Ngay sau khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới (1993), công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Huế đã từng bước đẩy mạnh và ngày càng đạt nhiều kết quả cao. Cố đô Huế hoàn toàn có quyền tự hào là một trong những địa phương tiên phong của cả nước về công tác bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện và đúng hướng, đặc biệt là đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo tồn di sản.
Lễ khánh thành dự án bảo tồn, tu bổ di tích Triệu tổ Miếu - Đại nội Huế.
Ứng dụng khoa học và công nghệ góp phần bảo tồn di sản
Trong những năm qua, việc đánh giá các yếu tố tác động đến giá trị nổi bật toàn cầu của di sản; xác định các mục tiêu, chính sách dài hạn, xây dựng các chương trình, kế hoạch, thứ tự ưu tiên đầu tư cho việc đưa khoa học và công nghệ vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế đã được thực hiện. Đi đôi với đó là việc thảo kế hoạch và đề ra các nhóm giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị di tích và di sản văn hóa phi vật thể; bảo tồn các giá trị di sản tư liệu, môi trường cảnh quan đô thị và cảnh quan thiên nhiên gắn liền với di tích; khoanh vùng bảo vệ và đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo tồn di sản một cách bền vững. Một trong những giải pháp quan trọng trong công tác quản lý bảo tồn phát huy giá trị di sản chính là đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ trong việc bảo tồn di sản của cố đô Huế.
Các di sản của cố đô Huế đã 5 lần được UNESCO vinh danh: Quần thể di tích Cố đô Huế - văn hóa vật thể (1993); Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam- văn hóa phi vật thể (2003); Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016) - là những di sản tư liệu hay di sản ký ức thế giới. Điều đó càng nâng cao vị thế của cố đô Huế, đồng thời đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, nhằm giữ gìn toàn vẹn những di sản vô giá của dân tộc cho các thế hệ mai sau và phát huy giá trị trong việc thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế dịch vụ, đồng thời phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của cộng đồng.
Cho đến nay, di tích cố đô Huế vẫn được UNESCO và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá là đơn vị hàng đầu trong công tác trùng tu bảo tồn di tích. Trong mấy chục năm qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã nghiên cứu phục hồi, trùng tu tôn tạo được khoảng 150 công trình, hạng mục di tích tiêu biểu.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - nền tảng bảo tồn bền vững
Đối với công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế, đây là điều hết sức thuận lợi nhưng cũng là áp lực vô cùng lớn: Làm sao để di sản văn hóa Huế được bảo tồn bền vững nhưng phải thật sự là nền tảng, là động lực cho sự phát triển? Năm 2015 là một năm rất thành công của di sản Huế trên nhiều phương diện. Trong tình hình cả nước gặp rất nhiều khó khăn, nguồn lực từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa bị cắt giảm còn gần như không đáng kể, nhưng cố đô Huế vẫn được quan tâm đầu tư lớn với tổng mức đầu tư cho trùng tu di tích đạt 164,7 tỉ đồng, bằng 183% so với năm 2014, và 274,5% so với năm 2010 (trong đó nguồn đầu tư từ trung ương là 95 tỉ đồng, nguồn địa phương - lấy từ nguồn nộp ngân sách từ thu phí tham quan di tích là 55 tỉ đồng, ngoài ra là nguồn tài trợ và xã hội hóa). Với nguồn lực ấy, hàng chục công trình quan trọng tập trung tại khu vực hoàng cung và các khu lăng hoàng gia được trùng tu hoàn nguyên giá trị.
Bên cạnh đó, hàng chục tỉ đồng cũng đã được đầu tư cho công tác tu sửa nhỏ, tôn tạo cảnh quan môi trường khu di sản, cải tạo hệ thống bia biển chỉ dẫn, thuyết minh, nâng cấp hệ thống an toàn và trưng bày cổ vật, tổ chức trình diễn nhã nhạc… Chính những hoạt động đó đã khiến bộ mặt khu di sản Huế ngày càng khang trang và đẹp lên rất nhiều trong mắt du khách và cộng đồng nhân dân địa phương.
Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là nhân tố con người. Đề án nâng cao chất lượng phục vụ trên địa bàn khu di sản Huế do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (gọi tắt là Trung tâm) triển khai từ năm trước đã được đẩy mạnh hơn trong năm 2015, không chỉ nhằm chỉnh trang diện mạo khu di sản, mà buộc tất cả những người đang làm việc tại di tích Huế, từ người bảo vệ, nhân viên bán vé, thuyết minh viên, người bán hàng lưu niệm, người phục vụ cho đến cán bộ công, nhân làm công tác trùng tu trên công trường phải nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ. Gắn liền quyền lợi với trách nhiệm và đặt trong sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, thường xuyên đã cải thiện rất tích cực lề lối làm việc cùng cung cách phục vụ của đội ngũ cán bộ viên chức, người lao động thuộc Trung tâm và những đơn vị, cá nhân liên quan. “Huế luôn luôn mới” lại được bắt đầu từ chính những di sản của quá khứ!
Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo tồn di sản còn gặp nhiều khó khăn
Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong thời gian qua đã gắn liền và trực tiếp phục vụ có hiệu quả các yêu cầu đặt ra từ hoạt động thực tiễn, đáp ứng kịp thời cả nhiệm vụ chính trị cũng như khoa học, tác động tích cực tới sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ trẻ và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới. Cũng nhờ những nỗ lực đó, đến nay Trung tâm có hơn 300 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau (trong đó đã đào tại tại chỗ và phối hợp đào tạo tại nước ngoài 6 tiến sỹ, 30 thạc sỹ, hàng chục cử nhân chuyên ngành nhã nhạc, tuồng cung đình, múa cung đình…).
Để đạt được những thành tựu gìn giữ và phát triển giá trị di sản văn hóa như ngày hôm nay, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã vượt qua bao nhiêu khó khăn như chưa được chính quyền địa phương quan tâm sát sao trong việc chú trọng và gắn chặt nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực di sản văn hóa; kinh phí dành cho công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ còn hạn hẹp. Do đó, chưa có điều kiện xây dựng những trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ quy mô lớn, chất lượng cao, trở thành đầu tàu trong lĩnh vực hoạt động này, chính sách và những quy định cụ thể đối với việc triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân hoạt động trên nhiều lĩnh vực này…
Việc hàng ngàn hộ dân sống trong vùng lõi các di tích không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến di sản mà còn gây ra vô vàn vấn đề về đô thị, môi trường tự nhiên và xã hội. Vậy nên, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để huy động được các nguồn lực nhằm bảo tồn di sản bền vững và góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội, đô thị và môi trường.
Những kết quả đạt được trong thời gian qua của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là rất đáng kể nhưng vẫn chưa tương xứng và chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, bảo tồn một khu di sản sống động và phong phú như khu di sản Huế. Việc tự nâng cao khả năng nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo tồn, mở rộng hợp tác quốc tế, quốc gia trong lĩnh vực nghiên cứu là những điều kiện mang tính bắt buộc để Trung tâm thực hiện và hoàn thành tốt những trọng trách to lớn trong công cuộc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vô giá của cố đô Huế, góp phần xây dựng thành công thương hiệu “Một điểm đến 5 di sản”, để Huế thực sự trở thành một điểm sáng trên bản đồ di sản và du lịch của thế giới.
Theo laodong.com.vn
Chiều 08/02, tại Art Gallery Sông Như, họa sĩ Đặng Mậu Tựu cùng nhóm họa sĩ đã khai mạc phòng tranh con giáp với tên gọi "Cờ Hó Ngó Cờ Tây".
Chiều 08/02, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật "Niềm vui chiến thắng" tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
Chiều 08/02, tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương (9 Phạm Hồng Thái, TP Huế), Liên hiệp các hội VHNT tỉnh phối hợp với Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật tỉnh đã tổ chức triển lãm mỹ thuật mừng Xuân Mậu Tuất 2018 với chủ đề “Mùa Xuân và hình tượng con giáp”.
Sáng ngày 8/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình "Hương xưa bánh tết" nhằm gợi lại không gian Tết cổ truyền của dân tộc.
Chiều 7/2, tại Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên- Huế đã diễn ra Hội báo Xuân Mậu Tuất 2018 với chủ đề “Báo chí Thừa Thiên Huế với năm hành động”.
Sáng ngày 6/2, Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh phối hợp với Bảo tàng Văn hóa Huế, Trung tâm Văn hóa TP. Huế tổ chức chương trình “Tết Huế” .
Chiều ngày 5/2, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt cộng tác viên và tặng thưởng tác phẩm hay và đồng hành cùng các chương trình Sông Hương năm 2017.
Sáng ngày 30/1, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Đặc công – Bộ Tư lệnh Đặc công tổ chức triển lãm Huế, Xuân 1968- Xuân của Việt Nam- Xuân của lòng dũng cảm.
Chiều ngày 26/1/2018, Ban liên lạc cựu học sinh Quốc Học Huế tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu sách Giai phẩm Xuân 2018 Quốc Học Huế - Tình yêu. Đây là tấm lòng của các cựu học sinh luôn hướng về thầy cô, bạn bè và ngôi trường Quốc học Huế.
Sáng ngày 25/1/2018, Ban liên lạc Cựu chiến binh quân khu Trị Thiên đã tổ chức lễ Họp mặt kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Chiều ngày 11/1, UBND thành phố Huế đã tổ chức họp báo về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
Sáng 11/1 (tức 25-11 Đinh Dậu), tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ ở núi Bân (thuộc phường An Tây, thành phố Huế), lãnh đạo tỉnh TT-Huế và TP Huế tổ chức Lễ dâng hương và kỷ niệm 229 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Chiều ngày 5/1/2017, tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2017 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2018. Đông đảo các văn nghệ sĩ và Hội viên đến tham dự.
Sáng 2-1, đoàn công tác Chính phủ do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu đã có buổi làm việc với Đại học Huế. Cùng đi có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành.
Đặng Thị Bích Ngọc (23 tuổi, quê Quảng Ngãi), cựu sinh viên ngành Thiết kế Đồ hoạ, khoa Kiến trúc Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng vừa đoạt giải “American Graphic Design Award 2017” ở hạng mục Student design (sinh viên thiết kế). do tạp chí Graphic Design USA (Mỹ) khởi xướng. Tác phẩm của Bích Ngọc là bộ 4 poster về vở tuồng cổ San Hậu trên chất liệu Trúc Chỉ. Vẫn còn vẹn nguyên những cảm xúc thăng hoa sau khi thắng giải, Bích Ngọc đã dành thời gian chia sẻ với chúng tôi về giải thưởng, về Trúc Chỉ.
Sáng 26/12, Bảo tàng Lịch sử và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu (26/12/1867 - 26/12/2017).
Chiều 25/12, tại khách sạn Imperial Huế, Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam đã khai mạc triển lãm Hành trình Trúc chỉ - lần 1 với chủ đề Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam dành cho nghệ sĩ và sinh viên Huế.
Sáng ngày 22/12, trong không khí kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu sách Nhật ký Đông Sơn của nhà văn Nguyễn Quang Hà.
Bộ TT&TT phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyên truyền biển, đảo giai đoạn 2013 – 2017, và 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 616/QĐ-TTg, ngày 11/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sáng ngày 15/12, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế kết hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tổ chức cuộc họp khởi động chiến dịch “ Thành phố Huế nói không với thịt thú rừng”.