những tình tiết đậm chất teen, sôi nổi, mới mẻ, hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều bất ngờ.

“Cô giáo xì- tin”

Cô giáo của tuổi mới lớn mà không xì-tin thì làm sao phá được kì án do học trò mình “xào” ra? Ngoài cô giáo xì-tin trong bối cảnh rừng miền Đông Nam bộ, bạn sẽ gặp một cô giáo trẻ ở ngoại thành Hà Nội, một thầy giáo ham vui ở vùng sông nước miền Tây, thầy Hiệu trưởng bình dân trong ngôi trường vùng sâu, rồi những dì-giáo, anh-thầy giữa thành phố lớn…

Cảm động và hài hước về tình thầy trò xưa- nay

 

Dẫu nhiều màu, lắm vị trong thế giới lớp học của các teen, nhưng tình cảm chân thành, tình thầy trò là điều chủ yếu đọng lại trong từng truyện. Chính nó đã tiếp sức cho nhiều bạn trẻ tiếp bước theo thầy mình, cô mình… dấn thân vào nghề giáo.

“Ngày tựu trường đặc biệt”

Khi bạn bước vào cấp II sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ: Trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới, đồng phục cũng mới và cả những nội quy mới. Mọi thứ đều mới đến ngỡ ngàng.

Cảm động và hài hước về tình thầy trò xưa- nay

 

Và khi đã bắt đầu quen nhau, những trò nghịch cũng bắt đầu trở nên khó đỡ. Đây cũng là khoảng thời gian mà bạn dễ dàng tìm được những người bạn chân thành, thân thiết và hợp cạ nhất để cùng vui chơi, cùng chia sẻ, học tập và cùng nhau lớn lên.

Ngày tựu trường đặc biệt là cuốn sách dành cho bất cứ ai, dù bạn đang ở tuổi học trò hay đã từng trải qua quãng thời gian êm đềm, mộng mơ và đầy ý nghĩa ấy.

Nguồn: Hà Thanh - Dân Trí

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VŨ SỰ

    Ngày xưa, chuyện “chồng già vợ trẻ” cũng là chuyện thường tình. Xứ Huế đầu thế kỷ 20, cũng có những chuyện thường tình như thế. Nhưng trong những chuyện  thường  tình ấy, cũng có vài chuyện “không thường tình”, ngẫm lại cũng vui.

  • Kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2019)

    NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Đã nhắc đến đường Trường Sơn, có lẽ hầu như ai cũng nghĩ đến Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, nhất là khi vị tư lệnh các lực lượng chiến đấu trên con đường huyền thoại này trong những năm chiến tranh ác liệt vừa ra đi ngay giữa lúc các hoạt động tiến tới kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Trường Sơn đang diễn ra ở nhiều địa phương, đơn vị quân đội…

  • TÔ HỮU QUỴ

    Nhìn những bọt nước lớn nhỏ bám vào nhau lững thững trôi theo vệ đường, tôi nhớ có ai đã nói với tôi mỗi khi trời mưa, bọt nước không vỡ nhanh mà cứ bồng bềnh trên mặt như thế là cơn mưa sẽ kéo dài thật lâu.

  • TRẦN ĐỨC CƯỜNG(*)

    Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi. Đất nước thu về một mối.

  • VÕ THỊ XUÂN HÀ

    Đêm qua có một chàng trai nhắn cho tôi: “Có khi em không phải người phàm thật em ạ”.
    (Xin phép anh cho tôi nói ra điều này vì độc giả yêu quý).

  • HÀ LÂM KỲ  

    Tháng 5 năm 1996, nhân gặp nhà thơ Tố Hữu ở Hội Nhà văn, tôi rụt rè nói với ông rằng có cuốn băng về câu chuyện giữa nhà thơ và Bác Hồ. Ông vui vẻ nhận lời nghe lại.

  • BÙI KIM CHI

    Chút hương chiều bảng lảng. Xôn xao lá me gọi hồn con gái. Mây vội vàng đuổi nắng. Bàng bạc sắc lam pha hồng. Trời nhẹ tênh đưa mây xuống thấp.

  • HOÀNG THỊ NHƯ HUY

    Sáng nay bầu trời âm u màu xám xịt như muốn sụp đổ với những cơn mưa liên tục xối xả, báo hiệu con nước sắp vượt bờ sông Hương.


  • NGUYỄN BÙI VỢI

  • MAI VĂN HOAN

    Bình Trị Thiên trước đây và Thừa Thiên Huế bây giờ vốn nổi tiếng là nơi có nhiều học sinh giỏi. Các lớp chuyên tỉnh đã được thành lập hơn 12 năm nay.

  • LTS: Sáng ngày 8/11/2018, tại Huế đã diễn ra Hội thảo “Đồng chí Nguyễn Chí Diểu với Cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế” do Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức. 

  • YẾN LAN
             Hồi ký

    Sau một chuyến đi dài vào mảnh đất tận miền Tây Tổ Quốc, tôi trở về quê, lòng chưa ráo nỗi nhớ đường, nhớ sá, thì trời đã chớm sang thu.

  • TRẦN QUANG MIỄN  

    Có lẽ, cho đến bây giờ bạn bè, người quen biết vẫn thường gọi tôi:
    - Ê Thành Cát Tư Hãn!
    Vai diễn đó đã thực sự tạo sự khác biệt giữa tôi và bạn bè cùng trang lứa lớp Đệ Tam ban C trường Quốc Học.

  • TRỌNG NGUYỄN

    Nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha kể: “Tết năm 1966, một bà cụ từ bên Lại Bằng (huyện Hương Trà) lặn lội qua Phong Sơn (huyện Phong Điền) thuộc vùng giải phóng để xem chiếu bóng.

  • NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
    (Trích đoạn tuồng lịch sử)

    LTS: Từ thành công của Cách mạng Tháng Tám đến thành công của “Tuần Lễ Vàng” năm 1945, lịch sử Việt Nam đã chứng minh rõ về sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cách mạng và khối đại đoàn kết dân tộc trong thực tiễn. Những dấu mốc ấy đã để lại bài học lớn lao đầy ý nghĩa về xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.

  • NGUYỄN THÁI SƠN

    Trong suốt quá trình lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm, xem báo chí như một thứ vũ khí tư tưởng sắc bén, là tiếng nói của Đảng và Nhà nước và cũng là diễn đàn xã hội rộng lớn của nhân dân.

  • Kỷ Niệm Ngày Thương Binh Liệt Sỹ 27/7  

    BÙI XUÂN HÒA  
                  Ghi chép 

  • ĐẶNG NHẬT MINH   

    Anh Trần Đăng Nghi trên tôi 7 tuổi, thuộc thế hệ các dì các cậu tôi ở Huế. Tôi biết anh qua dì tôi, bác sĩ Nguyễn Ngọc Toản và ông anh họ tôi là kỹ sư Lê Đình Cát, những người bạn chí thân của anh từ thuở cắp sách đi học ở Huế cho đến khi đã về già. 

  • TÔ NHUẬN VỸ

    Có những nội dung, định hướng trên tạp chí bây giờ đã bình thường, nhưng vào thời gian cách nay hai ba chục năm là quá chừng rối rắm, phức tạp. Như Hòa hợp trong văn chương, văn hóa.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ   

    Nhận thư Tòa soạn “Sông Hương” nhắc viết bài cho số kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên, lời đáp là một “tự vấn”: Không biết viết cái chi đây?