HOÀNG DŨNG
Những con người trần truồng to nhỏ khác nhau theo đúng luật viễn cận nhưng đều gầy gò và đều bò bốn chân. “Bò” ở đây là tư thế, chứ không hẳn là di chuyển: không có một cái chân nào nhấc lên khỏi mặt đất. Di chuyển, mà đông cứng.
Người đầu tiên chỉ là phần sau của cơ thể, còn người cuối cùng chỉ là phần đầu: bức tranh chỉ chộp một khúc đoạn của dòng người miên viễn, không biết bắt đầu ở đâu và kết thúc lúc nào.
Nhưng bò đi đâu? Không biết! Cái đích của người này chỉ là cái mông của người kia. Một đường chỉ rất mảnh dường như là chân trời và dòng người bò gần như là song song với nó, bỏ lại mặt trời sau lưng.
Và giả như có một con trong dòng người đó cả gan hay nhầm lẫn bò sang hướng khác, chứ chưa nói đứng dậy, ắt hẳn phải hứng chịu sự phẫn nộ chính đáng của bầy đàn, nhân danh bao nhiêu sự tốt đẹp của “truyền thống”.
Bằng sự kiện đứng thẳng, con vượn được xem là tiến một bước vĩ đại thành Người-đứng-thẳng (homo erectus), tổ tiên trực tiếp của Người-khôn-ngoan (homo sapiens) chúng ta ngày nay. Và bây giờ, cái gọi là Người-khôn-ngoan đó lại từ bỏ việc đứng thẳng, để sùng bái tư thế bò.
Nổi tiếng trong phong trào sinh viên học sinh ở đô thị miền Nam trước năm 1975 với những bức tranh phản chiến chỉ dùng hai màu đen trắng, và cũng vì những bức tranh đó mà phải bị tù giam từ 1972 đến 1975 với tội danh “nổi loạn và bất phục tùng”, đến cuối những năm 1980 đầu những năm 1990, Bửu Chỉ lại về với tranh mực tàu. Nhưng lần này đau đớn hơn và bế tắc hơn, ông không giới hạn cái bi kịch mà ông muốn biểu đạt trong khuôn khổ một biên giới địa lí hay lịch sử, mà là một phổ quát qua cái tên do chính ông đặt cho bức tranh: “Bi kịch con người”.
H.D
(SĐB 7/12-12)
BỬU CHỈ
Có người quan niệm rằng:
- Khác với những phương tiện ngôn ngữ mà chúng ta thường dùng để diễn đạt ý nghĩ, cảm xúc như tiểu thuyết, thi ca, và ngay cả những ngành không chọn ngôn ngữ và chữ viết làm phương thế diễn đạt như âm nhạc, hội họa không thể nào truyền đạt được một thông điệp khi nó là một thứ nghệ thuật phi tuyến tính (nghĩa là không có trình tự trước sau).
Bửu Chỉ là một cái tên không xa lạ với những ai ở miền Nam trước 1975. Anh là người hầu như duy nhất vẽ tranh về đề tài chiến tranh và hòa bình. Tên tuổi và tranh bằng bút sắt, mực đen của anh đã sóng đôi cùng với những ca khúc phản chiến và khát vọng hòa bình của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn - một người con yêu của xứ Huế đã làm rạng rỡ vùng đất đã sinh ra mình.
LÊ HUỲNH LÂM
Khi triết gia Martin Heidegger (1889 - 1976) viết tác phẩm “Sein und zeit” (Hữu thể và thời gian) vào năm 1927, có thể ông không nghĩ rằng nửa thế kỷ sau ở xứ sở của miền nhiệt đới, vùng đất chiến tranh kéo dài tàn khốc nhất của địa cầu lại xuất hiện một họa sĩ tài danh, mà trong nhiều tác phẩm của ông nỗi ám ảnh về thời gian, sự bất lực của lý trí và nỗi cô đơn trước vô biên trở thành một tín hiệu gửi đến mọi người.
NGUYỄN DUY HIỀN
Trong một bài trả lời phỏng vấn trước ngày mất không lâu, Bửu Chỉ nói về quan niệm của mình khi sáng tạo nghệ thuật: “Nghệ thuật đứng về phía nước mắt. Nó phản ánh cái phần bóng tối của cuộc sống mà mọi người chưa thấy ra hoặc mỗi người nghĩ mỗi cách. Nghệ thuật là khát vọng hướng về chân, thiện, mỹ mà chẳng bao giờ đạt được cái cùng... Tác phẩm nghệ thuật chỉ nhằm đánh thức lương tâm, lương tri con người...”.
VÕ QUÊ
Cách nay mười năm, vào lúc 14 giờ 34 phút ngày 14/12/2002, người nghệ sĩ tài hoa Bửu Chỉ đã ra đi. Cuộc ra đi của một hoạ sĩ, chiến sĩ quê hương vào thế giới vĩnh hằng, để lại cho gia đình, bạn bè, những người yêu nghệ thuật tạo hình trong nước và quốc tế niềm tiếc thương vô hạn.
NGUYỄN PHÚ YÊN
Thời học sinh chúng tôi học trường Quốc Học. Thời sinh viên Bửu Chỉ học Luật khoa còn tôi học Văn khoa. Có lẽ chúng tôi sẽ không hề quen nhau nếu không có phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh Huế, nói rộng hơn, nếu không có hoàn cảnh tao loạn, chiến chinh khiến mỗi chúng tôi phải nhìn lại chính mình để tìm một con đường dấn thân theo tinh thần kẻ sĩ của thời đại.
LÊ VĂN LÂN
Có lẽ rất nhiều anh em trong phong trào đô thị Huế cũng như các thành thị miền Nam những năm 1970 - 1975 không ai là không biết Bửu Chỉ. Một họa sĩ nghiệp dư với những bức tranh bút sắt, mực đen, nhưng tranh của anh có mặt hầu hết trên các ấn phẩm của phong trào đô thị trên cả nước, các tổ chức tiến bộ thời ấy, từ trang bìa đến phụ bản.
ĐINH CƯỜNG
En ce monde bouleversé je ne vis plus que dans le souvenir
(Trong cuộc đời điên đảo này tôi chỉ còn biết sống với kỷ niệm)
Paul Klee