KATHERINE MANSFIELD (Anh)
Thời tiết thật tuyệt vời. Người ta sẽ không có một bữa tiệc ngoài trời hoàn hảo hơn nếu họ không tổ chức tiệc vào ngày hôm nay.
Ảnh: internet
Thời tiết ấm áp, không có gió, bầu trời không một áng mây và được dát một dải vàng mỏng, như thường thấy vào đầu mùa hè. Những người làm vườn thức dậy từ lúc bình minh để xén cỏ và quét dọn, cho đến khi các đám cỏ và các chậu sứ mỏng, dẹt, hình hoa hồng đang được trồng hoa cúc dại trông sáng rực. Đối với hoa hồng, bạn không thể không nghĩ chúng là loài hoa gây ấn tượng mạnh đối với khách mời của một bữa tiệc ngoài trời. Đây là loài hoa ai cũng biết. Hàng trăm bông hồng hồng, vàng, theo nghĩa đen, đã nở trong một đêm. Những đóa hồng xanh cúi đầu chào, như thể chúng đang được tổng lãnh thiên thần thăm viếng.
Bữa sáng vẫn chưa xong, trước khi những người đàn ông tới giăng tấm bạt lớn.
“Mẹ muốn giăng tấm bạt ở đâu?”.
“Ồ con, không cần phải hỏi mẹ. Năm nay mẹ định để các con lo mọi thứ. Hãy quên mẹ là mẹ các con. Hãy đối xử với mẹ như với một người khách quý”.
Nhưng mẹ không thể đến để chỉ vẽ cho những người đàn ông. Cô chải tóc trước khi ăn sáng và đội mũ không vành, có hai lọn tóc nhỏ nằm dính vào hai bên má và ngồi uống cà phê. Jose, cô gái lông bông, luôn đi lại lăng xăng với áo lót lụa và khoác vét bên ngoài.
“Chị nên đi, Laura, vì chị là cô gái điệu nghệ”.
Laura đến chỗ những người đàn ông, tay cầm miếng bánh mỳ phết bơ. Bánh mỳ thật ngon khi ăn ngoài trời, ngoài ra, cô thích giúp sắp xếp mọi việc. Cô luôn cho rằng, cô có thể giúp cho mọi thứ được tốt đẹp hơn, người khác không thể giúp được như vậy.
Bốn người đàn ông mặc áo sơ mi đang đứng thành nhóm trên lối đi trong vườn. Họ khiêng những thanh gỗ có quấn vải bạt xung quanh, trên lưng là những cái túi đựng dụng cụ. Họ trông như đang suy tư. Laura ước gì giờ cô không phải cầm miếng bánh mỳ bơ nhưng cô không biết đặt nó xuống ở chỗ nào mà cũng không thể vứt nó đi. Cô đỏ mặt vì cố tỏ ra nghiêm trang và có một chút lơ đễnh khi đi đến chỗ họ.
“Chào buổi sáng!”, cô nói bằng cách bắt chước giọng mẹ cô. Nhưng giọng bắt chước giống hệt này làm cô thấy xấu hổ và trở nên lắp bắp như một đứa trẻ, “Ô, ơ, mấy chú định giăng bạt à?”.
“Dạ phải, thưa cô”, một người đàn ông gầy và cao lêu đêu nhất, mặt đầy tàn nhang đáp. Anh ta tuột cái túi đựng dụng cụ xuống, đẩy chiếc mũ ra sau gáy và cười với cô.
“Chúng tôi sắp giăng bạt ạ”.
Nụ cười của anh ta xuề xòa, thân thiện đến mức Laura thấy bừng tỉnh. Đôi mắt anh ta nhỏ, xanh đen, xinh đẹp làm sao! Cô nhìn sang người khác, họ cũng cười với cô. “Vui lên đi cô, chúng tôi sẽ không cắn cô đâu!”, họ dường như muốn nói vậy khi họ cười với cô. Những người dân lao động này dễ mến làm sao! Trời buổi sáng lại đẹp nữa! Cô không nên đề cập đến trời buổi sáng mà nên chỉ vẽ làm sao để bạt được giăng lên đẹp và hiệu quả.
“Giăng ở bãi cỏ có hoa loa kèn được không?”.
Cô lấy tay không cầm miếng bánh mỳ bơ chỉ vào khoảng đất có hoa loa kèn. Những người đàn ông quay lại nhìn theo hướng cô chỉ. Một người đàn ông mập, nhỏ con cắn môi dưới, làm một người cao to cau mày.
“Tôi không thích chỗ đó!”, người cao to nói. “Nó sẽ không bắt mắt và hiệu quả”. Anh ta quay sang Laura, xuề xòa nói, “Nếu cô theo ý tôi, tấm bạt sẽ được treo ở một chỗ làm cô lóa mắt”.
Địa vị của cô làm cô ngập ngừng trong chốc lát khi nghĩ rằng, liệu người đàn ông vừa nói từ “lóa mắt” với cô là có thiếu tôn trọng cô hay không. Tuy nhiên cô vẫn theo ý người đàn ông nhỏ con.
“Treo ở góc sân tennis này đi!”, cô đề nghị. “Nhưng ban nhạc sẽ chơi ở chỗ này mất rồi!”.
“Hừm, có cả một ban nhạc nữa à?”, một người đàn ông lao động nói. Anh ta trông xanh xao, đôi mắt đen lờ đờ nhìn lướt qua sân tennis. Anh ta đang nghĩ gì?
“Một ban nhạc nhỏ thôi”, Laura tử tế nói. Có lẽ anh ta không mấy bận tâm nếu ban nhạc là nhỏ bé. Nhưng người đàn ông cao to chen ngang.
“Nhìn nè, thưa cô, cột vào những cái cây kia. Sẽ rất hay đó!”.
Nếu cột vào các cây karaka thì các cây này sẽ bị che khuất. Chúng thật xinh, tán lá rộng, lấp lánh, có các chùm hoa vàng. Chúng như những thứ cây cối trong tưởng tượng trên đảo hoang, kiêu hãnh, đơn độc và âm thầm vươn trái, vươn lá về phía mặt trời. Tại sao lại lấy một tấm bạt che chúng lại?
Họ sẽ che chúng lại. Những người đàn ông vác cọc và đang dọn chỗ. Giờ chỉ còn lại một người. Anh ta cúi xuống nhặt một cành oải hương rồi đưa lên mũi và ngửi. Khi thấy cử chỉ đó của người đàn ông, Laura quên hẳn mọi suy tư về cây karaka, ngạc nhiên tự hỏi sao anh ta lại thích mùi của cây oải hương. Có bao nhiêu người đàn ông cô biết đã làm như vậy? Ồ, những người lao động tuyệt vời làm sao!, cô nghĩ. Sao cô không kết bạn với họ, thay vì kết bạn với bọn trai ngu ngốc thường khiêu vũ với cô và đến ăn tối những chiều chủ nhật? Cô phải gần gũi hơn với những người đàn ông như thế!
Thật là lỗi lầm, cô nghĩ, nếu phân biệt giai cấp. Cô đứng nhìn người đàn ông cao to đang vẽ cái gì đó vào mặt sau của một tờ giấy bọc. Bức tranh vẽ này có thể sẽ bị cuộn lại hoặc có thể sẽ được treo lên. Với cô, cô không phân biệt giai cấp một chút nào, dù chỉ nhỏ như một nguyên tử. Tiếng của chiếc búa gỗ vang lên. Một vài người hát, một vài người huýt sáo. “Ổn không thằng bạn?”. Gọi là “thằng bạn” nghe sao thân mật quá! Cô thật vui sướng khi tỏ ra cho người đàn ông cao to biết là cô xem anh ta như người nhà và ghét những thành kiến ngu xuẩn. Cô cắn một miếng bánh mỳ bơ và nhìn bức tranh nhỏ mà người đàn ông đã vẽ. Cô thấy mình cũng là dân lao động.
“Tục, tục, tục”, người nấu ăn kêu như một con gà mái đang bị bối rối. Sadie lấy hai bàn tay vỗ vào hai má, như thể cô đang bị đau răng. Hắn nhăn mặt lại khi cố hiểu Sadie đang muốn gì. Chỉ có người giao hàng là có vẻ tĩnh tại. Anh ta có một câu chuyện.
“Có chuyện gì? Có chuyện gì vậy?”.
“Có một tai nạn khủng khiếp”, người nấu ăn nói. “Một người đàn ông bị giết”.
“Một người đàn ông bị giết! Ở đâu? Tại sao? Khi nào?”.
Nhưng người giao hàng tỏ ra không vồn vã.
“Cô biết cái nhà nhỏ ở phía dưới kia không? Biết không? Chắc chắn cô biết. Vâng, có một người làm nghề đánh xe ngựa trẻ, tên là Scott. Ngựa anh ta quay ngang trước một chiếc xe hơi chạy bằng động cơ điêzen ở góc đường Hawk sáng nay và anh ta bị té lộn đầu. Sau đó, anh ta tử vong”.
“Tử vong!”, Laura kinh ngạc nhìn người giao hàng.
“Tử vong khi người ta lật anh ta lên”, người giao hàng hứng thú kể. “Người ta mang thi thể anh ta về nhà khi tôi đang đi đến đây”. Anh ta nói với người nấu ăn, “Ông ấy bỏ lại vợ và 5 con nhỏ”.
“Jose, đến đây”, Laura kéo tay em gái mình và lôi cô đi ngang nhà bếp tới cạnh cánh cửa làm bằng vải len tuyết màu xanh. Cô ngập ngừng và tựa vào cánh cửa. “Jose!”, cô run rẩy nói, “Chúng ta có thể dừng mọi thứ lại được không?”.
“Dừng lại mọi thứ à chị Laura?”, Jose kinh ngạc hỏi. “Ý chị muốn gì?”.
“Dừng bữa tiệc lại”. Tại sao Jose vờ vịt?
Nhưng Jose vẫn tỏ ra ngạc nhiên. “Dừng bữa tiệc lại à? Chị Laura ơi, vô lý lắm. Chúng ta tất nhiên không thể. Không ai muốn vậy. Dừng lại là quá vô lý”.
“Nhưng chúng ta không thể tiệc tùng khi có người chết ở ngoài cổng”.
Việc dừng tiệc thật là vô lý. Có mấy ngôi nhà nhỏ nằm ở dưới chân một con dốc dẫn lên nhà Laura. Có một con đường rộng chạy ngang chân con dốc. Sự thật, hai ngôi nhà không nằm gần nhau. Những ngôi nhà nhỏ đó thật xấu xí, làm cho khu vực trở nên dơ bẩn. Chúng được sơn bằng màu nâu chocolate. Trong các khu vườn ở đó chẳng có gì ngoài những cuống bắp cải, gà mái dịch và các thùng khoai tây. Những ngọn khói nghèo khổ bay ra từ các ống khói. Chúng lưa thưa chứ không mạnh mẽ, uốn cong và có màu bạc như khói bốc lên từ các ống khói nhà Sheridan. Con hẻm của họ là nơi sinh sống của những người làm nghề giặt giũ, quét rác và sửa giày. Có một nhà khác có cổng nhà làm bằng các lồng chim nhỏ bị vứt đi. Trẻ em ở đó lúc nhúc. Khi còn bé, bọn trẻ nhà Sheridan bị cấm không được đến đó vì bố mẹ chúng không muốn chúng phải nghe những thứ ngôn ngữ bụi đời và bị nhiễm các thói hư. Nhưng khi đã lớn, Laura và Laurie thi thoảng cũng có đi vơ vẩn qua đó. Khu vực ấy thật dơ bẩn và đáng ghê sợ. Hai anh em bước đi mà thấy lạnh xương sống. Nhưng người ta cần đến mọi nơi và thấy mọi thứ. Do đó, chúng muốn đi.
“Hãy nghĩ tới việc ban nhạc sẽ làm cho người phụ nữ nghèo đó thêm đau khổ”, Laura nói.
“Ô, chị Laura!”, Jose khó chịu và nghiêm túc nói. “Nếu chị cứ cho là các ban nhạc phải dừng chơi khi ai đó gặp tai nạn thì chị sẽ phải luôn sống một cuộc đời vất vả. Em có phần tiếc cho chị. Em thấy thương cho chị”. Mắt cô ấy mở to. Cô nhìn chị mình như vẫn thường nhìn khi họ còn bé và đùa với nhau, “Chị không thể dùng tình cảm để đem một người dân lao động say xỉn thường xuyên trở lại cuộc đời!”, cô nói nhỏ nhẹ.
“Say xỉn! Ai nói với em là ông ấy say xỉn?”. Laura nghiêm nghị nhìn Jose nói. Như thường thấy trong các trường hợp như trường hợp đang diễn ra, cô nói, “Chị sẽ nói thẳng với mẹ!”.
“Chị nói đi”, Jose thì thào.
“Mẹ ơi, con vào được không?”, Laura vặn nắm cửa và nói.
“Được, con yêu. Sao, có chuyện gì vậy? Sao con tái mặt vậy?”. Bà Sheridan đang thử một chiếc mũ mới ở bàn trang điểm và quay ra.
“Mẹ ơi, có một người bị chết”, Laura bắt đầu nói.
“Không phải ở trong vườn nhà ta?”, bà mẹ ngắt lời.
“Dạ không, không ạ!”.
“Ồ, vậy thì mẹ sợ gì?”. Bà Sheridan thở dài nhẹ nhõm và cởi chiếc mũ đặt lên hai đầu gối.
“Nhưng mẹ ơi, nghe con nói nè”, Laura nói. Cô nghẹn lời, hụt hơi khi kể lại chuyện người chết. “Tất nhiên chúng ta phải dừng bữa tiệc lại, phải không mẹ?”, cô van nài. “Ban nhạc và khách khứa sẽ đến. Người ta sẽ phải nghe thấy chúng ta. Họ là hàng xóm gần”.
Dù Laura đang kinh hãi nhưng mẹ cô cũng cư xử như Jose. Thật khó chịu hơn khi thấy bà đang buồn cười. Bà từ chối lắng nghe Laura một cách nghiêm túc.
“Này Laura, con cứ bình thản đi. Vụ tai nạn này cũng chỉ như những vụ khác. Nếu người ta chết thường... Mẹ không thể hiểu được là sao người ta lại có thể sống được trong các cái lỗ chật chội như thế... Chúng ta vẫn tiếp tục bữa tiệc, được không con?”.
Laura nói “dạ” nhưng cô thấy bữa tiệc là sai trái. Cô ngồi xuống ghế sofa và đưa tay nắm chặt diềm xếp nếp của chiếc nệm.
“Mẹ, chúng ta có phải là những kẻ vô tâm không?”, cô hỏi.
“Này con!”, bà Sheridan đứng dậy và đến bên Laura, tay cầm chiếc mũ. Trước khi cô có thể nói gì đó, mẹ cô đã đội chiếc mũ lên đầu cô, “Con à!”, bà mẹ nói, “Chiếc mũ này là của con. Nó được may cho con, mẹ đội không hợp với tuổi. Mẹ chưa bao giờ thấy con đẹp như thế này. Nhìn nè con!”. Bà cầm chiếc gương cầm tay lên.
“Nhưng mẹ ơi...”, cô lại nói mà không nhìn mình trong gương, cô quay sang chỗ khác.
Lần này, bà Sheridan lại mất kiên nhẫn như Jose.
“Laura, con thật vô lý!”, bà lạnh lùng nói. “Những kẻ đó không đáng để chúng ta nể nang. Thật là vô tâm nếu hủy hoại niềm vui của mọi người như con đang muốn làm”.
“Con thật không thể hiểu được”, Laura nói và đi nhanh về phòng mình. Ở phòng mình, điều đầu tiên cô tình cờ thấy là hình ảnh một cô gái dễ thương trong gương, với chiếc mũ màu đen, vành thêu hoa cúc dại vàng, có gắn một chiếc ruybăng nhung đen. Cô chưa bao giờ thấy cô như lúc này. Mẹ có nói đúng không?, cô nghĩ. Cô hy vọng mẹ cô nói đúng. Cô có quá vô lý không? Có lẽ cô đã vô lý. Bỗng cô nghĩ đến người góa phụ xấu số đó và những đứa trẻ mồ côi cùng thi thể đang được khiêng vô nhà. Nhưng những hình ảnh này dường xa mờ, không thực, như ảnh trên báo. Sau bữa tiệc, mình sẽ nghĩ lại... Dù sao, kế hoạch phải được tiến hành một cách tốt nhất.
![]() |
Minh họa: Đặng Mậu Tựu |
Bữa trưa xong lúc 1 giờ 30. Vào lúc 2 giờ 30, mọi người vào tiệc. Các thành viên ban nhạc mặc áo khoác xanh đã đến và sắp đặt nhạc cụ ở một góc sân tennis.
“Cô ơi!”, Kitty Maitland nói ngọng nghịu, “Họ có phải là những con ếch không? Cô sắp xếp họ đứng quanh một cái ao, còn người chỉ huy ban nhạc thì đứng trên một chiếc lá ở giữa ao!”.
Laura đến và chào mọi người khi họ đang đi vào phòng để quần áo. Thấy anh mình, Laura lại nghĩ về vụ tai nạn. Cô muốn nói với anh. Nếu Laurie cũng như mọi người thì bữa tiệc vẫn diễn ra. Cô đi theo anh mình đến tận hành lang.
“Laurie!”.
“Chào em!”. Anh ta đã đi tới giữa cầu thang nhưng khi quay lại và thấy Laura, anh bỗng phình hai má và giương mắt nhìn cô. “Chúa ơi, em trông thật tuyệt vời”, Laurie nói. “Chiếc mũ thật số dách?”.
Laura nói yếu ớt, “Vậy sao anh?” và cười với Laurie. Cuối cùng, cô không nói điều đó với anh mình.
Rồi những suối người tuôn đến. Ban nhạc bắt đầu chơi. Những người hầu bàn được thuê chạy từ nhà ra nơi tổ chức bữa tiệc. Khắp nơi, từng cặp dạo bước hoặc cúi xuống các cụm hoa, chào nhau hoặc lảng vảng trên bãi cỏ. Họ như những cánh chim rực sáng đậu xuống vườn nhà Sheridan chiều nay, trên đường bay tới một nơi nào đó. A, thật vui khi đang ở cùng với những người hạnh phúc, đang véo má, bắt tay nhau, cười trong mắt nhau.
“Ồ Laura yêu quý, cô trông đẹp làm sao!”.
“Chiếc mũ thật tuyệt!”.
“Laura, cô trông rất Tây Ban Nha! Tôi chưa bao giờ thấy cô xinh như hôm nay!”.
Laura tươi vui và nhã nhặn nói chào... “Các cô chú uống trà nhé? Thêm kem không ạ? Kem trái cây thật đặc biệt”. Cô chạy tới chỗ bố mình và hỏi, “Bố, có cần mang thứ gì đó cho ban nhạc uống không ạ?”.
Buổi chiều vui dần chín, dần nhạt phai và dần khép nụ.
“Chưa bao giờ có một bữa tiệc vui hơn...”. “Quá thành công...”. “Thật là...”.
Laura giúp mẹ nói lời chia tay. Họ đứng cạnh nhau trên hành lang cho đến khi mọi người ra về hết.
“Kết thúc vui vẻ, thật vui. Cảm ơn Chúa”, bà Sheridan nói, “Laura, tập trung mọi người lại. Mẹ thật mệt. Bưng cho mẹ một ly cà phê lạnh. Vâng, thật mãn nguyện. Nhưng ô, tiệc với tùng. Tại sao tụi con lúc nào cũng muốn có tiệc?”. Mọi người ngồi quây quần dưới tấm bạt giờ không còn đông đúc người.
“Ăn sandwich đi bố! Em làm giấy bọc đó”.
“Cảm ơn em”, ông Sheridan cắn một miếng và miếng sandwich bị mất một góc. Ông cắn tiếp. “Anh nghĩ chắc em chưa biết có một vụ tai nạn chó chết xảy ra hôm nay”, ông nói.
“Ồ anh, em biết”, bà Sheridan nói và nắm tay chồng. “Nó suýt làm hỏng bữa tiệc. Laura khăng khăng đòi hoãn tiệc”.
“Ô, mẹ!”, Laura không muốn bị mẹ trêu chọc.
“Cũng là chuyện đáng ghét”, bà Sheridan nói. “Thằng cha đó cũng có vợ rồi. Nó sống dưới dốc, bỏ lại vợ và một tá con nheo nhóc. Người ta nói vậy”.
Mọi người im lặng một cách khó hiểu. Bà Sheridan cầm chân ly cà phê đẩy tới đẩy lui. Bố có vẻ sống sượng...
Bỗng mẹ ngước lên. Trên bàn còn rất nhiều bánh mỳ sandwich, bánh ngọt, bánh kem chưa ăn. Tất cả đang chờ để bị vứt đi. Một ý nghĩ lóe lên trong bà.
“Được”, bà nói. “Bỏ hết vô rổ rồi mang cho cái con mạt rệp chết chồng. Dù sao chúng cũng rất tốt cho bọn trẻ con của nó. Con đồng ý không? Chuẩn bị mang đi đi, Laura!”. Bà đứng dậy. “Đưa mẹ cái rổ to để trong tủ”.
“Nhưng mẹ ơi, như vậy có hay không?”, Laura nói.
Một lần nữa, bà có vẻ chẳng quan tâm đến lời của Laura. Ăn bánh vụn của một bữa tiệc! Người phụ nữ vừa chết chồng có muốn như vậy không?
“Hôm nay con sao vậy? Một, hai giờ trước con tỏ ra thương xót còn giờ thì...”.
Ồ, vâng! Laura chạy đi lấy rổ. Mẹ cô bỏ đầy bánh vụn, bánh thừa vào.
“Con mang đi đi”, mẹ cô nói. “Chạy xuống như con thường chạy. Ồ khoan, mang theo hoa huệ trắng nữa”. Loại người đó rất thích hoa huệ trắng”.
“Người ta đang chết đuối mà sẽ vớ được cọc đó”, Jose thực tế nói.
Đúng vậy! Và cũng thật đúng lúc. “Chỉ có một rổ thôi mà con...”, mẹ cô nói với theo khi đưa cô ra khỏi mái che là tấm bạt lớn. “Đừng vì bất cứ lý do nào mà...”.
“Gì hả mẹ?”.
Đừng. Đừng nói những điều chẳng hay với một cô gái mới lớn! “Không có gì! Con đi đi!”.
Trời đã chạng vạng khi Laura đi đến cổng vườn nhà người vợ có chồng chết. Một con chó to chạy ra, trông như một bóng ma. Con đường sáng lập lòe. Dưới thung lũng, các ngôi nhà tồi tàn thu lu trong bóng tối. Im ắng làm sao! Laura đang bước xuống dốc, đến nhà có người chết nhưng cô không nghĩ như vậy. Tại sao vậy? Cô dừng lại một phút. Dường như đối với cô, những nụ hôn, những giọng nói vui, những tiếng chén nĩa chạm nhau, tiếng cười và mùi cỏ thơm vẫn còn đâu đó trong cô. Trong cô, không còn chỗ cho những thứ khác. Lạ kỳ sao! Cô ngước nhìn bầu trời nhợt nhạt màu và tất cả những gì cô nghĩ là: “Vâng, bữa tiệc thành công thật mỹ mãn!”.
Con đường rộng giờ đã hết. Con hẻm bắt đầu, tối tăm, có màu khói. Phụ nữ mang khăn choàng và đàn ông đội mũ không vành, may bằng vải tuýt hối hả bước đi. Đàn ông lởn vởn bên các hàng rào làm bằng cọc, trẻ con chơi đùa ở các ô cửa. Có giọng hát ậm ừ vang lên trong các ngôi nhà ọp ẹp. Một ngôi nhà có ánh đèn le lói và có một người đi ngang qua cửa sổ, như cua bò. Laura cúi đầu bước đi. Cô ước gì giờ mình có một cái áo khoác. Áo cô đang mặc rực sáng làm sao! Chiếc mũ lớn với dải ruy băng nhung xinh xắn làm sao! Ước chi nó là chiếc mũ khác! Người ta đang nhìn cô phải không? Chắc vậy! Cô biết rằng đi đến đây là sai lầm. Cô có nên quay trở lại không?
Không, muộn rồi! Ngôi nhà cần đến đã ở trước mặt. Đúng vậy. Một nhóm người dơ bẩn đang tụm lại bên ngoài. Cạnh cổng có một bà già, rất già ngồi trên ghế, tay cầm nạng đang nhìn cô. Bà ta giẫm chân lên một tờ báo. Người ta im lặng khi thấy Laura đến gần. Nhóm người giải tán. Cô như thể đang được chờ đợi và được biết trước là sẽ đến.
Laura rất hồi hộp. Cô hất dải ruy băng nhung ra sau vai mình và hỏi một người phụ nữ đứng cạnh bên, “Đây có phải là nhà cô Scott không ạ?”. Người phụ nữ cười một cách kỳ quái và nói. “Đúng vậy, cô gái”.
Ô, cần phải thoát khỏi nơi này! Cô như muốn nói, “Chúa ơi, cứu con!”, khi cô bước trên một lối đi nhỏ và gõ cửa ngôi nhà. Hãy tránh xa những cặp mắt đang nhìn mình hau háu! Hãy lấy gì đó trùm kín mình lại, trùm bằng khăn choàng của những người phụ nữ ở đây cũng được! Cô quyết định là sẽ đặt cái rổ xuống và bỏ chạy. Tôi không cần phải mang rổ không về!
Cửa mở. Một người phụ nữ nhỏ thó, vận đồ đen từ trong bóng tối bước ra.
Laura nói, “Cô là cô Scott phải không ạ?”.
Cô ngạc nhiên khi thấy người phụ nữ trả lời, “Mời cô vào” và sắp đóng cửa lại.
“Không”, Laura nói. “Tôi không muốn vào. Tôi chỉ muốn đặt cái rổ xuống mà thôi. Mẹ tôi gởi...”.
Người phụ nữ nhỏ thó đang đứng trong bóng tối dường như chẳng nghe cô nói. “Mời cháu đi hướng này”, cô ta nói bằng giọng xun xoe và Laura đi theo cô ta.
Cô thấy mình đang ở trong một cái nhà bếp chật hẹp, tồi tàn được thắp sáng bằng một ngọn đèn dầu tù mù. Có một người phụ nữ đang ngồi trước đống lửa.
“Chị ơi”, người phụ nữ dẫn cô vào nói. “Có một cô gái trẻ tới”. Cô ta quay sang Laura và nói ý nhị. “Đây là chị gái của cô. Cháu sẽ an ủi chị chứ?”. “Ô, tất nhiên!”, Laura nói. “Nhưng xin đừng... Tôi chỉ muốn đi ra...”.
Vào lúc đó, người phụ nữ ngồi bên đống lửa quay ra. Khuôn mặt cô ta sưng phù, đỏ gay, hai mắt thì lòi ra, đôi môi cũng sưng vù, trông rất dễ sợ. Cô ta dường như không biết tại sao Laura lại đến đây. Điều này có nghĩa là gì? Tại sao có một người lạ mang một cái rổ đứng trong nhà bếp? Khuôn mặt cô ta lại trở nên cau có.
“Ồ, được”, người phụ nữ dẫn Laura vào nói. “Tôi sẽ cảm ơn cô gái trẻ này”.
Cô ta lại nói, “Cháu sẽ an ủi chị chứ? Tôi chắc là vậy”. Khuôn mặt cô ta cũng sưng phù và cố xun xoe cười.
Laura chỉ muốn thoát đi. Cô trở lại lối đi. Cửa mở. Cô chuẩn bị bước thẳng vào phòng ngủ, nơi người chết đang nằm.
“Cháu muốn nhìn ảnh không?”, cô em gái nói và chạm nhẹ vào Laura. “Đừng sợ, cô gái trẻ!”. Với giọng vừa trìu mến vừa quỷ quái, cô ta nói khi vui vẻ kéo tấm màn che cửa phòng ra. “Đây là bức ảnh của ảnh. Chẳng có gì khác nữa đâu. Đi theo cô nào!”.
Laura đi theo.
Có một người đàn ông trẻ đang nằm ngủ rất say, như đang nằm ở đâu đó rất xa xôi và vô cùng bình thản. “Chú ấy đang mơ màng. Đừng bao giờ đánh thức chú ấy dậy. Đầu chú nằm lún trên chiếc gối, hai mắt nhắm nghiền, không còn thấy gì nữa. Chú không thôi ước mơ. Bữa tiệc ngoài trời, cái rổ, áo dài ren có hề chi đến chú? Chú xa cách tất cả những thứ đó. Chú thật đẹp đẽ và tuyệt vời. Khi người ta cười nói, khi ban nhạc đang chơi, chú vẫn nằm thảnh thơi. Hạnh phúc..., hạnh phúc...”. “Mọi thứ đều tốt”, người đang ngủ nói. “Mọi thứ đâu vẫn vào đấy. Tôi hài lòng”.
Có những lúc bạn phải khóc. Cô cũng muốn đi ra mà không nói gì với người chết. Laura thổn thức như một đứa trẻ.
“Hãy thứ lỗi cho tôi vì tôi đã mang chiếc mũ này!”, cô nói.
Lần này cô không đợi cô em gái. Cô đi ra cửa, bước xuống lối đi, băng qua đám người đen đúa. Ở góc con hẻm, cô gặp Laurie.
Cậu ta bước ra từ bóng tối. “Em đó hả, Laura?”.
“Dạ”.
“Mẹ đang bồn chồn chờ em. Mọi việc ổn không?”.
“Ổn mà, anh Laurie!”. Cô nắm lấy cánh tay cậu ta và tiến sát vào cậu.
“Anh nghĩ chắc em không phải khóc, đúng không?”, anh trai cô hỏi.
Laura lắc đầu. Cô đã khóc.
Laurie choàng ôm vai cô. “Đừng khóc”, cậu nói bằng giọng ấm áp, yêu thương. “Ở đó thật kinh hãi phải không?”.
“Không phải”, Laura thổn thức nói. “Ở đó đơn giản là tuyệt vời. Nhưng, anh Laurie...”. Cô ngập ngừng nhìn anh mình. “Đời là thế ư?”, cô lẩm bẩm. Nhưng đời cụ thể là thế nào cô không thể giải thích. Không có vấn đề gì. Anh cô hiểu.
“Đời không thế thì sao, em gái?”, Laurie nói.
Trần Ngọc Hồ Trường
dịch từ nguyên bản tiếng Anh trong 50 Great Short Stories, Milton Crane biên soạn, Bantam Book, New York, 2005.
(TCSH378/08-2020)
MISHIMA YUKIO (Nhật Bản)Nhà văn Nhật Bản Mishima Yukio (1925 - 1970) bắt đầu in các tác phẩm của mình từ những năm 20 tuổi. Ông được tặng nhiều giải thưởng văn học và ba lần được đề cử vào giải Nobel văn chương.
PAUXTÔPXKIChúng ta yêu mến thứ ánh sáng bảo hiểm của những ngọn hải đăng nhưng ít khi nhìn thẳng vào nó. Thường chỉ có những người bảo vệ và các tay lái tàu dán mắt vào hải đăng để kiểm tra bí mật độ loé sáng của nó. Bởi vì tất cả hải đăng trên biển đều nháy và nhấp nhánh khác nhau, theo những tín hiệu đó, người ta có thể biết được hải đăng nào và con tàu đang ở đâu.
SLAWOMIR MROZEK (Ba Lan)(Lê Bá Thự dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan)
ALPHONSE DAUDETSự kiện phản ánh trong truyện xảy ra năm 1871, thời kỳ chiến tranh Pháp - Phổ, khi quân đội Phổ (Đức) đã chiếm đóng và sáp nhập hai tỉnh Alsace và Lorraine của Pháp vào lãnh thổ Đức.
DOMINIQUE DE VILLEPINTác giả Dominique de Villepin, sinh năm 1953, đương kim Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, là người phát ngôn cho chính sách hòa bình đối lập với đường lối chiến tranh Bush-Blair trong vụ tập kích Irak đầu năm 2003. Nơi đầu sóng ngọn gió của bang giao quốc tế, ông đã đồng thời cho xuất bản một khảo luận về Thơ, Ngợi ca những Người Cướp Lửa, tượng trưng cho Người Làm Thơ, qua hình ảnh mượn của Arthur Rimbaud, lấy từ huyền thoại Prométhée.
MARK TWAINTwain, Mark, (Samuel Langhorne Clemens), nhà văn Mỹ, (1835-1910). Sinh tại Florida, bang Missouri. Là con thứ tư trong một gia đình thương nhân nghèo. Chưa đầy 12 tuổi, Clemens đã phải thôi học để học nghề sắp chữ in, rồi làm đủ nghề. Năm 1853, bị thôi thúc bởi ý muốn tìm hiểu thế giới, lên đường đi nhiều nơi, làm thợ in công nhật ở St. Louis, New York và Philadelphia. Đến sông Mississipi, hành trình dự kiến đi Brazil bị đình lại vì Clemens lại mơ ước trở thành hoa tiêu trên sông.
HARUKI MURAKAMI (Nhật Bản)Chàng và nàng đang đi trên một con đường. Dọc bãi tha ma. Lúc nửa đêm. Sương mờ vây phủ. Họ tuyệt nhiên không định đi ở nơi chốn này vào lúc này. Nhưng vì các nguyên do khác nhau họ đã buộc phải đi. Họ bước vội vàng, nắm chặt tay nhau.
GRAHAM GREENE (Anh)Có tám người đàn ông Nhật đang ăn bữa tối ở nhà hàng cá nổi tiếng Bentley's. Họ chỉ trao đổi với nhau dăm ba câu bằng thứ tiếng mẹ đẻ khó hiểu của họ, nhưng luôn có nụ cười nhã nhặn và thường mỗi câu lại kèm một cử chỉ cúi đầu lịch thiệp. Tất cả tám người, trừ có một, đều đeo kính. Thỉnh thoảng cô gái xinh đẹp ngồi phía cửa sổ lại đưa một cái nhìn lướt qua họ, nhưng xem ra chuyện của cô ta quá quan trọng, khiến cô ta không thể thực sự chú ý tới bất kỳ ai trên đời ngoài chính mình và người ngồi cùng bàn.
VICTORIA CHIE (ÚC)Cảm giác xấu hổ như kẻ đang làm điều mờ ám, Anne Peterson đặt bút run run ghi tên mình vào phần trống trong bản tự giới thiệu của văn phòng môi giới hôn nhân. Chẳng lẽ lại đến nông nổi này sao? 49 tuổi, trông còn rất trẻ, duyên dáng, đầy sức sống, thành đạt, vật chất đầy đủ, đã ly dị, thế mà phải nhờ môi giới kiếm cho một tấm chồng. Mà anh ta là ai, cũng là một kẻ nào đấy tìm đến đây với những dòng tự giới thiệu cứng nhắc. Thôi, đành vậy chứ biết sao, chỉ vì quá yêu con gái Cindy mà Anne đã phải chịu đựng nỗi trống trải cô đơn ròng rã suốt bao năm trời.
NGÔ KIM LƯƠNG (Trung Quốc)"Nếu còn gặp người, nhất định phải nói", Trần Tĩnh đang nghĩ, ngước mắt lên nhìn ánh đèn vàng vọt trong ngõ nhỏ. Đêm khuya rồi, khắp nơi là hình ảnh kỳ quái của một màn đêm đen kịt. "Ai cha! Chiếc xe đạp xui xẻo này!" - Cô đẩy chiếc xe, không biết phải nói thế nào.Sau lưng vang lên một hồi chuông xe đạp, Trần Tĩnh "ai cha" một tiếng, chàng trai cưỡi xe đạp đã lướt vèo qua rồi.
S.MROZEKCó một lần tôi đi du lịch.Vì không có tàu trực tiếp đến nơi tôi cần tới nên tôi phải xuống một ga dọc đường để chuyển sang tàu khác.Hôm đó là một buổi tối. Mãi sáng hôm sau con tàu tiếp theo tôi sẽ phải đi mới đến.Tôi rời nhà ga, vào thị trấn để kiếm nơi ở trọ.
JOYCE BEGG (Úc)Bà Firbank trở thành hàng xóm của chúng tôi đã lâu, dễ đến sáu bảy năm nay, nhưng thật sự trong chúng tôi chẳng ai dám khẳng định mình biết rõ về người đàn bà này. Xung quanh bà ta lúc nào cũng bao phủ một bầu không khí bí hiểm, ma quái, ngay cả toà dinh thự cổ của bà ta cũng gợi cho người ta cái vẻ rờn rợn, lạnh lẽo giống như nơi trú ẩn của những linh hồn cõi âm.
KRISHNAN VARMAKrishnan Varma sinh ở Kerala, Ấn Độ. Ông viết bằng hai thứ tiếng Anh và Malayalam. Trong nhiều tác phẩm của mình, ông chia sẻ sự quan sát đối với cuộc sống của lớp người cùng khổ trên đất nước ông.
ARTURO VIVANTELời giới thiệu: Nhà văn Arturo Vivante sinh năm 1923 ở Rome, tốt nghiệp cử nhân đại học McGill, Canada, 1945, tốt nghiệp y khoa đại học Rome, 1949. Ông hành nghề bác sĩ toàn khoa, đồng thời sinh hoạt và nghiên cứu về văn chương ở một số trường đại học Mỹ. Vivante là nhà văn rất nổi tiếng với các truyện cực ngắn và các giai thoại.
KÔNXTANTIN PAUXTÔPXKI Mùa Thu. Những hạt sương mai tháng Chín lạnh giá, mọng nước rơi tung tóe từ những tán lá trên cao xuống và bắn cả vào người tôi. Sương từ các nhành cây nhỏ giọt xuống mặt nước sông đen thẫm, tạo thành những vòng tròn và chậm rãi lan ra xung quanh.
LTS: Mario Bendetti sinh tại Paso de los Toros (Tacuarembó ) ngày 14 tháng 9 năm 1920. Ông theo học tại trường tiểu học tiếng Đức ở Montevideo và trường trung học Miranda, đã từng làm nhiều nghề như nhân viên bán hàng, tốc kí, kế toán, viên chức nhà nước và phóng viên. Từ năm 1938 đến 1941 ông sống chủ yếu ở Buenos Aires . Năm 1945, khi trở về Montevideo, ông viết bài cho tuần báo nổi tiếng Marcha, qua đó trở thành phóng viên bên cạnh Carlos Quijano và rồi trở thành một thành viên trong ê-kíp của ông này cho tới tận năm 1974 khi tuần báo ngừng xuất bản.Năm 1973, vì lí do chính trị, ông phải rời bỏ tổ quốc,bắt đầu cuộc sống lưu vong kéo dài mười hai năm ở những quốc gia: Ác-hen-ti- na và Tây Ban Nha. Quãng thời gian này đã để lại những dấu ấn vô cùng sâu sắc trong cuộc đời ông cũng như trong văn nghiệp.
YUKIO MISHIMA (Nhật Bản)YUKIO MISHIMA tên thật là HIRAOKA KIMITAKE (1925-1970). Sinh tại Tokyo.Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Tokyo . Nhà văn, kịch tác gia, đạo diễn sân khấu và điện ảnh, diễn viên.Năm 16 tuổi đã xuất bản truyện vừa lãng mạn Khu rừng nở hoa. Tiểu thuyết Lời thú tội của chiếc mặt nạ ra năm 1949 đã khẳng định tên tuổi của nhà văn trẻ tài năng và trở thành tác phẩm được đánh giá là kinh điển của nền văn học Nhật Bản.
KOMASHU SAKIO (Nhật Bản)Sinh 28/1/1931 tại Osaka (Nhật Bản). Nhà văn chuyên viết truyện khoa học giả tưởng nổi tiếng của Nhật Bản.Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kyoto , chuyên ngành Văn học Italia.Từ năm 1957 là phóng viên Đài Phát thanh Osaka và viết cho một số các báo. Năm 1961 chiến thắng trong cuộc thi truyện ngắn giả tưởng xuất sắc do tạp chí "SF Magasines" tổ chức.Tác phẩm của Komatsu đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
S. MROZEK (Ba Lan)Có lần tôi bắt gặp một con chó ác bụng đang rượt đuổi một con mèo. Bởi tôi là người yêu động vật nên tôi bèn vớ ngay một cục đá to sụ quẳng vào con chó khiến nó ngã lăn quay, nằm đứ đừ một hồi lâu. Chú mèo nhỏ không nhà, con vật bé xíu nom mệt phờ râu. Không chút do dự - tôi cho nó nương nhờ. Đây quả là một con mèo đẹp mã, lông mịn màng, mắt long lanh. Tôi đem nhốt nó vào trong nhà, đoạn bỏ đi chơi bời trác táng.
KITA MORIO (Nhật Bản)Kita Morio (sinh năm 1927) là nhà văn thuộc thế hệ hậu chiến của Nhật Bản. Tốt nghiệp Đại học Y. Năm 1960 được trao giải thưởng mang tên Akutagawa với truyện ngắn Trong bóng tối đêm, cốt truyện xảy ra trong một bệnh viện tâm thần ở Đức thời kì Chiến Tranh Thế Giới thứ II. Nổi tiếng với các tác phẩm giả tưởng khoa học và chống chiến tranh.