Cái chết bất biến ở trên tình yêu

15:18 04/05/2010
GABRIEL GARCIA MARQUEZ (COLUMBIA) Ngài nghị sĩ Onesimo Sanchez trước cái chết của ngài có sáu tháng và mười một ngày để đi khi ngài tìm thấy người phụ nữ của đời ngài.

Gabriel Garcia Marquez - Ảnh: ct.gov

Ngài gặp cô ở Rosal del Virrey, một ngôi làng hư cấu mà vào ban đêm là chiếc khăn quàng bí mật cho những con tàu của bọn buôn lậu; và ngược lại, vào thanh thiên bạch nhật trông giống như lỗ thoát nước vô dụng nhất trên sa mạc, đối diện với một mặt biển xấu và không có phương hướng và quá xa khỏi mọi thứ mà không ai đoán được rằng một người nào đó có khả năng thay đổi số phận của bất cứ ai sống ở đó. Thậm chí ngay cả cái tên của nó cũng là một kiểu khôi hài, vì cây hoa hồng duy nhất ở ngôi làng ấy đã bị xài mòn bởi chính nghị sĩ Onesimo Sanchez vào cùng buổi chiều khi ngài gặp Laura Farina. Đó là một điểm dừng không thể tránh khỏi trong chiến dịch tranh cử mà ngài thực hiện mỗi năm bốn lần. Các toa xe lễ hội đã đến nơi vào buổi sáng, sau đó đến các xe tải với những người da đỏ thuê mướn, những người được đem vào thành phố nhằm khuếch trương đám đông ở các buổi lễ công cộng.

Một thời gian ngắn trước 11 giờ, cùng với âm nhạc, hỏa tiễn và những chiếc xe jeep của đoàn tùy tùng, chiếc ô tô thuộc Bộ, màu của nước soda dâu, đến nơi. Nghị sĩ Onesimo Sanchez điềm tĩnh và chịu đựng mưa nắng bên trong chiếc xe hơi có máy lạnh, nhưng chẳng bao lâu sau khi ngài mở cửa ngài bị sốc bởi một ngọn lửa và cái áo sơmi bằng lụa nguyên chất của ngài bị ướt đẫm trong một loại súp nhạt màu và ngài cảm thấy già đi nhiều tuổi và cô độc hơn bao giờ hết.

Trong đời thực ngài vừa bước qua tuổi bốn hai, đã tốt nghiệp ở trường Gottingen với danh giá của một kỹ sư luyện kim, và là một độc giả thèm thuồng, mặc dù không được coi trọng lắm, về việc dịch thuật một cách tồi tệ văn chương Latinh cổ điển. Ngài kết hôn với một phụ nữ Đức lộng lẫy người đã cho ngài năm đứa con và tất cả bọn họ đều hạnh phúc trong ngôi nhà của mình, ngài là người hạnh phúc nhất trong tất cả cho đến khi họ bảo ngài, ba tháng trước, rằng ngài sẽ chết vĩnh viễn vào lễ Giáng sinh sắp tới.

Trong khi những công việc chuẩn bị cho việc tập hợp quần chúng đang hoàn tất, ngài nghị sĩ trù tính có một tiếng đồng hồ ở một mình trong ngôi nhà họ sắp đặt cho ngài nghỉ ngơi. Trước khi ngài nằm xuống, ngài rót một ly nước uống hoa hồng mà ngài luôn giữ cho tươi suốt lúc băng qua sa mạc, dùng bữa trưa bằng ngũ cốc ăn kiêng mà ngài đem theo với mình để tránh các thứ khẩu phần lập lại của ngỗng rán đang chờ ngài trong phần còn lại của ngày, và ngài dùng vài liều thuốc tê trước thời điểm qui định để ngài có biện pháp trước mắt chống lại cơn đau. Sau đó ngài kéo quạt điện đến gần chiếc võng và trần truồng nằm giăng ra trong 15 phút trong bóng của cây hoa hồng, làm một nỗ lực lớn lao ở việc xao lãng tinh thần để không nghĩ đến cái chết trong khi ngài thiếp ngủ. Ngoại trừ các bác sĩ, không ai biết ngài đã bị kết án tử ở một thời hạn cố định, vì ngài đã quyết định cam chịu sự bí mật của ngài hoàn toàn một mình thôi, không có sự thay đổi nào trong cuộc đời ngài, không chỉ vì lòng kiêu hãnh mà còn bởi sự ô nhục.

Ngài cảm thấy hoàn toàn kiểm soát được sự kềm chế của mình khi một lần nữa ngài lại xuất hiện trước công chúng ở đó vào buổi chiều, đã nghỉ ngơi và sạch sẽ, bận một cái quần len thô sợi rộng rãi và một cái áo sơmi bông, và với linh hồn ngài được yểm trợ bởi thuốc giảm đau. Tuy nhiên, sự xoi mòn của cái chết có nhiều tai hại hơn là ngài dự đoán, vì khi ngài bước lên trên bục diễn đàn ngài cảm thấy một sự khinh miệt lạ lùng đối với những người đang chiến đấu cho vận may để bắt tay ngài, và ngài không cảm thấy hối tiếc vì ngài có ở những khoảng thời gian khác cho những toán người da đỏ đi chân trần, những người ít khi có thể chịu được những chất hóa tiêu nóng của quãng trường nhỏ khô cằn.

Ngài làm dịu những tiếng hoan hô với một cái vẫy tay, hầu như với sự giận dữ, và ngài bắt đầu nói mà không có điệu bộ, đôi mắt ngài gắn chặt vào biển cả, đang thở dài với cái nóng. Giọng nói sâu, đo lường của ngài có phẩm chất của dòng nước tĩnh lặng, nhưng bài diễn văn đã được học thuộc lòng và tập huấn rất nhiều lần đến nỗi ngài không có ý nghĩ về bản chất của việc nói sự thật, nhưng, còn hơn thế, như sự đối nghịch của một tuyên bố định mệnh bởi Marcus Aurelius trong cuốn bốn của bộ “Các mối dung hòa” của ông ta.

“Chúng ta ở đây nhằm mục đích đánh bại tự nhiên”, ngài bắt đầu chống lại mọi luận thuyết của ngài, “Chúng ta sẽ không còn bị bỏ rơi trong xứ sở của chúng ta nữa, những đứa trẻ mồ côi của Chúa trong một vương quốc của đói khát và khí hậu tồi tệ, sống lưu vong trong đất nước của chúng ta. Chúng ta sẽ là dân tộc khác biệt, thưa quí ông quí bà, chúng ta sẽ là một dân tộc vĩ đại và hạnh phúc.”

Có một cách sắp xếp trong đội ngũ của ngài. Trong khi ngài nói những người phụ tá của ngài ném những bó chim giấy lên không trung và những sinh vật nhân tạo đi vào đời, bay quanh cái bục diễn đàn bằng ván dày, và đi ra biển. Cùng lúc đó, những người khác lấy các đồ dùng sân khấu và những chiếc lá bằng nỉ ra khỏi các toa xe và trồng chúng trên mặt đất hóa tiêu đàng sau đám đông. Họ kết thúc bằng cách dựng lên một mặt tiền bằng giấy bìa cứng với những ngôi nhà tưởng tượng bằng gạch đỏ có cửa sổ lát kính, và với việc này họ che phủ những ngôi nhà tồi tàn đời thực khốn khổ. Ngài nghị sĩ kéo dài bài diễn văn của ngài với hai đoạn trích dẫn tiếng Latinh nhằm cho trò hề có thêm được thời gian. Ngài hát về những máy móc làm ra mưa, những đồ chăn nuôi súc vật có thể mang đi được cho súc vật nuôi ăn thịt, những loại dầu hạnh phúc sẽ tạo ra rau quả mọc lên trên hóa tiêu và những chùm tử la lan trong những cái thùng trên bậu cửa sổ.

Khi ngài thấy thế giới tưởng tượng của ngài đã được xếp đặt xong cả, ngài chỉ về phía nó. “Đó là cái cách mà nó sẽ hiện hữu cho chúng ta, thưa quí ông quí bà,” ngài la lên, “Coi kìa! Đó là cái cách mà nó sẽ hiện hữu cho chúng ta.” Khán giả xoay quanh. Một tàu xuyên đại dương làm bằng giấy tô vẽ đang băng qua đàng sau những ngôi nhà và nó cao hơn các ngôi nhà cao nhất trong thành phố tưởng tượng. Chỉ có bản thân ngài nghị sĩ để ý thấy kể từ khi nó được thiết dựng lên, đem xuống và chở đi từ nơi này qua nơi khác trong thành phố giấy bìa cứng để chồng vật này qua vật kia đã bị ăn mất bởi khí hậu khủng khiếp và nó hầu như cũng nghèo nàn và bụi bặm giống Rosal del Virrey vậy.

(Minh Họa: Đặng Mậu Tựu)


Lần đầu tiên trong 12 năm, Nelson Farina không đi đón chào ngài nghị sĩ. Ông lắng nghe bài diễn văn từ chiếc võng lưới của ông giữa những phần còn lại của giấc ngủ trưa, dưới lùm cây mát mẻ của một ngôi nhà bằng ván không bào ông đã xây dựng lên với đôi bàn tay của cùng một dược sĩ mà với chúng ông đã quyến rũ và gia hình người vợ thứ nhất của ông. Ông đã trốn thoát khỏi Đảo Quỉ và xuất hiện ở Rosal del Virrey trên một con tàu chở đầy những con chim vẹt ngây thơ, với một người phụ nữ da đen xinh đẹp và báng bổ thần thánh mà ông tìm thấy ở Paramaribo mà với người này ông có một đứa con gái. Người vợ chết vì những nguyên cớ tự nhiên chẳng bao lâu sau đó và bà đã không chịu đựng số phận của người vợ kia, người mà những mảnh vụn của bà đã làm màu mỡ cho luống đất trồng bắp cải của bà, nhưng được chôn tất cả cùng với cái tên Hà Lan của bà trong nghĩa trang địa phương. Cô con gái thừa hưởng màu da và hình thể của bà cùng với đôi mắt vàng và kinh ngạc của cha nàng, và ông có lý do tốt đẹp để tưởng tượng rằng ông đang nuôi nấng người phụ nữ đẹp nhất trên đời.

Kể từ khi ông gặp nghị sĩ Onesimo Sanchez trong chiến dịch tranh cử đầu tiên của ngài, Nelson Farina đã cầu xin sự giúp đỡ của ngài trong việc làm ra một tấm thẻ căn cước sẽ đặt ông ngoài tầm của pháp luật. Ngài nghị sĩ, trong một cái cách thân hữu nhưng quả quyết, đã từ chối. Nelson Sanchez không bao giờ chịu thua, và trong vòng vài năm, mỗi lần ông tìm ra cơ hội, ông sẽ lập lại lời yêu cầu của mình với một sự trông cậy khác nhau. Nhưng lần này ông ở lại trong chiếc võng của mình, kết án phải sống mục rửa trong cái hang nóng như thiêu đốt của những tên cướp biển. Khi ông nghe những tiếng hoan hô sau cùng, ông nhấc đầu lên, và nhìn xuyên qua những tấm ván của hàng rào, ông thấy mặt sau của trò hề, các đồ dùng sân khấu của các tòa nhà, khung sườn của những cái cây, những nhà ảo thuật đang đẩy con tàu xuyên đại dương chạy dọc đi. Ông gây gổ mà chẳng thù hằn gì. “Merde,” ông nói, “C’est le Blacamén de la politique.” (Cứt. Đó là bọn Blacamén của chính trị).

Sau bài diễn văn, như phong tục, ngài nghị sĩ đi bộ vòng quanh các đường phố giữa âm nhạc và hỏa tiễn được bao vây bởi người dân của thành phố, những người kể cho ngài về những khó khăn của họ. Ngài nghị sĩ lắng nghe một cách tử tế và ông luôn tìm ra một cách nào đó để an ủi mọi người mà không phải làm cho họ bất cứ sự giúp đỡ cực nhọc nào. Một phụ nữ ngồi trên mái một ngôi nhà với sáu đứa con nhỏ nhất của mình cố làm cho nghe được giữa tiếng la hò và tiếng xe cứu hỏa. “Tôi không hỏi nhiều đâu, ngài nghị sĩ,” bà nói, “Chỉ một con lừa để kéo nước từ Suối của Người Treo Cổ.” Ngài nghị sĩ chú ý đến sáu đứa con ốm yếu của bà. “Chuyện gì xảy ra với chồng bà vậy?” “Anh ta đi kiếm vận may của mình ở đảo Arruba,” người phụ nữ trả lời chất phác, “và những gì anh ta tìm thấy là một phụ nữ nước ngoài, cái loại gắn kim cương vào răng ấy mà.” Câu trả lời mang lại một tràng cười. “Được rồi,” ngài nghị sĩ quyết định, “bà sẽ có con lừa của bà.” Một lát sau một người phụ tá của ông đem một con lừa tải hàng tốt đến ngôi nhà của người phụ nữ và trên mông đít nó có một khẩu hiệu của chiến dịch được viết bằng sơn không xóa được để không ai có bao giờ quên rằng nó là một quà tặng từ ngài nghị sĩ. Dọc theo quãng ngắn của dường phố, ngài làm những cử chỉ khác nhỏ hơn, và thậm chí ngài còn đưa một muỗng thuốc tây cho một người bệnh đã có cái giường của ông đưa ra cửa của ngôi nhà ông để ông có thể nhìn thấy ngài đi qua.

Ở góc phố sau cùng, ngài thấy Nelson Farina trên chiếc võng, trông có vẻ tái mét và buồn bã, nhưng tuy vậy ngài nghị sĩ cũng chào ông mà không để lộ sự cảm động nào. “Hello, ông khỏe chứ?” Nelson Farina xoay mình trong võng và dìm ngài vào trong màu vàng hổ phách buồn rầu của cái nhìn của ông. “Moi, vous savez.” (Tôi à, các ông hiểu mà) ông nói. Con gái ông đi ra sau khi cô nghe tiếng chào mừng. Cô bận một cái váy da đỏ Guajiro rẻ tiền, bạc màu, đầu cô trang hoàng những cái nơ màu, và khuôn mặt cô được sơn như lớp bảo hộ chống lại ánh nắng, nhưng thậm chí trong tình trạng cần sửa chữa ấy thật khó tưởng tượng rằng từng có ai khác xinh đẹp như thế trên toàn thế giới. Ngài nghị sĩ thở không ra hơi. “Tôi sẽ bị trời đánh mất!” ngài thở trong nỗi kinh ngạc. “Chúa đã tạo ra những sinh vật điên cuồng nhất!”

Đêm đó Nelson Farina ăn bận cho cô con gái y phục đẹp nhất của cô và gởi cô đến ngài nghị sĩ. Hai vệ sĩ trang bị súng trường gật đầu từ cái nóng ở ngôi nhà thuê ra lệnh cô đợi ở chiếc sopha duy nhất trong tiền sảnh. Ngài nghị sĩ ở phòng kế bên đang gặp gỡ những người quan trọng của Rosal del Virrey, những người mà ngài tụ tập lại để ca cho họ nghe những sự thật mà ông đã để ra ngoài bài diễn văn. Trông họ quá giống tất cả những người ngài gặp luôn ở tất cả các thành phố trong sa mạc đến nỗi thậm chí bản thân ngài nghị sĩ cũng đâm bệnh và mệt mỏi về cuộc họp đêm đều đều ấy. Áo sơmi ngài đẫm mồ hôi và ngài đang cố gắng làm khô nó trên thân thể ngài với cơn gió hiu hiu nóng từ một cái quạt điện đang kêu rồ rồ như một con ngựa bay trong cái nóng nặng nề của căn phòng.

“Chúng ta, tất nhiên không thể ăn được chim giấy,” ngài nói, “Các ông và tôi đều biết rằng ngày hôm nay có cây cối và bông hoa ở cái đống phân ngỗng kia, ngày hôm nay có cá mòi thay vì là côn trùng trong những cái hố nước, rằng ngày hôm nay không những các ông mà tôi cũng chẳng có gì để làm ở đây cả, tôi tự làm mình minh bạch chưa nào?” Không ai trả lời. Trong khi ngài nói, ngài nghị sĩ xé một tờ giấy khỏi cuốn lịch và trang hoàng từ đó ra một con bướm giấy với hai bàn tay ngài. Ngài ném nó mà không có đích nhắm đặc biệt nào vào trong luồng không khí đang đến từ cái quạt và con bướm bay loanh quanh căn phòng sau đó đi ra ngoài qua cánh cửa mở một nửa. Ngài nghị sĩ tiếp tục nói với sự kiểm soát được hỗ trợ của sự đồng lõa của cái chết. “Do đó,” ngài nói, “Tôi không phải lập lại với các ông những gì các ông thực sự đã biết rất rõ: rằng cuộc tái tranh cử của tôi là một công việc tốt đẹp cho các ông hơn là cho tôi, bởi vì tôi được nuôi lớn bởi nước tù hãm và mồ hôi của người da đỏ, trong khi dân tộc các ông, ngược lại, kiếm sống dựa vào nó.”

Laura Farina nhìn con bướm giấy bay ra. Chỉ có cô thấy nó vì các lính canh trong tiền sảnh đã thiếp ngủ trên các bậc cấp, ôm lấy súng trường của họ. Sau một vài vòng, con bướm lớn in bằng ốp sét trải cánh ra hoàn toàn, đập vào bức tường, và vướng luôn vào đó. Laura Farina cố dùng móng tay kéo nó ra. Một trong những người lính canh, kẻ thức giấc bởi tiếng hoan hô trong phòng kế bên, để ý đến cố gắng vô vọng của cô. “Nó sẽ không thoát ra được đâu,” hắn nói một cách buồn ngủ. Laura Farina lại ngồi xuống khi những người đàn ông bắt đầu đi ra khỏi cuộc hội kiến. Ngài nghị sĩ đứng ở ô cửa của căn phòng với bàn tay trên chốt cửa, và ngài chỉ nhận ra Laura Farina khi tiền sảnh đã trống trải.

“Cô làm gì ở đây?” “C’est de la part de mon pere,” (Đây là chỗ của cha tôi) cô nói. Ngài nghị sĩ hiểu. Ngài quan sát những người lính canh đang ngủ, sau đó ngài quan sát Laura Farina, người mà sự trẻ đẹp còn đòi hỏi hơn cơn đau của ngài, và sau đó ngài quả quyết rằng cái chết đã tạo ra quyết định cho ngài. “Vào đây,” ngài bảo cô. Laura Farina đứng thần người ra trong ô cửa dẫn đến căn phòng: cả ngàn tấm chi phiếu ngân hàng đang bay lượn trên không trung, vỗ cánh như những con bướm. Nhưng ngài nghị sĩ tắt quạt và những tờ phiếu rơi xuống mà không có gió và đập vào đồ đạc trong phòng. “Cô thấy không,” ngài nói, mỉm cười, “ngay cả cứt cũng có thể bay.”

Laura Farina ngồi xuống trên một cái ghế đẩu của học trò. Da dẻ cô bóng láng và chắc chắn, với cùng một sự cô đặc năng lượng mặt trời như dầu thô, tóc cô là bờm của một con ngựa cái trẻ, và đôi mắt lớn của cô còn sáng hơn cả ánh đèn. Ngài nghị sĩ dõi theo tia nhìn của cô và sau cùng nhận ra cây hoa hồng, vốn đã bị lu mờ bởi chất hóa tiêu.

“Nó là một cây hoa hồng,” ngài nói. “Phải,” cô nói với chút ít ngỡ ngàng, “Tôi đã học được chúng là gì ở Riohacha.” Ngài nghị sĩ ngồi xuống trên một cái giường nhỏ của quân đội, nói chuyện về hoa hồng trong khi ngài cởi nút áo sơmi. Ở nơi mà ngài tưởng tượng trái tim ngài ở bên trong ngực áo ngài có một vết xăm của một tay cướp biển về một trái tim bị đâm xuyên qua bởi một mũi tên. Ngài ném cái áo sơmi ướt nước xuống sàn nhà và đề nghị Laura Farina giúp ngài cởi đôi giày ống ra. Cô quì gối xuống đối diện với cái giường. Ngài nghị sĩ tiếp tục quan sát cô, một cách suy tư, và trong khi cô tháo dây giày ra ngài thắc mắc không biết một trong chúng sẽ có kết thúc với vận rủi của cuộc gặp gỡ này hay không. “Cô chỉ là một đứa trẻ,” ngài nói. “Ngài có tin việc này không,” cô nói, “Tôi sẽ mười chín tuổi vào tháng Tám.” Ngài nghị sĩ trở nên chú ý. “Ngày gì?” “Ngày 11” cô nói. Ngài nghị sĩ cảm thấy tốt hơn. “Chúng ta đều thuộc sao Bạch dương,” ngài nói. Và mỉm cười, ngài nói thêm, “Là dấu hiệu của sự cô độc.”

Laura Farina không để ý vì cô không biết phải làm gì với những chiếc giày. Ngài nghị sĩ, về phần mình, không biết làm gì với Laura Farina, vì ngài không quen với những cuộc tình bất ngờ và, hơn nữa, ngài biết rằng người trong tay có nguồn gốc của sự ô danh. Chỉ để có thời gian suy nghĩ, ngài giữ chặt Laura Farina giữa hai đầu gối ngài, ôm siết cô quanh ngực, và ngã lưng nằm xuống chiếc giường quân đội, sau đó ngài nhận ra cô trần truồng dưới chiếc áo dài, vì thân thể cô toát ra cái mùi đậm đà của con thú rừng núi, nhưng trái tim cô kinh sợ và da dẻ cô lộn xộn bởi một thứ mồ hôi lạnh buốt. “Không ai yêu thương chúng ta,” ngài thở dài.

Laura Farina cố nói một điều gì đó, nhưng chỉ có đủ không khí cho cô thở. Ngài đặt cô bên cạnh ngài để giúp cô, ngài tắt đèn và căn phòng nằm trong bóng tối của cây hoa hồng. Cô buông bỏ mình cho những điều tốt lành của số phận cô. Ngài nghị sĩ mơn trớn cô một cách chậm rãi, lấy bàn tay ngài tìm kiếm cô, trần truồng chạm vào cô, nhưng ở nơi mà ngài mong tìm thấy cô, ngài đi qua một cái gì đó sắt thép trên đường tới.

“Cô có cái gì ở đó vậy?” “Một ổ khóa,” cô nói. “Quái gì thế?” ngài nghị sĩ giận dữ nói và hỏi cái mà ngài cũng biết quá rõ, “Chìa khóa đâu?” Laura Farina cho ra một tiếng thở nhẹ nhõm, “Cha tôi có nó,” cô trả lời. “Ông bảo tôi nói với ngài hãy gởi một trong những người của ngài đi lấy nó và gởi đến cùng với ông một lời hứa viết tay rằng ngài sẽ sắp xếp tình hình của ông ấy.” Ngài nghị sĩ trở nên căng thẳng. “Đồ ếch đẻ hoang,” ngài thầm thì một cách phẫn uất. Đoạn ngài nhắm mắt lại thư giãn và ngài gặp mình trong bóng tối.

“Hãy nhớ,” ngài nhớ, “rằng cho dù ông hay bất cứ người nào khác, nó sẽ không kéo dài trước khi ông chết và thậm chí nó sẽ không kéo dài trước khi tên ông không được lưu lại.”

Ngài đợi cho đến khi cơn thịnh nộ qua đi. “Nói cho tôi một điều,” sau đó ngài hỏi, “Cô đã nghe gì về tôi?” “Ngài có muốn thành thật trước chân lý của Chúa không?” “Thành thật trước chân lý của Chúa.” “Được,” Laura Farina mạo hiểm, “họ nói ngài còn tệ hơn những người còn lại vì ngài khác biệt hẳn.” Ngài nghị sĩ không nổi giận. Ngài giữ im lặng trong một lúc lâu với đôi mắt nhắm lại, và khi ngài mở chúng ra lần nữa, ngài có vẻ như quay lại với những bản năng được che giấu nhất của ngài. “Ồ, quỉ sứ,” ngài quyết định, “Hãy nói với đồ chó đẻ cha cô là tôi sẽ sắp xếp tình hình của ông ta.” “Nếu ngài muốn, đích thân tôi sẽ đi lấy chiếc chìa khóa,” Laura Farina nói. Ngài nghị sĩ giữ cô lại. “Quên chiếc chìa khóa đi,” ngài nói, “và ngủ với tôi một lát. Thật tốt được ở với ai đó khi bạn chỉ có một mình.”

Sau đó cô đặt đầu vào vai ngài với đôi mắt gắn chặt vào cây hoa hồng. Ngài nghị sĩ ôm cô quanh ngực, vùi mặt ngài vào nách con vật rừng, và chịu khuất phục trước con vật khủng khiếp. Sáu tháng và 11 ngày sau, ngài sẽ chết ở cùng tư thế này, mất phẩm chất và không được công nhận bởi xìcăngđan công khai với Laura Farina và khóc trong giận dữ lúc hấp hối mà không có cô.

VĨNH HIỀN dịch
(254/04-10)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • OTTO STEIGER (THỤY SĨ)Ai cũng biết rằng cái tên Ruđenxơ tượng trưng cho sức mạnh và lòng dũng cảm, vậy mà nhân vật của chúng ta lại là một người nhút nhát. Có thể nói là từ lúc lọt lòng: mặc cho bác sĩ hầm hừ doạ nạt và bà đỡ cố công thúc đẩy, mãi ông chẳng chịu ra cho. Điều này để lại dấu vết trên diện mạo của ông. Khi rốt cuộc ông cũng được sinh ra và nhìn thấy thế gian buồn khổ này, trông ông xấu xí quá lắm, còn cái đầu thì rõ là chiếc bắp cải chứ không ngoa.

  • SLAWOMIR MROZEKSlawomir Mrozek sinh ngày 26 tháng 6 năm 1930, là nhà văn, kịch tác gia và hoạ sĩ tranh biếm hoạ nổi tiếng của Ba Lan. Năm 1953 tập truyện ngắn đầu tay của ông ra đời và bốn năm sau đó tập truyện Con voi được nhận giải thưởng của Tạp chí văn hoá.

  • ERNEST HEMINGWAYKhông ai có thể chỉ cho mọi người biết mình là thế nào rõ rệt hơn chính tôi làm việc đó. Không ai có thể giấu mình khỏi anh em đồng loại, bởi vì mỗi hành vi của con người, mỗi hành động của sáng tạo đều nói về tác giả của nó. Tôi kể hết cho mọi người biết mọi điều về tôi trong các cuốn sách của mình.

  • ANDRA NEYBURGA ()LGT: Nữ nhà văn Andra Neyburga sinh năm 1957. Tốt nghiệp Viện Hàn lâm Nghệ thuật Quốc gia Latvia, là người sáng lập tạp chí tiên phong của giới trẻ Latvia Mạch nguồn, chuyên viên tư vấn của Hội Nhà văn Latvia, phụ trách Hội tác giả trẻ (1987-1989). Tác phẩm của cô đã được dịch ra nhiều thứ tiếng Châu Âu như Đức, Anh, Pháp, Nga...

  • ENYO IOGY TESHANSKY ()(Truyện cổ - có thể cho cả người lớn đọc)Mơ thường trái hẳn với thực, chẳng phải vậy sao? Trong mơ những mong ước thiêng liêng nhất của chúng ta đều được thực hiện. Khi ta mơ thấy được vàng ấy là khi trong đời ta không một xu dính túi. Nói gọn lại, tương tự như ví dụ này, bạn có thể dễ dàng hình dung tình hình chính trị và xã hội của Xứ Mơ là thế nào.

  • SLAWOMIR MROZEK (Ba Lan)Tôi ngồi trong quán cà phê, cũ, vắng, và đang uống cốc nước chè của mình, bỗng tôi thấy có một vật mà ta có thể gọi là người tí hon đang đi ngang qua mặt bàn.

  • Mẹ tôi làm nghề phù thủy. Bà có thể chế thứ thuốc nước để làm sáng mắt hay để làm nóng dạ con. Bà biết cách thụt rửa âm đạo để có con trai như ý muốn hay chế một liều thuốc độc để tẩy những đứa trẻ không được mong muốn sinh ra. Ngoại trừ những lúc cấp bách, bà tự hái thuốc và lấy những phần thân thể động vật, tôi không được phép giúp bà.

  • LGT: Tác giả có cách dẫn dắt truyện bất ngờ, lôi cuốn nhờ chọn lựa một chi tiết vừa là nhan đề hay: “Cánh cửa sổ mở”. Từ đó trộn lẫn thực tại với ảo giác qua lời “bịa như thật” với lôgích tưởng tượng tuyệt vời. Điểm đặc sắc là cách xây dựng cấu trúc nhân vật theo kiểu thôi miên nạn nhân bị suy nhược thần kinh của một cô gái tinh nghịch có trí tưởng tượng bịa chuyện lạ kỳ.Chính việc lựa chọn điểm nhìn trần thật bên trong của nhân vật Framton dọc suốt 2/3 truyện với sự ngây thơ dễ tin của anh tạo nên một kết thúc bất ngờ hài hước.                                        BỬU NAM giới thiệu

  • (tiếp theo phần 1)

  • Hanan Al Shaykh sinh ra trong một gia đình theo đạo Hồi ở Libăng. Bà lớn lên ở Beirut và sau đó học tại Cairo; là một phóng viên có tiếng ở Beirut và Cairo . Bà lấy chồng là một kỹ sư người Libăng theo đạo Thiên chúa giáo và có hai con. Từ năm 1982 do nội chiến nên họ chuyển tới sống ở London . Bà đã viết ba tiểu thuyết được hoan nghênh nồng nhiệt, Câu chuyện của Zahra, Những người đàn bà của cát và Myrrh. Truyện Myrrh đã được thời báo Publisher's Weekly chọn là một trong số 50 cuốn sách hay nhất năm 1992, và gần đây nhất bà xuất bản cuốn Những nữ học giả ở Beirut . Bà còn là tác giả của một số tập truyện ngắn.

  • - Coi nào, tạm biệt Jerry! Chăm sóc tốt bà chủ nhé. Phải vâng lời, đừng sủa bậy, đừng có hơi một tí là cáu nghe chưa. Tao sẽ báo cho mày khi nào tao về và mày phải chịu trách nhiệm cái nhà này khi tao vắng mặt đó.

  • Maisa thích những cái cây đó dù cô không biết chúng tên gì và cũng không tính xem chúng có bao nhiêu nữa. Các thân cây quyện vào nhau rồi lại tách ra, tán lá xoè xuống trải rộng trên mặt đất, những cái lá hình nón xào xạc trong cơn gió chiều.

  • LTS: Jhumpa Lahiri, sinh ở London trong một gia đình người Belgali (Ấn Độ), lớn lên ở đảo Rhode, hiện sống tại New York . Truyện “Người dịch bệnh” được rút từ tập truyện ngắn Interpreter of Maladies là tác phẩm đầu tay của cô, đã được giải Pulitzer 2000 cho thể loại truyện hư cấu, giải của báo New Yorker cho sách đầu tay hay nhất. Sông Hương xin trân trọng giới thiệu.

  • 1Anh trở về nhà dọc theo con phố của một thành phố nhỏ ở Czech, nơi anh đã mấy năm sống bình lặng, quen chịu những người hàng xóm hay chuyện và cảnh tục tằn đơn điệu tại công sở - anh bước đi không để ý gì xung quanh (như người ta đi trên con đường đã qua lại trăm lần) và suýt nữa thì ngang qua chị mà không biết.

  • “Chính anh đã cho em biết tình yêu là gì”.      Herman Hesse

  • Ở miền Nam Thái Bình Dương xa xôi kia có hai hòn đảo nằm cạnh nhau tên là Nurabandi và Kiniwata.

  • Một truyện ngắn của nhà văn Mỹ, đoạt giải Nobel đầu tiên của nền văn học này vào năm 1930, nhà văn Sinclair Lewis, với truyện “Ông trẻ Axelbrod vào Đại học” do dịch giả và nhà nghiên cứu văn học Phan Quang Định dịch. Các bạn sẽ thưởng thức tài năng viết truyện ngắn của nhà văn này, bên cạnh tài năng viết tiểu thuyết của ông.