Nhà thơ Trần Hoàng Phố - Ảnh: internet
Có gì đợi chờ hỡi những con đường của tuổi ấu thơ chân trần chạy băng qua cánh đồng khát vọng và ban mai cười lúng liếng những tia sáng của bình minh cuộc sống mới bắt đầu Có gì đợi chờ hỡi giọt sương lung linh qua kẽ lá và thầm thì với trái tim tôi về một niềm vui bất chợt Một khoảnh khắc xanh của bầu trời vời vợi Tôi đã thả tâm hồn tôi bay cùng với một cánh chim Núi đồi bình nguyên lướt đi dưới những cánh thuyền mây lờ lững Và tâm hồn tôi bềnh bồng chậm rãi trôi trên đại dương của mênh mông Mỗi mùa xuân thời gian băng qua với chuỗi tháng ngày đan vào những cuộc đuổi bắt vô cùng trên con đường đổ ra biển cả cuộc đời Trong trái tim tôi có những nhánh sông con vươn cánh tay trẻ trung băng qua những vùng sôi nổi Tôi đi qua những con đường những chân trời xa xôi còn mở ra nỗi đợi chờ sáng láng Những hàng cây ven đường đong đưa những cụm hoa muống vàng chín đượm Nói với mỗi cơn gió đi qua một niềm nhắn gởi Hãy mang những hạt giống của niềm ước vọng đi xa và hãy gieo xuống những vùng đất màu mỡ Mặt trời đã đi qua nhiều xứ sở vẫn không hề biết mỏi Mỗi ngày lại bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm những gì cuộc đời hứa hẹn Có thể khi đêm đến những vì sao sẽ kể lể những bài hát ngợi ca những điều đã bắt gặp diệu kỳ trên mỗi chặng dừng chân Có thể khi đêm đến những vì sao sẽ kể lể vẻ quyến rũ của những chân trời mới lạ chưa bao giờ được nhìn thấy trong đời Và sau giấc ngủ dịu êm xén đi những vết nhăn của nỗi niềm phiền muộn và lau khô những giọt nước mắt tiếc thương những mất mát rơi rụng ven đường Ngày mai tôi lại lên đường và trái tim thắp lên một ngọn lửa tươi mới của ước mơ dòng háo hức như hôm qua: hôm bắt đầu cất bước. (15/10-85) |
BẠCH DIỆP
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH