Minh họa: Đặng Mậu Tựu
1. Khu định cư làng Vòm trưa nắng vàng bủng như da người mắc bệnh cơ gan cổ trướng. Tư Ngon ngơ ngác. Ngơ ngác buồn: Ngơ ngác trước đề văn của thằng cháu nội lớp sáu. Văn tả cảnh chiều làng cá trên biển. Viết đi con. Viết đi Sóng. Nội tả cho. Viết cho hay vào. Mặt trời sà xuống biển. Ráng chiều đỏ thẫm như mặt thằng say rượu bữa, gặp dịp. Dịp vui. Dịp trúng mùa cá cơm. Cả làng chài cựa quậy, nhảy lanh canh, lấp lánh ánh ngày. Cát vàng pha trắng, nắng từ chiều nên ấm. Ấm gan lòng những bàn chân to bè vững ngàn năm cùng biển. Rồi đêm. Đêm tha nắng. Nắng ẩn xuống cát, tối mịt mù tăm cá. Những bàn chân to bè bỗng loạng choạng. Đến đó, Tư Ngon lại ngơ ngác buồn. Đọc. Nhưng đoạn nầy, thằng Sóng thấy lạ. Sóng nhìn sững ông nội, càm ràm. Nghỉ nội ơi. Mỏi tay rồi. Mà biển của nội chiều ni lạ quá. Biển nội khác với biển người. Biển của cô giáo Sóng. Biển người như công chúa, như hoa hậu về thăm trẻ em khu định cư sau lũ. Biển người có tiếng hò dô gọi cá về, vẫy vùng lưới lộng buồm căng. Biển người có khu rờ khu giọt chi đó, thơ mộng, yên lành. Biển nội khác. Biển nội như khu định cư buồn mùa nước nổi mênh, ngồi co chân lăn những viên bi trên nền đá gạch nhớ bụi bờ hang hốc trưa hè sân nắng. Biển nội, chán như gói mì ăn hoài hôm lụt (gói mì ông làm to trên tỉnh cho rồi rờ trán con trước máy quay phim). Biển nội… Tư Ngon ngơ ngác nhưng nghe. Được mất, đắng ngọt tiếng càm ràm của Sóng. Ngơ ngác chợt tỉnh. Ngơ ngác bỗng nóng ran đầu chân tóc. Tóc dựng như buổi còn chân cứng sóng mềm, cùng cha thằng Sóng ra biển. Biển của mình. Tỉnh mà mê. Và quên. Và giận. Quên thằng Sóng là cháu nội. Quên nó là thằng con nít (dẫu là nít ranh). Lửa giận lâu ngày càng âm ỉ. Lửa ngún qua thịt da, thấm sâu từng thớ thịt ướp muối biển thời đỏ hỏn, ẩn chìm trong ruột, trong gan, trong phèo, trong phổi. Lửa buổi người ta mất. Mất thật. Lửa tưởng cá là thớt, tưởng Sóng là người ta. Lửa phun thành dòng, thành lời. Lời đắng. Đồ ngu. Biển của tao mới là biển. Biển mình. Biển công chúa, hoa hậu chi đó, rờ giọt chi đó là của người. Biển của người ta. Biết không thằng ôn đâm thánh vật, thằng con nít hỉ mũi chưa sạch… Bây giờ, đến phiên thằng Sóng ngơ ngác (Sóng biển ngơ ngác tội lắm. Sóng không muốn hại người. Sóng bị gió cuốn, bốc đầu đánh tàu bè, kéo người ta xa đất. Xong cơn ma khiến quỷ xui, ngơ ngác. Ngơ ngác như người sau một đêm say mèm làm điều không phải, thẫn thờ sám hối). Nó vỗ lưng ông nội bành bạch. Ông nội chắc say rồi. Mai làm cũng được. Ba ngày nữa cô giáo mới bắt nạp bài. Tao không say. Tao có miệng để tao nói. Biển tao rứa đó. Người làng chài ăn to nói nậy nhưng quyết không nói điêu. Lời mặn như muối bể, ngổn ngản như cát nhưng ruột gan, lời nói là đọi máu. Vứt biển mi đi. Thằng ranh… Biển đó nỏ chơi. Biển đó là biển của người. Biển của người dưng. 2. (Mà người dưng cũng có năm, bảy người dưng) Người dưng xưa về làng Vòm dạy học là cô giáo Bình. Bình da trắng như thoa kem, mới về nên ỏn ẻn thị thành. Nhà Tư cách chỗ cô giáo dạy một đồi cát bỏng rát chân người lạ. (Lúc ấy chưa có tàu lạ). Mỗi lần theo cha ra biển, ngang ngôi trường có hai lớp học của cô giáo Bình, người Tư cứ rần rần, xốn xang như người cao huyết áp uống phải nước mắm ruốc làng Vòm. Ngực Tư lúc ấy lại là ngực trai biển mới lớn. Thấy da cô Bình trắng xanh thị thành, ngực xốn xang bảo lòng chọn loại cá cơm than, sóng đen ở giữa, ép thành nước mắm nhĩ nước nhất tặng cô. Nhìn dáng cô Bình gầy guộc, mỏng như mực phơi nhiều nắng, ngực lại rần rần bảo tay đánh loại cá nục chuối mình no tròn như ngô núi còn nhảy lanh canh từ mẻ lưới sớm cho cô. Một bận, bão quét làng Vòm. Bão vô biển như trâu đực động cỡn xổng chuồng. Cô Bình bịt tai ngồi khóc hu hu dưới gầm bàn miệng gọi mẹ ơi, mẹ ơi. Đêm ấy, may Tư không theo cha ra biển (Mà nếu ra biển, ai sẽ vào vai Tư mà đóng trọn vở anh hùng cứu mỹ nhân?) Có Tư, cô giáo Bình không còn bịt tai ngồi khóc, không còn gọi mẹ ơi, mẹ ơi. Có cô giáo Bình, Lục Vân Tiên Tư làng Vòm nhìn bão Ô Qua chỉ như ngọn nồm hiu hiu đong đưa giấc ngủ trưa hè, ầu ơ tiếng võng. Như ngọn gió hôm ni, phát ra từ cái quạt bàn Trung Quốc lâu ngày không nhớt… nhỏ như con tép, con tôm. Sau trận bão Ô Qua, như một kết thúc có hậu của bất cứ vở tuồng quen quen anh hùng cứu mỹ nhân nào, gái thị thành đã phải lòng trai quê làng biển (phải lòng đàng hoàng chứ không phải kiểu phải lòng điêu ngoa, cà rỡn như cái cô Hiên thành thị với trai làng biển Vọi vắn số, si tình. Cái chàng Vọi đỉa mà đòi đeo chân hạc ngày xưa...). Đám cưới Tư và cô giáo Bình khiến cả làng Vòm say đến mấy ngày. Rượu đổ vào họng trai làng biển dịp vui như mưa rào không thấm đất. Làng Vòm cụng nhau rôm rốp (Lúc ấy, họ cụng ly nhau không một, hai, ba… dô dô, dô dô như bây giờ. Lúc ấy, trai làng Vòm hô một, hai, ba… Tư… ngon). Mà ngon thật. Trai biển quê kéo được gái thị thành khi chưa có chuyện vượt biển, chưa có khu rờ khu giọt, nó động trời, động đất như Huyền Trân về với Chế Bồng Nga, như Diệp Băng Đình với nàng Chiêu Trúc Lệ trong vở tuồng “Thuyền ra cửa biển” có kép độc Út Trà Ôn. Ừ. Tên Tư Ngon của nội là ngon kiểu đó, à con. Ngon vì kéo được phố về biển. Không phải kéo theo cách của khu rờ khu giọt chi đó, “Đảo Ngà”, “Đảo Ngọc” chi đó. Về kiểu đó đâu gọi là ngon. Kéo về kiểu đó cả làng Vòm biến mất, kéo về kiểu đó, khiến sóng biển bạc đầu thành giọt nước máy khu định cư nhỏ nhỏ nước đái thằn lằn. Kéo kiểu đó, lòng làng quặn. Lòng người đau thắt. Mà lòng Tư Ngon là lòng làng. Vì vậy, buồn thành dòng xối xả như đêm nay dưới mái tôn khu định cư nằm nghe mưa thắt ruột người dưng của biển. Người dưng đã đi. Đi là đi biệt.
(Thằng Cát, thằng Vẹm, con Trìa đã lớn lên. Những đứa cháu nội, cháu ngoại như Sóng, Lưới, Ghe, Cát đã lớn lên...). Buồn lại càng thành dòng, thành tiếng khi người dưng của biển mịt mù tăm cả mà biển chừ. Biển chừ... Tư Ngon thở dài xoay lưng trở mặt vô vách. Biển chừ đã không còn. Biển chừ là của người dưng. Và nhớ là nhớ người dưng tự nhiên bỏ biển. Và ngơ ngác ngơ ngác khi biển là của người dưng. 3. (Mà người dưng cũng có năm bảy người dưng) Người dưng nay về làng Vòm vét đen, vét trắng. Người dưng nay ồn ã, mập to chứ không như cô Bình ngày xưa. Người dưng nay họp dân ba bốn bận. Người dưng nay mắt nhìn xa tận biển. Thưa bà con. Biển cho ta nhiều mà lấy của ta cũng lắm. Cho cá, cho tôm, cho cái ăn, cái mặc… Rồi một năm, biển lại lấy về. Lấy nhà, lấy cửa, lấy hàng dương chặn cát cuối chân đồi, lấy cả cái sống. Thưa bà con (nói đến đây người dưng mắt đỏ hoe. Ông ủy ban xã đưa chiếc khăn) Vâng, theo số liệu thống kê thì từ trận bão 1985 đến nay, biển đã lấy mạng sống của… Tai Tư Ngon ù ù nhưng lời ngọt tận xương. Thanh niên làng Vòm một hai ba dô dô từ mấy ngày họp dân, đầu váng vất, vỗ tay rôm rốp. Rứa là đổi đời rồi. Rứa là khỏi sợ cái nạn “nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá” rồi. Mần một ly đi chú Tư Ngon, thổ địa làng Vòm. Làng Vòm sắp thành Đảo Ngọc. Thưa bà con, Đảo Ngọc sẽ là khu resort lớn nhất ở đây với vườn sinh thái và hàng trăm phòng nghỉ dưỡng. Bà con sẽ không cần ra biển mà biển với hàng ngàn loại cá sẽ hiện ra trước mắt trong những bể kính khổng lồ với sân golf đẳng cấp quốc tế. Thưa bà con… Tư Ngon bỏ về nhà nằm. Gió biển qua sóng, qua những dải cát vàng pha trắng rin rít muối bể mặn chát lòng. Thằng Sóng đi học về, thấy nội nằm thượt. Nó hỏi. Nội không ra đình họp làng à? Tư Ngon mở mắt, gắt. Con nít biết chi. Sóng ngơ ngác. Bộ con là người lớn à. Ừ. Nội sai. Ra bà Bển lấy nội xị rượu. Sóng lại hỏi. Rượu bia ngoài đình nhiều vô kể. Mua làm chi. Nội lại gắt. Con nít. Rượu bia của người. Sóng bước ra sân, làu bàu. Rượu mà cũng của mình, của người. Nội chưa uống đã say. Ừ. Con nít mà nói đúng. Ừ, có những lúc người ta chưa uống đã say. Bữa người dưng xưa bỏ Tư Ngon mà đi. Đi là đi biệt. Tư Ngon nằm liệt giường gần một tháng trời. Biển đang mùa cá cơm nhưng lòng Tư Ngon lạnh ngắt. Lạnh như chiều nay từ chỗ họp dân về. Đành rằng, trời mưa thì đất chịu nhưng đau gì như thể. Thấy tụi thanh niên ngồi với mấy xị rượu có mấy con cá chỉ vàng khô đét cầm ống hát nghiêng ngả. Sao đành bỏ quê hương, sao đành bỏ phố phường… giữa mùa cá cơm sền sệt của biển, lòng Tư Ngon lại như cá xát muối. Thấy mấy đứa con gái tóc bắt đầu vàng, mỏ bắt đầu đỏ, ỏn ẻn trên đồi cát, lòng Tư Ngon lại nhói như kim châm. Mấy con mẹ cò đất bắt đầu lảng vảng đầu ngõ cuối thôn. Những người già bằng Tư Ngon cũng bắt đầu láo liên, nghiêng ngó. Xưa cả làng Vòm nhà tuốt tuồn tuột từ bến đò bãi dương đến cuối đồi Cát Đọng. Nay cọc rào, lưới B40 giăng như lưới cá. Chỗ lão Hoạt với bố thằng Xúc là chỗ thân tình. Chỗ mẹ Thìn, mẹ Đẻo là chỗ sống để bụng chết mang theo mà nay lấn tấc đất cọc rào mà nhìn nhau không sữa. Tư Ngon đau quá thể. Cái gì bây giờ cũng như thể người dưng. Cái gì rồi cũng người dưng. Biển của người dưng, người làng Vòm với nhau cũng là người dưng. Cát cũng người dưng, sóng cũng người dưng. Đến nỗi, ngọn gió chiều nay bên cút rượu mệ Bển cũng người dưng. Đà này, tuốt rồi, cái bãi tha ma cuối đồi cát đọng, bãi chôn biết bao người làng Vòm chết sông chết biển, chết bão chết lụt, chết bệnh chết tật… rồi cũng ra người dưng. Người sống với nhau là người dưng đã đành. Người sống với người chết mà cũng là người dưng thì ra thể thống gì nữa. 4. Bữa cuối cùng làng Vòm để chuyển về khu định cư, Tư Ngon ra thăm mộ vợ, cái cô giáo Bình ngày xưa. Chiều biển động đất cát bay mù mắt người. Hoang lắm, vắng lắm càng hoang vắng. Tư Ngon đốt nén nhang rồi ngồi bệt bên mộ vợ. Tư Ngon bày ra đĩa hai con mực một nắng (cái thứ mực mà ốm nghén cô giáo Bình cứ đòi ăn như khoai đất cát). Tư Ngon nghĩ thẫn thờ ngơ ngác (biết đâu mai này mực cũng người dưng). Nghĩ một lúc, Tư Ngon xá vợ. Mình sống khôn thác thiêng phù hộ cho đất mình nằm, chỗ mộ gió của tôi đừng biến thành khu rờ khu giọt, sân gôn sân guốc chi đó nữa. Đất trời còn rộng lắm, thẻo đất cùng trời cuối biển này xin người tha cho. Sống đã không còn được thấy biển thì chết mong được một lần… Một lần… Tư Ngon thầm thì với vợ, với những người sống với cát bụi làng Vòm nay chết cũng về với cát bụi làng Vòm. Bụng Tư Ngon nghĩ. Nước nầy phải cậy nhờ người chết may ra rẻo đất cùng trời cuối biển nầy mới không phải là của người dưng. Đáp lại bụng dạ của Tư Ngon, sóng biển động ầm ào trong chiều dưng dứt. Nắng đã xế về bên xứ bạn. Vợ Tư Ngon không thể đáp trả. Người đàn bà đã ngủ trên cánh tay của biển. Dù biển, dù biển bây giờ là của người dưng. 5. Không còn trận bão Ô Qua, không còn mỹ nhân cũng chẳng có anh hùng, trận bão có thực khủng khiếp nhất tràn qua làng Vòm (nay là khu resort Đảo Ngọc). Cả khu định cư rung lên bần bật với tất cả giận dữ cuồng điên. Tư Ngon nổi tiếng bạo gan (bão lạ, tàu lạ giữa biển trong những chuyến đánh bắt xa bờ ngút ngàn sóng, y còn chưa sợ). Thế nhưng trận bão bây giờ, Tư Ngon thấy khiếp, thấy xốn xang gan ruột. Bão quần từ tầm sáu giờ chiều đến rạng sáng. Sau đó là nước. Nước từ biển với những con sóng cao lút đầu người tung bờm trắng xoá như ngựa xổng chuồng nhớ đại ngàn xa xăm. Nói thực Tư Ngon không sợ và lo cho người sống. Tư Ngon lo là lo cho người chết. Mộ đắp ở bãi tha ma Cát Đọng sơ sài như con nít nghịch cát. Tư Ngon lùng bùng chao chát. Tư Ngon nghĩ biển của người dưng nên biển có vô tình kéo kết ra khơi? Tư Ngon vái trời. Người sống đã đành. Người chết có tội tình gì? Bão dừng. Cả khu định cư thở phào nhẹ nhõm. Khu resort Đảo Ngọc cây lá lại lên xanh. Du khách lại ỏng ơ phơi mình trên những chiếc ghế dài trải dọc theo triền cát biển. Những con cá gan góc cùng biển khơi nay lại yên lành nhởn nhơ trong bể kính (liệu thả chúng ra biển chúng có lại gan góc như xưa?) Tư Ngon đi như người say, như trẻ con lẫm chẫm trên cát. Xưa từ chỗ nầy về biển, về bãi tha ma cát không đủ bỏng chân người lạ. Nay Tư Ngon phải vòng vèo rào cọc, lưới tường. Bảo vệ khu resort thấy Tư Ngon một mình về phía biển xa, bảo. Chú Tư về phía đó làm gì? Tư Ngon nạt gắt (như đã từng nạt gắt với thằng cháu nội). Các chú thì biết gì. Đó là bãi tha ma. Nơi đó có người làng Vòm bao đời cùng biển. Họ phá lên cười. Ông già say rồi. Ừ. Say rồi. Điên cũng được. Mà nói say, nói điên cũng phải. Về phía đó làm gì. Người chết đã bị sóng biển điên cuồng lôi ra hết ngoài khơi. Bãi tha ma đã thành một cửa biển mới sau trận bão lụt chưa từng có trên đầu người bạc tóc như Tư Ngon. Ừ. Các chú không biết gì. Tư Ngon nghĩ. Nhưng các chú lại nói đúng. Về phía đó làm gì khi chỉ còn biển. Biển của người dưng. Về phía đó làm gì. Nắng đã xế về bên xứ bạn. Người đàn bà gối giấc ngủ trên cánh tay của biển cũng đã không còn. Mà lạ. Không có gì nhưng Tư Ngon cứ muốn đi về phía ấy. Dẫu phía ấy, không có gì ngoài biển. Mùa Đông 2010 B.L.Q (264/2-11) |
PHAN VĂN LỢIBuổi giao lưu và trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải trong cuộc thi viết truyện ngắn do Hội Nhà văn tổ chức đã tiến hành được gần nửa giờ. Gã nhấp nhỏm trên chiếc ghế kê phía sau cánh gà sân khấu, bồn chồn không yên. Chừng thông cảm với tâm trạng của gã, cô gái phục vụ mặc áo dài đỏ bưng tới cho gã ly nước, nhẹ nhàng nói: "Chú cứ yên tâm ngồi nghỉ cho khoẻ. Giải A bao giờ cũng trao cuối cùng, chú ạ!"
KHẢI NGUYÊN Pa-ri, mùa hạ năm 198...Vườn Bách thảo giữa thành phố kề sông Xen phía tả ngạn. Ông đến đây như một kẻ lánh đời, sợ nơi đông người. Thật ra, phần lớn đường phố Pa-ri trong giờ làm việc không ồn, không thừa thãi người đi nhong như ở Việt Nam. Em ông ở quê ra Hà Nội chơi đứng ngắm dòng người và xe nườm nượp qua lại cứ tự hỏi: những con người này đi đâu, về đâu mà tuôn mãi như là chẳng ai về nhà cả, như là cái "nghiệp" trời đày phải đi.
ĐỖ KIM CUÔNGNhiều năm trôi qua tôi đã trở thành người đàn ông đứng tuổi. Có một mái ấm gia đình, vợ con hạnh phúc. Nhưng mỗi lần nghĩ về nàng, một người đàn bà chỉ kịp quen trên chuyến đò từ Huế ra Phong Điền, chia tay nàng để nhiều năm sau, tôi mới được gặp lại nàng trong một hoàn cảnh khác, tôi vẫn giữ nguyên một cảm giác hết sức lạ lùng. Một ý nghĩa luôn ám ảnh tôi khá kỳ quặc rằng: Tôi đã bị nàng hiểu lầm, là một chàng lính giải phóng “hám gái, dại khờ”... Bởi vì sau vụ việc ấy, chính tôi cũng rủa thầm mình là ngu ngốc.
NGUYỄN VIỆT HÀVọng đi vào núi. Tại sao phải đi vào núi thì Vọng mong manh biết, còn sẽ đi vào núi như thế nào thì anh không biết. Nắng của chiều ngần ngừ trên một đường mòn và đường mòn heo hút cỏ dại đến đây thì chia hai.
HÀ KHÁNH LINHGiáo sư tiến sĩ Hoàng Lập Xuân thường nói với các sinh viên của mình thuở còn ấu thơ bà tin những chuyện cổ tích là có thật, từ đó bà đã sống và hành động theo tinh thần cổ tích. Khi đã thành danh, bà thường ngẫm nghĩ đối chiếu mình với các nhân vật trong cổ tích. Nhiều người lấy làm ngạc nhiên khi thấy chuyện cổ tích đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của một con người như giáo sư tiến sĩ Hoàng Lập Xuân. Càng ngạc nhiên hơn, khi biết rằng những chuyện cổ tích bà được nghe kể khi còn nhỏ không phải do ông bà nội ngoại, không phải do cha mẹ...
HƯỚNG DƯƠNGTết đã gần đến rồi. Những ngày này mọi người chỉ nghĩ đến một việc là chơi gì trong ngày Tết? Trước đây, cuộc sống thiếu thốn thì Tết là dịp để ăn uống cho no say đầy đủ - Vậy mới gọi là ăn Tết. Còn giờ, mọi sự dinh dưỡng thừa mứa, đàn ông bụng phệ nhan nhản, đàn bà đi hút mỡ thường kỳ, bệnh béo phì của trẻ em gia tăng. Ăn uống là kẻ thù của con người. Vậy nên, Tết không còn là ăn Tết nữa mà là vui Tết, chơi tết.
PHẠM ĐÌNH TRỌNGChưa bao giờ Ngay có ý nghĩ rời Hà Nội đến sống ở vùng đất khác thế mà anh đã đột ngột đưa cái gia đình bé nhỏ không còn nguyên vẹn của anh đi vào thành phố phía Nam cách Hà Nội ngót hai ngàn cây số. Anh đi như chạy trốn để rồi càng ngày anh càng nhớ quay quắt nơi anh đã để lại cả một thời tuổi trẻ đẹp đẽ.
THU NGUYỆTTrắng và trắng. Muột thơm và tinh khiết. Mặt đất dường như đỏ và mịn hơn khi được trải mình ra đón nhận sự nương tựa dịu dàng của những cánh hoa sứ ấy. Tôi khẽ khàng nhặt một bông sứ nhỏ, không đưa lên mũi ngửi như thói thường mà trang trọng áp vào tai. Trong làn hương tràn ngập, tôi nghe vẳng tiếng chuông ngân đẫm mát. Ai đó ơi, hãy một lần thử xem, nhặt một bông sứ nhỏ sân chùa, nhè nhẹ áp vào tai, sẽ nghe thấy những âm thanh và làn hương kỳ diệu! Cái cảm giác lạ lùng mà tôi đoán chắc rằng ai đó sẽ bất ngờ thấy mình khác hẳn đi.
PHẠM THỊ ANH NGAVới tôi mạ không có công ơn mang nặng đẻ đau, nhưng mạ đã thực sự ban cho tôi sự sống: sau khi lần lượt sinh bốn người con gái đầu lòng, lần thứ năm chín tháng cưu mang và "vượt cạn mồ côi một mình" mạ đã sinh ra anh, người sau này sẽ là "một nửa" của đời tôi.
PHẠM THỊ XUÂNTừ ngày Hoạt được đề bạt lên phó giám đốc, Mùi bắt đầu tiến hành một cuộc cách mạng trong gia đình. Nhìn vào đâu, vào cái gì, Mùi cũng chưa thấy nó xứng đáng với địa vị mới của chồng. Ngôi nhà ba gian vừa xây cách đây không lâu, bây giờ nó đã trở nên lạc hậu trong mắt Mùi. Mùi nghĩ, giá như hồi ấy mà làm theo kiểu nhà hộp thì bây giờ có phải đã lên thêm được một tầng như một số người quanh đây không.
HƯƠNG LANTuấn nhìn đồng hồ, rồi lại đi lui, đi tới không biết là lần thứ bao nhiêu trong buổi sáng này trên hành lang của Tòa án nhân dân Thành phố. Vẫn còn 5 phút nữa mới đến giờ, nhưng Tuấn có cảm giác giận Hương, có lẽ cô ta không đến, cô ta muốn gây khó dễ cho mình... Tuấn thầm nghĩ và lòng anh hiện lên một chút đay nghiến với người phụ nữ đang còn là vợ anh trong vài tiếng đồng hồ nữa.
BÙI MINH QUỐCNgày hôm ấy là một ngày không có gì đặc biệt trong cuộc sống cực nhọc, buồn tẻ của giáo sư Lê Khương- một ông già ngót sáu mươi tuổi mà vẫn sống độc thân. Nhưng rồi có một sự đặc biệt đến với ông vào lúc gần nửa đêm. Sau khi rà sửa lại lần thứ ba mấy chục trang cuối tập bản thảo một công trình mới nhất của mình, giáo sư đặt lưng xuống giường ngủ thiếp đi. Và, như thường lệ, ông bắt đầu thấy chiêm bao.
DƯƠNG THÀNH VŨBuổi sớm maiSông thức dậyMột mìnhTrôi mải miết (René Char)
ĐOÀN BÍCH HỒNGBà lão ngồi bất động nơi cây cầu giơ một khúc gỗ khẳng khiu đỡ lấy sàn nhà. Trong lúc liếc nhìn bóng mình lao chao trong cái màu xanh rêu đùng đục của dòng sông đang gắng gỏi vài mét nước cuối cùng trước khi nhập vào lòng biển, bà cố ghi nhận cái thời khắc quan trọng mà bà cảm thấy nó đang đến gần.
NHƯ BÌNH1. Đực và cái. Một đứa con trai đứng bên một đứa con gái là giống đực đặt bên giống cái. Còn nhỏ chúng là những đứa trẻ, không ngại ngùng bởi vấn đề giới tính. Trưởng thành, hai giống bên nhau tạo sức hút và nảy sinh cái gọi là tình yêu. Các cụ ta xưa rất hiểu quy luật giới tính này. Chả thế mà cứ nhốt hai giống vào một phòng là thành vợ chồng.Bố mẹ tôi cũng là một cặp như thế.
NGUYỄN VĂN ĐỆThuần ra bến thuyền vào lúc thuỷ triều đang lên. Lúc này là nửa đêm. Trăng hạ tuần trong như con cá mòi tháng bảy nhảy hất lên từ mặt biển treo mình giữa nền trời xanh ngát. Gió tây se lạnh, gió thổi từ đất liền ra giộng rừng phi lao reo lên cùng với tiếng vi vu, vi vút, gió thổi vào ngọn sóng làm hắt lên những tia sáng.
NGUYỄN THANH MỪNGĐã bát tuần, ông vẫn chưa nghĩ đến cái già. Đó là ông nói vậy, bô lô ba la trước bàn dân thiên hạ, trong đó tất nhiên không thiếu cả bạn bè, nhất là những người đáng tuổi con cháu nhưng được ông tôn vinh là thần tượng của quốc gia, thậm chí quốc tế nữa.
NHẤT LÂM Truyện ngụ ngôn hiện đạiTrong đàn chó săn của ông Mỗ thì Fóc vào loại anh cả đỏ. Ngoài chân cao, mũi thính, mình dài, chạy như tên bắn... nói chung những gì cần cho một con chó săn đích thực thì Fóc có cả.
NGUYỄN TRƯỜNG Nơi hầm tối là nơi sáng nhất (Thơ Dương Hương Ly)
TRẦN THUỲ MAINăm nay mùa đông lạnh hơn hẳn mọi năm. Gió cao nguyên cứ tràn qua, tràn qua từng đợt, những bông quỳ chấp chới vàng như sóng. Quỳnh bảo tôi: Gió ở đây một đi không trở lại, khác ở Huế. Gió từ sông Hương thổi lên là gió rất đa mang, thổi tà áo bay dùng dằng, như trong câu hát ngày xưa "Gió bay từ muôn phía...".