Cải lương không chết, nhưng…

09:07 19/04/2018

Tại hội thảo khoa học chuyên đề “Những tinh hoa sân khấu cải lương thể hiện qua các vai diễn về đề tài lịch sử” vừa tổ chức tại Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM, những nghệ sĩ, nhà giáo, nhà lý luận phê bình sân khấu kỳ cựu, đều có chung nhận định: “Cải lương không thể chết!”.

Tuy nhiên, làm cách nào để sàn diễn mang đậm bản sắc văn hóa nghệ thuật dân tộc này duy trì, thích nghi và trụ vững là điều không dễ.

NSƯT Triệu Trung Kiên, Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam, nêu quan điểm: “Có một sự thật rằng, hiện nay sân khấu cải lương đang “hấp hối”. Nghệ thuật truyền thống đang đứng trước cơn bão du nhập văn hóa thế giới. Sau nữa, từ nhiều thập niên qua, cải lương còn thiếu những cải cách mạnh mẽ, tươi mới, phù hợp sự phát triển chung của thời đại. Nhưng, nếu muốn cải cách cần phải có sự chung tay của nhiều cấp, ngành văn hóa và toàn giới nghệ sĩ, những người đang làm nghề. Cần thiết phải cải cách sân khấu cải lương, đổi mới với sự tận dụng, phát huy tốt những giá trị tích cực mà ông cha để lại”.

Cần phải khẳng định, 100 năm qua, nghệ thuật cải lương Việt Nam đã có bước phát triển và đạt những thành tựu to lớn, góp phần bồi đắp nên ngành văn hóa của dân tộc Việt Nam, phục vụ những nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Tuy nhiên, NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, cho rằng, có nhiều vấn đề cần phải đánh giá, cần phải khẳng định và cải tiến.
 
“Nghị quyết Trung ương 6 có nội dung sắp xếp lại các đơn vị nghệ thuật (nhiều đơn vị nghệ thuật tập hợp lại thành một nhà hát), trong đó có cải lương. Điều này khiến tôi lo là bản sắc nghệ thuật bị xáo trộn trong một tổ chức hành chính. Như vậy, rất cần phải có luật bảo vệ văn hóa để có chiến lược đầu tư, phát triển. Hiện nay, điểm yếu của chúng ta là vấn đề đầu tư cho các vở diễn sân khấu còn rất hạn chế, trong khi sân khấu đang đứng trước những thách thức của cuộc cách mạng 4.0, phải làm thế nào để sân khấu phát triển theo kịp thời đại…”, NSND Lê Tiến Thọ nhấn mạnh.
 
Những vấn đề đặt ra hiện nay đều xoáy vào công cuộc đổi mới của sân khấu, nhất là công tác đào tạo nguồn nhân lực kế thừa, việc cập nhật và mở rộng kiến thức nền trong giáo trình - giáo án giảng dạy, vấn đề truyền dạy đủ và đúng chuẩn kiến thức nền cần phải có cho sinh viên ngành sân khấu.
 
Bên cạnh việc gìn giữ những bài giảng truyền thống có sẵn, hiện nay, cần thiết phải cập nhật và bổ sung các kiến thức mở rộng, giá trị, phải tạo điều kiện để thế hệ kế thừa có nhiều cơ hội tiếp cận sàn diễn, liên tục được rèn nghề theo chiều sâu về chuyên môn. Với công tác đào tạo, đây là vấn đề then chốt. Ngoài ra, nhất thiết, các em phải được mở rộng kiến thức văn hóa - lịch sử, kiến thức dân tộc và đặc biệt là cần phải tạo nhiều điều kiện, cơ hội để sân khấu truyền thống đến gần hơn với công chúng.
 
Nói như NSND Lê Tiến Thọ: “Chúng tôi mong các thầy đầu tư nhiều hơn nữa về đề án, giáo trình, giáo án về sân khấu, trong đó có sân khấu cải lương, tất cả phải được giải quyết bằng khoa học. Phải đặt ra vấn đề ngoại lai trong sân khấu cải lương, trong đó có múa, âm nhạc, phải có sự đánh giá lại, phải Việt hóa nó. Cần thiết phải có những cuộc tập huấn nâng cao trình độ cho nghệ sĩ, để các đề tài, nhân vật lịch sử khi được thể hiện trên sân khấu được hoàn chỉnh, đẹp, đúng chuẩn…”.
 
Và không chỉ có vậy, cũng cần quan tâm đến vấn đề đầu tư cho sáng tạo, sáng tác tác phẩm, quảng bá tác phẩm, chăm lo cho nghệ sĩ làm sao để nghệ sĩ có thể sống bằng nghề…

Theo Thúy Bình - SGGP
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Phải giải thích cho mỗi người thích giải
    Cần công bằng với những kẻ bằng công.

  • LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.

  • UÔNG TRIỀU

    Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.

  • VIỆT HÙNG

    Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                 Ghi chép

    Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".

  • TRUNG SƠN

    Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.

  • HOÀNG ĐĂNG KHOA  

    Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.

  • "Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".

  • Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.

  • Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.

  • Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.

  • Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

  • 30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.

  • Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.

  • Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.