TRONG NƯỚC Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông Sen, Đoàn nghệ thuật dân tộc Lào Cai, Đoàn Ca múa nhạc dân gian Sao Biển (Phú Yên), Đoàn Ca múa dân tộc Đắc Lắc, Đoàn văn công An Giang, Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng, Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, Nhà hát Ca kịch Huế, Nhà hát Nghệ thuật Cung Đình - Huế, Đoàn múa nghệ thuật Nơi đến (Lê Vũ Long), Vietmode, Chương trình của Phó An My - Đặng Tuệ Nguyên, Chương trình Âm nhạc TCS, Nhạc sĩ Lê Cát Trọng Lý, Trường Múa, Việt Nam, Nhóm Nghệ sĩ Ca Trù Tràng An, Nhóm Nghệ sĩ Quan họ Bắc Ninh, Nhóm Cỏ lạ Hà Nội, Nhóm nghệ sĩ Âm sắc Việt, Câu lạc bộ Ca Huế, Nhóm Nhã nhạc Phú Xuân - Huế, Học viện âm nhạc Huế, Trường Văn hoá Nghệ thuật - Huế, Trường Cao đẳng Du lịch - Huế, Trường Cao đẳng Sư Phạm - Huế, Nhà văn hoá thành phố Huế, và các nghệ sĩ, diễn viên nhóm nhạc Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... QUỐC TẾ
Pháp: Đoàn múa rối Désaccordé, Ban nhạc Zenzilé, Chương trình nghệ thuật đường phố với vở diễn “Siphon Cosmique”, Nghệ thuật sắp đặt Denis Tricot, Triển lãm ảnh dân tộc thiểu số Sébastiens Laval, Đoàn nghệ thuật đường phố Les Traine - Savates, Hội Thanh niên Việt Nam, Đoàn múa rối đương đại Tof Théâtre, Hội Thanh niên Việt Nam. Bỉ: Đoàn múa rối đương đại Tof Théâtre, Nghệ sĩ hài kịch Michelle Nguyễn, Đoàn xiếc nghệ thuật Baladeu’x, Đoàn nghệ thuật Cà kheo vùng Flamans, Nghệ sĩ Jean Francoise Maljean, Truyện tranh “Bí mật của Quyên” Nga: Đoàn nghệ thuật dân gian “Gorenka” - tp Yaroslav, Đoàn nghệ thuật Raduga & Divertisment - Flamingo Thụy sĩ: Nhạc sĩ Walther Giger và Camille Huyền Italia: Triển lãm ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng của Ý - Andrea Da Gasso Đan Mạch: Ban nhạc MI22 Nauy: Nghệ sĩ Olav Luksengård Mjelva & Anders Hall Ba Lan: Đoàn ca múa nhạc dân gian ”Jedliniok” Rumani: Nghệ sĩ Madalin Luca Đức: Triển lãm về dự án bảo tồn, trùng tu lối vào và bình phong lăng Tự Đức, Chương trình giới thiệu sách của GCREP về dự án “Bảo tồn, trùng tu tranh tường và tranh trần tại Cung An Định, Chương trình giới thiệu Audio-Slide show của GCREP “Bảo tồn di sản Văn hóa Việt Nam”, Triển lãm ảnh với chủ đề “Quê hương” - tác giả Nora Bibel & Marei Wenzel. Anh: Đoàn múa đương đại Tom Dale Trung Quốc: Đoàn nghệ thuật múa rồng Thê Hà - Nam Kinh, Đoàn nghệ thuật Tổng hợp Vân Nam. Hàn Quốc: Viện âm nhạc dân tộc Busan, Đoàn văn hóa nghệ thuật Yangpyeong Nhật Bản: Đoàn nghệ thuật Okinawa, Nữ nghệ sĩ nhiếp ảnh Teruyo Kojima “Thắng cảnh và lễ hội Nhật Bản” Ấn Độ: Đoàn múa ODISSI Thái Lan: Tham gia chương trình Đêm Phương Đông và trưng bày hình ảnh cố đô Sukhothai/Ayuthaya Lào: Tham gia chương trình Đêm Phương Đông và trưng bày hình ảnh về Luang Prabang Campuchia: Triển lãm ảnh của Angkor + Đêm Phương Đông Israel: Ban nhạc Shlomo Gronich Mỹ: Thomas Bailey & Aristocrats, Kimo Williams & Kimotion vs 2, Ban nhạc Curtis Haiti: Ca sĩ Bélo và ban nhạc Togo Mêhicô: Nghệ sĩ guitar Francisco “Paco” Renteria & ban nhạc Cu-Ba: Ban nhạc Los Tradicionales Canada: Nghệ sĩ Yalina Rock Senegal: Nghệ sĩ Diogal Australia: Carnival of the Divine Imagination (SDB – 5-2010) |
Sau 9 ngày đêm - từ 5-13/6/2010, với nhiều chương trình hoành tráng, sôi động và hấp dẫn, tối ngày 13/6 lễ Bế mạc Festival Huế 2010 đã diễn ra trên sân khấu nổi tại bãi bồi cầu Gia Hội, bên dòng sông Hương thơ mộng.
Vào lúc 20 giờ, tối ngày 10/6, tại Kỳ Đài, bên Hộ Thành hào, Kinh thành Huế, đã diễn ra chương trình nghệ thuật sân khấu hóa “ Hành trình mở cõi”, đây là một trong những điểm nhấn của Festival Huế 2010.
Tối ngày 9/6, Lễ Tế Giao đã chính thức diễn ra tại Đàn Nam Giao, Huế, đây là lễ ttế Trời, Đất và các vị thần linh quan trọng nhất, nhằm cầu cho mưa thuân gió hòa, quốc thái dân an, nằm trong khuôn khổ Festival Huế 2010.
Tối ngày 8/6, tại sân Hàm Nghi (bên cổng thành Thượng Tứ), Huế đã diễn ra Lễ hội áo dài với chủ đề “Vọng thiên niên” do 16 nhà thiết kế hàng đầu của Việt Nam đến từ ba miền thiết kế.
Chiều ngày 8/6, tại Nam Châu Hội Quán, Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế, Nhà Văn hóa Huế đã phối hợp tổ chức Gala Tinh Hoa- Sông Hương nhằm tôn vinh Nhà xuất bản Tinh Hoa- Huế, đây là chương trình hưởng ứng Festival Huế 2010.
Sáng ngày 7/6, tại Nhà Triển lãm số 4 Hoàng Hoa Thám Huế đã diễn ra triễn lãm “Thơ đề trên gốm” và “Bìa thơ” của hai tác giả Trần Đỗ Nghĩa - Hà Nội và Hải Trung - Huế.
Chiều ngày 06/6, tại trụ sở tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức cuộc hội thảo Thơ đến từ đâu, nhân Festival thơ Huế 2010.
Ngày 04/6/2010, tại Hội trường khách sạn Sông Hương - Huế đã diễn ra hội thảo Văn học Nghệ thuật các vùng Kinh đô Việt Nam xưa và nay với sự tham dự của đông đảo quan khách, khách mời đại diện lãnh đạo các Hội, Liên hiệp hội VHNT thuộc 5 vùng kinh đô cũ của Việt nam cùng đại diện các cơ quan thống tấn báo chí Trung ương và địa phương.
Tối ngày 6/6, tại công viên 3/2 bên bờ sông Hương thơ mộng đã diễn ra cuộc trình diễn thơ với chủ đề “ Những nấc thang” do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức, chương trình nằm trong khuôn khổ Festival Thơ Huế lần thứ 4 - 2010.Festival thơ Huế - Cuộc trình diễn nhiệt huyết của những ý tưởng
Hưởng ứng các hoạt động chào mừng Festival Huế năm 2010, ngày 4/6, Triển lãm "Mỹ thuật-Nhiếp ảnh năm vùng kinh đô Việt Nam xưa và nay" đã được HộiLiên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên-Huế tổ chức tại số 15 và 26 Lê Lợi, thành phố Huế.
Vào lúc 20 giờ 10 phút tối hôm qua ( 5/6), Festival Huế 2010 với chủ đề “Di sản văn hóa hội nhập và phát triển” đã chính thức khai mạc tại quảng trường Ngọ Môn.
Chiều ngày 3/6, tại tòa soạn Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế, Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương đã phối hợp tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh “ Lại về” của nhóm họa sỹ những người Huế phương xa.
VĨNH TƯỜNGVới chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” gắn với Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Festival Huế 2010 diễn ra từ 5-13/6, sẽ là nơi hội tụ nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống và đương đại của trên 40 chương trình đến từ 27 quốc gia tiêu biểu cho các nền văn hóa của các châu lục, nơi gặp gỡ di sản được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới và với sự tham gia của 3 thành phố kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn; các tỉnh, thành cố đô cũ: Thăng Long, Bắc Ninh, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa và các thành phố có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo…
NGUYỄN DUY HIỀNFestival Huế được khởi nguồn từ những kết quả bước đầu của Liên hoan Gặp gỡ Huế 1992 giữa TP Huế và Codev Việt Pháp. Từ cuộc liên hoan có tính thăm dò này, tỉnh TT Huế đã sớm hình thành ý tưởng tổ chức một Festival với quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn.
TRẦN THỊ MAI Thấm thoắt đã 10 năm kể từ ngày khai mạc Festival Huế lần đầu tiên vào năm 2000. Tiếp theo Festival Huế, ngày càng có nhiều festival với chủ đề khác nhau được tổ chức tại nhiều tỉnh thành trong cả nước (Festival Hoa, Festival Biển, Festival Cà Phê, Festival Trái Cây, Festival Lúa Gạo...).
PHẠM NGUYÊN TƯỜNGCòn nhớ một buổi sáng cuối xuân năm 2006, khi những ý tưởng của những kẻ trẻ lãng mạn Huế đang còn manh nha quẫy đạp bên vỉa hè cà phê Trương Định, tôi buột miệng nói với Đinh Khắc Thịnh, một tay sắp đặt táo bạo và đầy cá tính: “Tại sao chúng ta không làm một cái gì đó như là “cổng thơ”, đưa công chúng thi ca đi vào những nẻo đường huyền diệu của thơ Huế…”.
ĐẶNG MẬU TỰUÔn cố để tri tân, Festival Huế 2010 là lần tổ chức thứ VI. Qua 6 lần tổ chức, nhìn lại những ngày liên hoan văn hóa Việt Pháp (1992) do thành phố Huế phối hợp với Codev tổ chức, anh chị em văn nghệ sĩ Huế lúc bấy giờ phấn khích lắm vì đây là cơ hội tiếp xúc với thế giới dù chỉ mới có một nước Pháp. Họ thấy cần có trách nhiệm phải tham mưu để xây dựng chương trình cũng như chủ động tham gia hoạt động trong lĩnh vực của mình.
PHAN THANH BÌNHTrong đời sống tinh thần xã hội hiện nay, các cuộc triển lãm mỹ thuật luôn được coi là một trong những hoạt động có tính cộng đồng cao, nhất là qua các lễ hội văn hóa, chính trị của đất nước. Tại Huế, mỹ thuật là một loại hình có truyền thống phát triển lâu năm, trong 5 kỳ Festival Huế, các hoạt động mỹ thuật có mặt gần như kín các không gian lễ hội.
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa, Festival Huế 2010 với chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" sẽ diễn ra - từ 5 đến 13/6, trong đó 4 lễ hội tiêu biểu góp phần tôn vinh vẻ đẹp tiềm ẩn của văn hóa Huế, tạo nên dòng chảy cảm xúc chủ đạo xuyên suốt Festival Huế 2010 là: “Đêm hoàng cung”, “ Huyền thoại sông Hương”, “ Lễ tế Giao”, “Hành trình mở cõi” với sự tham gia dàn dựng của đạo diễn Lê Quý Dương và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, hứa hẹn với nhiều nét mới, ấn tượng và hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.
NGUYỄN DUY HIỀNNhững thành công ngày càng cao qua các kỳ Festival Huế được tổ chức hai năm một lần kể từ năm 2000, đã làm cho sự kiện này luôn được công chúng trong nước và quốc tế mong chờ.