1.000 tỉ đồng. Đó là số tiền mà Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) có thể phải đền bù cho chủ 12 dự án du lịch khi dừng xây dựng cảng Kê Gà ở tỉnh Bình Thuận.
Địa điểm dự kiến xây cảng Kê Gà (Bình Thuận) (Ảnh: vinacomin.vn)
Con số thiệt hại trên mới chỉ là tính toán ban đầu của chủ các dự án du lịch, còn số tiền đền bù cụ thể phải chờ phía nhà đầu tư, Vinacomin cùng đại diện các bộ, ngành và UBND tỉnh Bình Thuận xem xét. Song dù thế nào thì Vinacomin sẽ không thể lảng tránh trách nhiệm phải bồi thường và chắc chắn con số thiệt hại sẽ không nhỏ.
Khi vạch ra kế hoạch xây dựng cảng Kê Gà vào năm 2007 và 2008, giới chuyên môn cùng dư luận đã lên tiếng cảnh báo về hiệu quả của dự án vốn chỉ “đẻ” ra để phục vụ dự án bauxite Tây Nguyên từng gây không ít tranh cãi. Nhiều ý kiến khi đó đặc biệt lo lắng về thiệt hại mà dự án này gây ra với hàng chục khu du lịch được đầu tư xây dựng từ năm 2000 theo lời kêu gọi của UBND tỉnh Bình Thuận. Thế nhưng, thay vì tiếp thu để tính toán kỹ lưỡng hơn thì Vinacomin - chủ đầu tư của cả 2 dự án bauxite Tây Nguyên và cảng Kê Gà - vẫn khăng khăng tiến hành xây dựng cảng. Hơn nữa, tổng vốn đầu tư cho dự án cảng Kê Gà được điều chỉnh từ 550 triệu USD lên gần gấp đôi là 1 tỉ USD.
Đến khi Vinacomin nhận ra điều mà dư luận cảnh báo từ vài năm trước thì đã quá muộn. Chưa kể tới tiền tỉ bỏ ra trong vòng 4-5 năm qua thì tập đoàn này chắc chắn sẽ phải bồi thường rất lớn cho chủ các khu du lịch. Vấn đề được dư luận quan tâm lúc này là Vinacomin sẽ lấy tiền ở đâu để đền bù? Chắc chắn đó không phải là tiền túi của các quan chức Vinacomin cũng như những người đã “quyết” xây dựng cảng Kê Gà. Vinacomin rồi đây sẽ phải “móc hầu bao” để đền bù mà tiền đó xét cho cùng cũng là tiền của dân bởi đây là một tập đoàn Nhà nước.
Thời gian qua, người dân cả nước đã rất bức xúc trước việc các ông “Vina” - tập đoàn và tổng công ty kinh tế Nhà nước - làm ăn kém hiệu quả, gây thua lỗ như Vinashin nợ ngập đầu tới 86.000 tỉ đồng. Nay sự bức xúc này lại bùng lên trước khả năng Vinacomin phải bồi thường cả ngàn tỉ đồng.
Đất nước ta còn nghèo, thu nhập bình quân đầu người vào loại thấp trong khu vực. Ngàn tỉ đồng có thể xây được cả ngàn ngôi trường, hàng chục ngàn căn nhà hay mua hàng triệu chiếc áo ấm, gần trăm ngàn tấn gạo... cho người nghèo. Ngàn tỉ đồng có thể làm được những việc đầy ý nghĩa và lớn lao như thế mà các “Vina” như Vinacomin không thấy buốt ruột sao?
Theo Phạm Dương
Người Lao Động
Cùng với các loại nhu yếu phẩm, thời gian qua, nhiều tổ chức và đơn vị xuất bản đã chung tay đưa sách vào các khu cách ly và phong tỏa do dịch bệnh trên địa bàn TPHCM. Trong những ngày phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động đưa sách đến tay bạn đọc thật có ý nghĩa.
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các phần mềm dịch thuật miễn phí và có phí ra đời ngày càng nhiều, hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển ngữ. Tuy nhiên, vai trò của dịch giả vẫn không thể thay thế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản.
Thời gian qua trên các trang mạng xã hội dấy lên những cuộc chiến livestream, có kênh thu hút hàng trăm ngàn người xem, cả trong và ngoài nước.
Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã đề cập mức hỗ trợ dành cho diễn viên, nghệ sĩ hưởng lương hạng bốn trong các đơn vị nghệ thuật công lập. Đây được xem là bước đi thiết thực, ý nghĩa, góp phần kịp thời chia sẻ khó khăn cho đội ngũ nhân lực trẻ ở các loại hình nghệ thuật biểu diễn.
Những hình ảnh trống vắng, im ắng của một thành phố vốn sôi động, náo nhiệt trước đây được nhiều nhiếp ảnh gia, những người chụp ảnh chuyên và không chuyên ghi lại. Rất nhiều bức ảnh đẹp về con người thành phố nghĩa tình, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo khi dịch bệnh bùng phát gợi cho người xem nhiều xúc cảm…
Bằng những cách khác nhau, các nhà văn của thành phố đã và đang chung tay tham gia phòng chống dịch Covid-19. Từ trực tiếp tham gia công tác thiện nguyện cho đến tìm kiếm chất liệu để có những tác phẩm gắn liền với đời sống người dân trong những ngày này.
Trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch bệnh, các buổi trò chuyện, giao lưu, giới thiệu sách trực tiếp đều tạm hoãn, tuy nhiên, nhiều hoạt động vẫn được tổ chức theo các hình thức khác nhau nhằm kết nối với độc giả qua những trang sách, góp thêm niềm vui đọc.
Khi khán giả chưa thể đến rạp, sân khấu chưa thể sáng đèn, việc xây dựng và triển khai mô hình “nhà hát truyền hình” được xem là hướng đi phù hợp để không làm đứt đoạn dòng chảy biểu diễn nghệ thuật trong đại dịch. Ðồng thời, giữ lửa đam mê nơi nghệ sĩ và mang đến nhiều cơ hội giúp công chúng được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao.
Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, nhiều đơn vị sân khấu truyền thống đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động, hoặc tình trạng nguồn nhân lực bị suy giảm trầm trọng. Trong khi đó, số lượng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực sân khấu truyền thống đang dần mai một, việc đào tạo nghệ sĩ trẻ gặp không ít khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách, rất cần được ngành văn hóa và các cơ quan chức năng quan tâm kịp thời.
0 giờ ngày 9-7, khi TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cũng là lúc nỗi lo lắng phủ trùm lên hàng vạn mảnh đời sống khó khăn, vô gia cư, chạy cơm từng bữa.
“Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có về Nam Định với anh thì về/ Nam Định có bến đò Chè/ Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”.
Phá bỏ và xây mới tiêu hao rất nhiều năng lượng, lãng phí nguyên nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Việc chuyển đổi công năng công trình cũ nên được ưu tiên. Vấn đề là công trình ấy sẽ được biến đổi công năng như thế nào trong tương lai để mang lại giá trị cho xã hội.
TP.HCM đã qua gần 5 tuần thực hiện giãn cách xã hội và Chỉ thị 10, chị tôi và những người thân của chị, hay chú Bảy, chú Út chạy xe ôm trước cơ quan tôi cũng như nhiều người khác, đã thấm mệt mỏi với sự sợ hãi, lo âu...
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc chọn lọc, lưu truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Phát triển gia đình là nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trước tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gia đình Việt đã trải qua những biến chuyển lớn, kéo theo sự thay đổi các giá trị gia đình truyền thống. Vì vậy, xác định hệ giá trị chuẩn mực mới cho gia đình Việt Nam là công việc cần thiết hiện nay.
Vào cuối tháng 4-2021, các diễn viên trong Đoàn múa rối Rồng Phương Nam (Nhà hát nghệ thuật Phương Nam) tất bật tập vở mới Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để kịp công diễn dịp hè. Khi mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng thì đợt dịch Covid-19 ập đến, những diễn viên múa rối nước của đoàn tứ tán khắp nơi. Kẻ về quê, người ở nhà trông con…, mong chờ ngày được hội ngộ khán giả.
Trong Offline: Giải phóng tâm trí khỏi căng thẳng trên điện thoại thông minh và mạng xã hội (Tân Việt Books và NXB Dân Trí), hai tác giả Imran Rashid và Soren Kenner sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin gây sốc về cách các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Apple, Google và Instagram… sử dụng cách “hack tâm trí” để khiến bạn và con bạn bị cuốn hút vào các sản phẩm của họ.
Với người Phật tử, dù không có một quy định nào, nhưng có lẽ Đại lễ Phật đản là một sự kiện vui tươi và thành kính nhất, có sức cộng hưởng trên toàn thế giới.
Đại dịch Covid-19 đã khiến cả xã hội đảo lộn, nhiều ngành nghề gặp khó khăn. Sân khấu – ngành nghệ thuật biểu diễn trực tiếp cũng rơi vào tình trạng vô cùng vất vả.
Mạng xã hội đang thể hiện vai trò rất hiệu quả trong việc quảng bá văn hoá Việt Nam tới bạn bè quốc tế, song thực tế cũng không ít người "mượn danh" việc quảng bá này để đăng tải các video, clip "bẩn", độc hại, nhằm câu view, câu like.
Câu hỏi thật lớn, nhưng cũng thật thiết thực, khi mỗi ngày Phật giáo đã và đang đóng góp nhiều điều cho cuộc sống. Ở đâu đó, các vị xuất gia và cư sĩ tại gia đã dấn thân hoặc nỗ lực tu tập, lắng nghe tiếng khổ, tiếng vui của tha nhân để cùng kiến tạo bình an…