Bảo chứng ngoài biên giới

15:49 18/08/2008
JOSH GREENFELDNgười Nhật vốn nổi tiếng vì tính bài ngoại của họ, thể hiện qua nghệ thuật cắm hoa và trà lễ. Tuy nhiên cũng từ rất lâu rồi nhiều nhà văn Nhật Bản vẫn quyết liệt phấn đấu mong tìm kiếm một chỗ đứng đáng kể trên các kệ sách của các thư viện nước ngoài. Họ làm thế không chỉ vì có nhiều tiền hơn, danh tiếng hơn mà còn vì một điều rằng những ai có tác phẩm được dịch nhiều ở nước ngoài thì sẽ được trân trọng, chờ đón ở trong nước!

Trong nỗi khát khao được xuất ngoại tác phẩm, họ thường cố gắng khắc họa những nhân vật của mình theo những phong cách hoặc trường phái phương Tây. Hoặc đôi khi đưa phân tâm học Freud, tư tưởng Marx hay chủ nghĩa hiện sinh vào "khép nép phương đông" trong bộ trang phục kimono truyền thống. Thế nhưng có một dạo các nhà xuất bản phương Tây cực kỳ bài ngoại, người ta không thấy một nhà văn Nhật Bản nào cố gắng tìm cách vượt qua ngã ba của lòng dạ nhân loại ấy. Bấy giờ người ta lại quay trở về với một khẳng định chân xác và xưa cũ: trở thành best - seller ở ngay trong nước mới mong chắc một suất vang chuông ở xứ người. Vòng nguyệt quế văn chương là phần thưởng cho những giá trị khác biệt của tác phẩm chứ không phải cho một sự nghiệp đình đám mang tính đổi chác.
Junichiro Tanizaki (1886 - 1965) đã được dịch nhiều nhất, đơn giản chỉ vì ông là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của thế kỷ hai mươi. Những tác phẩm của ông: The Makioka Systers (Chị em nhà Makioka), Shunkin, Some Perfect Nettles (Những cây tầm ma hoàn hảo), The Key (Chìa khoá) quả thật là những kiệt tác. Thật đáng tiếc, cuốn The Gourmet Club (Câu lạc bộ Người sành ăn) tập hợp sáu truyện ngắn mang nhiều chất tự sự lại không thể hiện được đỉnh cao tài năng của ông. Tuy nhiên mỗi một truyện trong đó đều phát lộ ra những đặc điểm tính cách của ông, với giọng văn đầy bỡn cợt. Tài năng và lập dị, đó chính là lời giới thiệu thích hợp nhất về Tarizaki.
Trong truyện ngắn The Secret (Điều bí mật) một kẻ theo chủ nghĩa nhục cảm trầm uất lao vào một phi vụ tình ái cho đến khi bí mật của hắn bị bóc trần bởi chính cô tình nhân cũ người cũng có một bí mật riêng mình. Trong The Gourmet Club (Câu lạc bộ Người sành ăn) - tên truyện ngắn làm tên cuốn sách - một người sành ăn ngồi ở một góc khuất chế biến món ăn kỳ lạ gồm vỏ cây, phân chim và nước dãi người, gọi là món đờm - dãi - nước - bọt, hoặc là món súp - thảm - nhung! Truyện ngắn Mr.Bluemound giới thiệu tóm lược một bộ phim đặc biệt về tục cúng bái nữ thần: một người hâm mộ mắc chứng tâm thần ám ảnh xây dựng một loạt các đường nét cơ thể của ngôi sao điện ảnh ở nhiều vị trí khác nhau theo cảm nhận dâm dục của hắn. Và trong Manganese Dioxide Dreams (Những giấc mộng di-o-xit man-gan), nhân vật tôi quan sát một cách thích thú những mẩu phân của mình. Tuy vậy dẫu đi rất xa, khả năng dẫn truyện của Tanizaki vẫn không hề giảm sút, ông luôn muốn đem đến cho người đọc những câu văn tài tình và mạnh mẽ. "Đám phân nhờn lan ra khắp nơi như thể một thùng rượu cặn bị lật nhào".
Haruki Murakami (sinh năm 1949) là nhà văn dường như muốn cố theo đuổi chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Nhật Bản nhưng có vẻ ít mạo hiểm hơn và hiền lành hơn nhiều. Tuy nhiên những tiểu thuyết của ông như Dance Dance Dance (Điệu vũ quay cuồng), Norwegian Wood (Gỗ Nauy) đã trở thành những cuốn sách bán chạy nhất, xuất bản hàng triệu bản. Nhiều truyện ngắn của ông được giới thiệu trên các tạp chí uy tín của Mỹ. Thế nhưng thật đáng buồn, cuốn Sputnik Sweetheart, dày 210 trang, viên đạn mới nhất bắn ra từ họng súng của Murakami, chỉ đáng xem như là một viên đạn... thối.
Từ Sputnik rút từ đầu đề của truyện xuất phát từ một nhân vật dễ gây lầm lẫn với một nhân vật của tiểu thuyết gia Jack Kerouac: một cô nàng hip-py. Đó cũng là một lối chơi chữ theo tiếng Nga có nghĩa là "cảm tình viên". Sumire, một cô nàng mong muốn trở thành nhà văn, được một anh giáo trẻ đem lòng yêu thương nhưng chính cô ta lại có một cuộc tình ăn nằm không mong đền đáp với một phụ nữ lớn tuổi. Trong một chuyến đi đến Hy Lạp với "bạn gái", Sumire đột nhiên biến mất không dấu vết. Và thế là bắt đầu một câu chuyện tình tay ba theo kiểu nam-nữ-nữ dài lê thê thêm thắt mùi vị ma quái chẳng đâu vào đâu. Không có một lối giải thích nào cho sự biến mất của Sumire, trừ phi độc giả chấp nhận cái kiểu nghĩ ngợi "điều này thật ra là điều kia" và "hiểu biết chính là một mớ những điều không biết". Các lối diễn dịch tư duy mang tính áp đặt hung hăng ấy thực ra đã trở nên lỗi thời, nhàm chán ở phương Tây.
Mặc dù các tác phẩm của hai tác giả này được chuyển ngữ một cách cẩn thận, tinh tế bởi những dịch giả xuất sắc, nhưng quả thực chỉ một mình Junichiro Tanizaki chứng tỏ được rằng ông xứng đáng có một chỗ đứng trên bầu trời văn chương nhân loại.
PHẠM TƯỜNG HÂN dịch
(Từ tạp chí TIME)

(nguồn: TCSH số 158 - 04 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • FRANÇOIS JULLIEN                                        LTS: Hạ tuần tháng tư năm 2001, nhà triết học F.Jullien đến thăm Hà Nội nhân dịp lần đầu tiên công trình của ông được giới thiệu ở Việt Nam trong văn bản tiếng Việt (Xác lập cơ sở cho đạo đức- N.x.b Đà Nẵng, 2000). Cuối năm nay sẽ được xuất bản bản dịch công trình Bàn về tính hiệu quả ( F.Jullien. Traité de l’efficacité.Grasset, 1997). Sau đây là bản dịch chương III của tác phẩm này (do khuôn khổ của tạp chí, có lược đi một số đoạn). Nhan đề do chúng tôi đặt. Trong bài, số thiên đơn thuần (chẳng hạn th.81) là số thiên trong sách Đạo Đức Kinh còn gọi là sách Lão tử.

  • NGÔ MINH Tôi quen biết với anh Tường hơn 25 năm nay ở Huế như một người bạn vong niên thân thiết. Trong máy tính của tôi còn lưu trữ bài Anh Tường ơi viết từ năm 1998, gần 3000 chữ chưa công bố. Đó là bài viết mà nhà văn Nguyễn Quang Hà, Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương lúc đó, bảo tôi viết, sau chuyến chúng tôi đi thăm anh Tường bị trọng bệnh đang nằm hôn mê ở Bệnh viện Đà Nẵng về.

  • HỒ THẾ HÀHoàng Phủ Ngọc Tường dấn thân vào nghiệp bút nghiên bằng thơ cùng những năm tháng "hát cho đồng bào tôi nghe" sục sôi nhiệt huyết đấu tranh chống thù và ước mơ hòa bình trên quê mẹ Việt yêu dấu.

  • PHẠM PHÚ PHONG"Tôi ngồi nhớ lại tất cả nỗi trầm tư dài bên cạnh mớ hài cốt khô khốc của anh Hoàng. Trước mắt tôi, tất cả cuộc sống đầy những hùng tráng và bi thương vốn đã từng tồn tại trên mảnh đất rừng này, giờ đã bị xoá sạch dấu tích trong sự câm nín của lau lách. Như thế đấy có những con đường không còn ai đi nữa, những năm tháng không còn ai biết nữa, và những con người chết không còn hắt bóng vào đâu nữa...

  • LÊ THỊ HƯỜNG1. Yêu con người Hoàng Phủ Ngọc Tường trong thơ, quý con người Hoàng Phủ trong văn, tôi đã nhiều lần trăn trở tìm một từ, một khái niệm thật chính xác để đặt tên cho phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường.

  • TRẦN THÙY MAICó lần anh Hoàng Phủ Ngọc Tường nói: tính chất của người quân tử là phải "văn chất bân bân". Văn là vẻ đẹp phát tiết ra bên ngoài, chất là sức mạnh tiềm tàng từ bên trong. Khi đọc lại những bài nghiên cứu về văn hóa – lịch sử của anh Tường, tôi lại nhớ đến ý nghĩ ấy. Nếu "văn" ở đây là nét tài hoa duyên dáng trong từng câu từng chữ đem lại cho người đọc sự hứng thú và rung cảm, thì "chất" chính là sức mạnh của vốn sống, vốn kiến thức rất quảng bác, làm giàu thêm rất nhiều cho sự hiểu biết của người đọc.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCXuất thân từ một gia đình hoàng tộc, cử nhân Hán học, giỏi chữ Hán, thông thạo chữ  Pháp, từng làm quan dưới thời Nam triều, nhưng Ưng Bình Thúc Giạ Thị là một nhân cách độc đáo.

  • HỮU VINH Chúng ta đã thưởng thức thơ, ca Huế, ca trù, hò, tuồng của thi ông Ưng Bình Thúc Giạ Thị, một nhà thơ lừng lẫy của miền sông Hương núi Ngự. Nhưng nói đến sự nghiệp văn chương của thi ông mà không nói đến thơ chữ Hán của thi ông là một điều thiếu sót lớn.

  • ĐỖ LAI THÚYQuang Dũng nói nhiều đến mây, đặc biệt là mây trời Sơn Tây, Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm! Mây là biểu tượng của tự do, của lãng du. Mây trắng là xứ sở của tiêu dao trường cửu. Chất mây lãng tử ở Quang Dũng, một phần do thổ ngơi xứ Đoài, phần kia do văn học lãng mạn.

  • CAO XUÂN HẠOĐọc bài Nỗi đau của tiếng Việt của Hữu Đạt (H.Đ) trong tuần báo Văn nghệ số 9 (2-3-2002), tôi kinh ngạc đến nỗi không còn hiểu tại sao lại có người thấy mình có thể ngồi viết ra một bài như thế. Tôi cố sức bới óc ra nghĩ cho ra người viết là ai, tại sao mà viết, và viết để làm gì. Rõ ràng đây không phải là một người hoàn toàn không biết gì về giới ngôn ngữ học Việt . Nhưng hầu hết những điều người ấy viết ra lại hoàn toàn ngược với sự thật.

  • MAI VĂN HOAN.Tôi biết Nguyễn Duy qua bài thơ “Tre Việt ” in trên báo Văn Nghệ. Từ đó, tôi luôn theo sát thơ anh. Mở trang báo mới thấy tên anh là tôi đọc đầu tiên. Với tôi, anh là một trong những người hiếm hoi giữ được độ bền của tài năng.

  • THỦY TRIỀU SUNG HUYỀN"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bài thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử đã từng có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau. Đành rằng ngôn ngữ thơ ca thường hàm súc, cô đọng, đa nghĩa do đó có thể có nhiều cách tiếp cận tác phẩm.

  • NGUYỄN DƯƠNG CÔNMỗi loại hình nghệ thuật ngôn từ đều có phong cách riêng trong cư xử với đối tượng mà nó phản ánh. Chính vì thế, đề tài tiểu thuyết trong khi mang những tính chất chung có của mọi thể loại văn học, nó đồng thời mang những tính chất riêng chỉ có của thể loại tiểu thuyết.

  • VĂN TÂMNhà thơ Bằng Việt (tên thật Nguyễn Việt Bằng) tuổi Tỵ (1941) quê "xứ Đoài mây trắng lắm", là một trong những thi sĩ bẩm sinh của thơ ca Việt hiện đại.

  • THANH THẢOHoàng Phủ Ngọc Tường có tập thơ "Người hái phù dung". Hoa phù dung sớm nở tối tàn, vẫn là loài hoa hiện hữu trong một ngày.

  • BỬU NAM            Kỷ niệm 200 năm ngày sinh của văn hào Victor Hugo (1802 - 2002)1. Người ta thường gọi Hugo là “con người đại dương”. Bởi sự vĩ đại của tư tưởng và sự mệnh mông của tình cảm của ông đối với nhân dân và nhân loại, bởi sự nghiệp đồ sộ của ông bao hàm mọi thể loại văn học và phi văn học; bởi sự đa dạng của những tài năng của ông in dấu ấn trong mọi lĩnh vực hơn hai thế kỷ qua trong nền văn học và văn hóa Pháp. Đến độ có nhà nghiên cứu cho rằng: Tất cả những vấn đề lớn của nhân loại đều hàm chứa trong các tác phẩm của Hugo như “tất cả được lồng vào tất cả”.

  • LẠI MAI HƯƠNGTiểu thuyết Những người khốn khổ có một số lượng nhân vật nữ rất đông đảo, nhưng mỗi nhân vật mang một sức sống riêng, một sinh lực riêng bởi nghệ thuật xây dựng các nhân vật này không hoàn toàn đồng nhất. Bài viết sẽ đi vào khảo sát một số nữ nhân vật tiêu biểu, bước đầu thử tìm hiểu thủ pháp xây dựng và cái nhìn của Hugo đối với loại nhân vật này.

  • PHẠM THỊ LYTôi viết những dòng này vì biết rằng giáo sư Cao Xuân Hạo sẽ không bao giờ trả lời bài viết của một tác giả như anh Phạm Quang Trung và những gì mà anh đã nêu ra trong bài "Thư ngỏ gửi Giáo sư Cao Xuân Hạo đăng trên Tạp chí Sông Hương số 155, tháng 1-2002.

  • LÝ HOÀI THU“Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương” ( *) (nguyên bản: Hoàng Hà luyến, Hồng Hà tình) là tác phẩm hồi ký của bà Trần Kiếm Qua viết về lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn và đại gia đình Trung Việt của ông. Bằng sức cảm hoá của những dòng hồi ức chân thực, tác phẩm của phu nhân tướng quân đã thực sự gây xúc động mạnh mẽ trong lòng bạn đọc Việt .

  • NGUYỄN BÙI VỢICách mạng tháng Tám thành công, Phùng Quán mới 13 tuổi. Mồ côi cha từ năm 2 tuổi, cậu bé sinh ra ở làng Thuỷ Dương xứ Huế chỉ được học hết tiểu học, sáng đi học, chiều giúp mẹ chăn trâu, có năm đi ở chăn trâu cho một ông bác họ.