Nhà thơ Trần Hoàng Phố - Ảnh: internet
Có gì đợi chờ hỡi những con đường của tuổi ấu thơ chân trần chạy băng qua cánh đồng khát vọng và ban mai cười lúng liếng những tia sáng của bình minh cuộc sống mới bắt đầu Có gì đợi chờ hỡi giọt sương lung linh qua kẽ lá và thầm thì với trái tim tôi về một niềm vui bất chợt Một khoảnh khắc xanh của bầu trời vời vợi Tôi đã thả tâm hồn tôi bay cùng với một cánh chim Núi đồi bình nguyên lướt đi dưới những cánh thuyền mây lờ lững Và tâm hồn tôi bềnh bồng chậm rãi trôi trên đại dương của mênh mông Mỗi mùa xuân thời gian băng qua với chuỗi tháng ngày đan vào những cuộc đuổi bắt vô cùng trên con đường đổ ra biển cả cuộc đời Trong trái tim tôi có những nhánh sông con vươn cánh tay trẻ trung băng qua những vùng sôi nổi Tôi đi qua những con đường những chân trời xa xôi còn mở ra nỗi đợi chờ sáng láng Những hàng cây ven đường đong đưa những cụm hoa muống vàng chín đượm Nói với mỗi cơn gió đi qua một niềm nhắn gởi Hãy mang những hạt giống của niềm ước vọng đi xa và hãy gieo xuống những vùng đất màu mỡ Mặt trời đã đi qua nhiều xứ sở vẫn không hề biết mỏi Mỗi ngày lại bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm những gì cuộc đời hứa hẹn Có thể khi đêm đến những vì sao sẽ kể lể những bài hát ngợi ca những điều đã bắt gặp diệu kỳ trên mỗi chặng dừng chân Có thể khi đêm đến những vì sao sẽ kể lể vẻ quyến rũ của những chân trời mới lạ chưa bao giờ được nhìn thấy trong đời Và sau giấc ngủ dịu êm xén đi những vết nhăn của nỗi niềm phiền muộn và lau khô những giọt nước mắt tiếc thương những mất mát rơi rụng ven đường Ngày mai tôi lại lên đường và trái tim thắp lên một ngọn lửa tươi mới của ước mơ dòng háo hức như hôm qua: hôm bắt đầu cất bước. (15/10-85) |
LÊ VĨNH THÁI
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH