Ngay sau khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới (1993), công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Huế đã từng bước đẩy mạnh và ngày càng đạt nhiều kết quả cao. Cố đô Huế hoàn toàn có quyền tự hào là một trong những địa phương tiên phong của cả nước về công tác bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện và đúng hướng, đặc biệt là đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo tồn di sản.
Lễ khánh thành dự án bảo tồn, tu bổ di tích Triệu tổ Miếu - Đại nội Huế.
Ứng dụng khoa học và công nghệ góp phần bảo tồn di sản
Trong những năm qua, việc đánh giá các yếu tố tác động đến giá trị nổi bật toàn cầu của di sản; xác định các mục tiêu, chính sách dài hạn, xây dựng các chương trình, kế hoạch, thứ tự ưu tiên đầu tư cho việc đưa khoa học và công nghệ vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế đã được thực hiện. Đi đôi với đó là việc thảo kế hoạch và đề ra các nhóm giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị di tích và di sản văn hóa phi vật thể; bảo tồn các giá trị di sản tư liệu, môi trường cảnh quan đô thị và cảnh quan thiên nhiên gắn liền với di tích; khoanh vùng bảo vệ và đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo tồn di sản một cách bền vững. Một trong những giải pháp quan trọng trong công tác quản lý bảo tồn phát huy giá trị di sản chính là đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ trong việc bảo tồn di sản của cố đô Huế.
Các di sản của cố đô Huế đã 5 lần được UNESCO vinh danh: Quần thể di tích Cố đô Huế - văn hóa vật thể (1993); Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam- văn hóa phi vật thể (2003); Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016) - là những di sản tư liệu hay di sản ký ức thế giới. Điều đó càng nâng cao vị thế của cố đô Huế, đồng thời đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, nhằm giữ gìn toàn vẹn những di sản vô giá của dân tộc cho các thế hệ mai sau và phát huy giá trị trong việc thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế dịch vụ, đồng thời phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của cộng đồng.
Cho đến nay, di tích cố đô Huế vẫn được UNESCO và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá là đơn vị hàng đầu trong công tác trùng tu bảo tồn di tích. Trong mấy chục năm qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã nghiên cứu phục hồi, trùng tu tôn tạo được khoảng 150 công trình, hạng mục di tích tiêu biểu.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - nền tảng bảo tồn bền vững
Đối với công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế, đây là điều hết sức thuận lợi nhưng cũng là áp lực vô cùng lớn: Làm sao để di sản văn hóa Huế được bảo tồn bền vững nhưng phải thật sự là nền tảng, là động lực cho sự phát triển? Năm 2015 là một năm rất thành công của di sản Huế trên nhiều phương diện. Trong tình hình cả nước gặp rất nhiều khó khăn, nguồn lực từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa bị cắt giảm còn gần như không đáng kể, nhưng cố đô Huế vẫn được quan tâm đầu tư lớn với tổng mức đầu tư cho trùng tu di tích đạt 164,7 tỉ đồng, bằng 183% so với năm 2014, và 274,5% so với năm 2010 (trong đó nguồn đầu tư từ trung ương là 95 tỉ đồng, nguồn địa phương - lấy từ nguồn nộp ngân sách từ thu phí tham quan di tích là 55 tỉ đồng, ngoài ra là nguồn tài trợ và xã hội hóa). Với nguồn lực ấy, hàng chục công trình quan trọng tập trung tại khu vực hoàng cung và các khu lăng hoàng gia được trùng tu hoàn nguyên giá trị.
Bên cạnh đó, hàng chục tỉ đồng cũng đã được đầu tư cho công tác tu sửa nhỏ, tôn tạo cảnh quan môi trường khu di sản, cải tạo hệ thống bia biển chỉ dẫn, thuyết minh, nâng cấp hệ thống an toàn và trưng bày cổ vật, tổ chức trình diễn nhã nhạc… Chính những hoạt động đó đã khiến bộ mặt khu di sản Huế ngày càng khang trang và đẹp lên rất nhiều trong mắt du khách và cộng đồng nhân dân địa phương.
Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là nhân tố con người. Đề án nâng cao chất lượng phục vụ trên địa bàn khu di sản Huế do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (gọi tắt là Trung tâm) triển khai từ năm trước đã được đẩy mạnh hơn trong năm 2015, không chỉ nhằm chỉnh trang diện mạo khu di sản, mà buộc tất cả những người đang làm việc tại di tích Huế, từ người bảo vệ, nhân viên bán vé, thuyết minh viên, người bán hàng lưu niệm, người phục vụ cho đến cán bộ công, nhân làm công tác trùng tu trên công trường phải nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ. Gắn liền quyền lợi với trách nhiệm và đặt trong sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, thường xuyên đã cải thiện rất tích cực lề lối làm việc cùng cung cách phục vụ của đội ngũ cán bộ viên chức, người lao động thuộc Trung tâm và những đơn vị, cá nhân liên quan. “Huế luôn luôn mới” lại được bắt đầu từ chính những di sản của quá khứ!
Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo tồn di sản còn gặp nhiều khó khăn
Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong thời gian qua đã gắn liền và trực tiếp phục vụ có hiệu quả các yêu cầu đặt ra từ hoạt động thực tiễn, đáp ứng kịp thời cả nhiệm vụ chính trị cũng như khoa học, tác động tích cực tới sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ trẻ và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới. Cũng nhờ những nỗ lực đó, đến nay Trung tâm có hơn 300 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau (trong đó đã đào tại tại chỗ và phối hợp đào tạo tại nước ngoài 6 tiến sỹ, 30 thạc sỹ, hàng chục cử nhân chuyên ngành nhã nhạc, tuồng cung đình, múa cung đình…).
Để đạt được những thành tựu gìn giữ và phát triển giá trị di sản văn hóa như ngày hôm nay, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã vượt qua bao nhiêu khó khăn như chưa được chính quyền địa phương quan tâm sát sao trong việc chú trọng và gắn chặt nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực di sản văn hóa; kinh phí dành cho công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ còn hạn hẹp. Do đó, chưa có điều kiện xây dựng những trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ quy mô lớn, chất lượng cao, trở thành đầu tàu trong lĩnh vực hoạt động này, chính sách và những quy định cụ thể đối với việc triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân hoạt động trên nhiều lĩnh vực này…
Việc hàng ngàn hộ dân sống trong vùng lõi các di tích không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến di sản mà còn gây ra vô vàn vấn đề về đô thị, môi trường tự nhiên và xã hội. Vậy nên, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để huy động được các nguồn lực nhằm bảo tồn di sản bền vững và góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội, đô thị và môi trường.
Những kết quả đạt được trong thời gian qua của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là rất đáng kể nhưng vẫn chưa tương xứng và chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, bảo tồn một khu di sản sống động và phong phú như khu di sản Huế. Việc tự nâng cao khả năng nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo tồn, mở rộng hợp tác quốc tế, quốc gia trong lĩnh vực nghiên cứu là những điều kiện mang tính bắt buộc để Trung tâm thực hiện và hoàn thành tốt những trọng trách to lớn trong công cuộc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vô giá của cố đô Huế, góp phần xây dựng thành công thương hiệu “Một điểm đến 5 di sản”, để Huế thực sự trở thành một điểm sáng trên bản đồ di sản và du lịch của thế giới.
Theo laodong.com.vn
Ngày 18/12, Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021 đã diễn ra. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Chiều 17/12, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh đã tổ chức Lễ Bế mạc Trại sáng tác VHNT về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tham dự có ông Hoàng Khánh Hùng - UVTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Chiều ngày 22/11, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học Huế tổ chức Lễ khánh thành công trình chỉnh lý Nhà lưu niệm Bác Hồ và truyền thống Trường Quốc Học Huế. Sự kiện diễn ra nhân dịp chào mừng Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế, kỷ niệm Ngày di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
UBND tỉnh vừa ban hành Công văn về việc chuẩn bị đón công dân từ Thành phố Hồ Chí Minh trở về địa phương đợt thứ 6.
Sáng 6/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh tổ chức họp trực tuyến toàn tỉnh. Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.
Sáng ngày 20/7, tại trụ sở Sở Văn hóa và Thể thao, Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1991-2021).
Hôm nay (23/5), cùng với hơn 69 triệu cử tri cả nước, 894.432 cử tri toàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đến khu vực bầu cử để thực hiện quyền công dân của mình, lựa chọn những đại biểu xứng đáng nhất để đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội (khóa XV) và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Một không khí tưng bừng của ngày hội non sông đã diễn ra tại các khu vực bỏ phiếu từ sáng sớm.
Chiều 5/4, Quốc hội đã bầu đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
Sáng 31/1, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Trung tâm Báo chí Đại hội XIII trân trọng gửi các cơ quan báo chí Danh sách Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Trung tâm Báo chí Đại hội XIII trân trọng gửi các cơ quan báo chí Danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Sáng 2/2, Tại sảnh Điện Thái Hòa (Đại Nội Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tái hiện lễ Nguyên đán thời Nguyễn bằng hình thức sân khấu hóa.
Nội dung các văn kiện được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, dân chủ, khoa học, chất lượng, thể hiện sự kết tinh trí tuệ, tư duy về tầm nhìn chiến lược của Ðảng ta và khát vọng phát triển của đất nước, dân tộc… là những ý kiến của các đại biểu tại buổi thảo luận về các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sáng 28/01.
Sáng 27/01, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục chương trình làm việc với phần thảo luận tại hội trường về các nội dung quan trọng trong các văn kiện của Đảng.
Sáng 25/1, tại trụ sở Đại học Huế, Đảng ủy Đại học Huế đã tổ chức Triển lãm tranh cổ động nhân sự kiện chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kỷ niệm 91 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2021).
Ngày 13 và 14-1, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025) được tổ chức tại Hà Nội.
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 30-11, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước đến thăm và trao quà hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả thiệt hại do các đợt bão, lũ gây ra.
Chiều 28/11 tại Trung tâm Nghệ Thuật Lê Bá Đảng, và trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo Tàng Mỹ Thuật Huế phối hợp với New Space Arts Foundation đã tổ chức khai mạc triển lãm “Ảo ảnh” của hai nghệ sỹ song sinh Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải.
Ngày 22/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã chính thức khai mạc.
Sáng ngày 09/10, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức lễ trao giải Cuộc thi sáng tác âm nhạc đề tài “ Công nhân và Công đoàn Việt Nam.
Chiều ngày 7/10, tại Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội và Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề "Từ Thăng Long đến Phú Xuân, Gia Định". Trưng bày diễn ra nhân dịp kỷ niệm 60 năm kết nghĩa 3 thành phố Hà Nội- Huế - Sài Gòn (8/10/1960 - 8/10/2020).