Bảo chứng ngoài biên giới

15:49 18/08/2008
JOSH GREENFELDNgười Nhật vốn nổi tiếng vì tính bài ngoại của họ, thể hiện qua nghệ thuật cắm hoa và trà lễ. Tuy nhiên cũng từ rất lâu rồi nhiều nhà văn Nhật Bản vẫn quyết liệt phấn đấu mong tìm kiếm một chỗ đứng đáng kể trên các kệ sách của các thư viện nước ngoài. Họ làm thế không chỉ vì có nhiều tiền hơn, danh tiếng hơn mà còn vì một điều rằng những ai có tác phẩm được dịch nhiều ở nước ngoài thì sẽ được trân trọng, chờ đón ở trong nước!

Trong nỗi khát khao được xuất ngoại tác phẩm, họ thường cố gắng khắc họa những nhân vật của mình theo những phong cách hoặc trường phái phương Tây. Hoặc đôi khi đưa phân tâm học Freud, tư tưởng Marx hay chủ nghĩa hiện sinh vào "khép nép phương đông" trong bộ trang phục kimono truyền thống. Thế nhưng có một dạo các nhà xuất bản phương Tây cực kỳ bài ngoại, người ta không thấy một nhà văn Nhật Bản nào cố gắng tìm cách vượt qua ngã ba của lòng dạ nhân loại ấy. Bấy giờ người ta lại quay trở về với một khẳng định chân xác và xưa cũ: trở thành best - seller ở ngay trong nước mới mong chắc một suất vang chuông ở xứ người. Vòng nguyệt quế văn chương là phần thưởng cho những giá trị khác biệt của tác phẩm chứ không phải cho một sự nghiệp đình đám mang tính đổi chác.
Junichiro Tanizaki (1886 - 1965) đã được dịch nhiều nhất, đơn giản chỉ vì ông là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của thế kỷ hai mươi. Những tác phẩm của ông: The Makioka Systers (Chị em nhà Makioka), Shunkin, Some Perfect Nettles (Những cây tầm ma hoàn hảo), The Key (Chìa khoá) quả thật là những kiệt tác. Thật đáng tiếc, cuốn The Gourmet Club (Câu lạc bộ Người sành ăn) tập hợp sáu truyện ngắn mang nhiều chất tự sự lại không thể hiện được đỉnh cao tài năng của ông. Tuy nhiên mỗi một truyện trong đó đều phát lộ ra những đặc điểm tính cách của ông, với giọng văn đầy bỡn cợt. Tài năng và lập dị, đó chính là lời giới thiệu thích hợp nhất về Tarizaki.
Trong truyện ngắn The Secret (Điều bí mật) một kẻ theo chủ nghĩa nhục cảm trầm uất lao vào một phi vụ tình ái cho đến khi bí mật của hắn bị bóc trần bởi chính cô tình nhân cũ người cũng có một bí mật riêng mình. Trong The Gourmet Club (Câu lạc bộ Người sành ăn) - tên truyện ngắn làm tên cuốn sách - một người sành ăn ngồi ở một góc khuất chế biến món ăn kỳ lạ gồm vỏ cây, phân chim và nước dãi người, gọi là món đờm - dãi - nước - bọt, hoặc là món súp - thảm - nhung! Truyện ngắn Mr.Bluemound giới thiệu tóm lược một bộ phim đặc biệt về tục cúng bái nữ thần: một người hâm mộ mắc chứng tâm thần ám ảnh xây dựng một loạt các đường nét cơ thể của ngôi sao điện ảnh ở nhiều vị trí khác nhau theo cảm nhận dâm dục của hắn. Và trong Manganese Dioxide Dreams (Những giấc mộng di-o-xit man-gan), nhân vật tôi quan sát một cách thích thú những mẩu phân của mình. Tuy vậy dẫu đi rất xa, khả năng dẫn truyện của Tanizaki vẫn không hề giảm sút, ông luôn muốn đem đến cho người đọc những câu văn tài tình và mạnh mẽ. "Đám phân nhờn lan ra khắp nơi như thể một thùng rượu cặn bị lật nhào".
Haruki Murakami (sinh năm 1949) là nhà văn dường như muốn cố theo đuổi chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Nhật Bản nhưng có vẻ ít mạo hiểm hơn và hiền lành hơn nhiều. Tuy nhiên những tiểu thuyết của ông như Dance Dance Dance (Điệu vũ quay cuồng), Norwegian Wood (Gỗ Nauy) đã trở thành những cuốn sách bán chạy nhất, xuất bản hàng triệu bản. Nhiều truyện ngắn của ông được giới thiệu trên các tạp chí uy tín của Mỹ. Thế nhưng thật đáng buồn, cuốn Sputnik Sweetheart, dày 210 trang, viên đạn mới nhất bắn ra từ họng súng của Murakami, chỉ đáng xem như là một viên đạn... thối.
Từ Sputnik rút từ đầu đề của truyện xuất phát từ một nhân vật dễ gây lầm lẫn với một nhân vật của tiểu thuyết gia Jack Kerouac: một cô nàng hip-py. Đó cũng là một lối chơi chữ theo tiếng Nga có nghĩa là "cảm tình viên". Sumire, một cô nàng mong muốn trở thành nhà văn, được một anh giáo trẻ đem lòng yêu thương nhưng chính cô ta lại có một cuộc tình ăn nằm không mong đền đáp với một phụ nữ lớn tuổi. Trong một chuyến đi đến Hy Lạp với "bạn gái", Sumire đột nhiên biến mất không dấu vết. Và thế là bắt đầu một câu chuyện tình tay ba theo kiểu nam-nữ-nữ dài lê thê thêm thắt mùi vị ma quái chẳng đâu vào đâu. Không có một lối giải thích nào cho sự biến mất của Sumire, trừ phi độc giả chấp nhận cái kiểu nghĩ ngợi "điều này thật ra là điều kia" và "hiểu biết chính là một mớ những điều không biết". Các lối diễn dịch tư duy mang tính áp đặt hung hăng ấy thực ra đã trở nên lỗi thời, nhàm chán ở phương Tây.
Mặc dù các tác phẩm của hai tác giả này được chuyển ngữ một cách cẩn thận, tinh tế bởi những dịch giả xuất sắc, nhưng quả thực chỉ một mình Junichiro Tanizaki chứng tỏ được rằng ông xứng đáng có một chỗ đứng trên bầu trời văn chương nhân loại.
PHẠM TƯỜNG HÂN dịch
(Từ tạp chí TIME)

(nguồn: TCSH số 158 - 04 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN BÙI VỢI"Chống tham ô lãng phí" là một bài thơ về đề tài chính trị xã hội, một vấn đề bức xúc của cuộc sống. Nó được viết ra năm 1956 khi miền Bắc sau chín năm kháng chiến chống Pháp gian khổ đang hàn gắn vết thương chiến tranh, khai hoang, phục hoá, tìm công ăn việc làm...

  • NGUYỄN DƯƠNG CÔNMuốn tiếp cận với văn hoá văn học, trước hết phải xác định cơ bản đúng đắn thế nào là văn hoá và thế nào là văn học.

  • HOÀNG SĨ NGUYÊN Hồi học Đại học, tôi và mấy đứa bạn phải đi bộ năm, sáu cây số vòng quanh các hiệu sách thành phố để tìm mua cho được cuốn "Thơ và mấy vần đề trong thơ Việt nam hiện đại" (Hà Minh Đức, NXB KHXH, 1994).

  • TRẦN ĐÌNH SỬTrong cuốn sách dịch, đúng hơn là trích dịch Những vấn đề thi pháp Đoxtoiepxki của M.M Bakhtin, chúng tôi đã giới thiệu những lời đánh giá quan trọng của các học giả thế kỷ XX đối với Bakhtin: "Bakhtin, nhà lý luận văn học lớn nhất của thế kỷ XX" (TS. Todorov). "Bakhtin, người giữ cho các khoa học nhân văn đối tượng riêng của chúng" (X.X. Avêzinxép), "Bakhtin, người đem lại một quan niệm hoàn toàn mới về ngôn từ tiểu thuyết" (A. Tritrêrin)...

  • PHONG LÊViệc xác định một đề tài nghiên cứu cho bất cứ ai bước vào con đường khoa học, theo tôi là động tác quan trọng đầu tiên, có ý nghĩa quyết định, như là một ô cửa, một đột phá khẩu trổ ra cái bầu trời, hoặc quang đãng hoặc vần vụ mưa gió, rồi anh ta sẽ được bay lượn ở trong đó.

  • ĐỖ LAI THUÝNgàn mây tràng giang buồn muôn đời                                 Nguyễn Xuân Sanh

  • VŨ QUẦN PHƯƠNGTên thật cũng là bút danh, sinh ngày 18-9-1949 tại quê gốc huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình.

  • TRẦN THỊ THANHTừ Hán Việt là một số lớp từ khá quan trọng trong ngôn ngữ tiếng Việt của người Việt Nam. Với con số 60-70% từ Hán Việt có trong tiếng Việt, nó đã và đang đặt ra một nhiệm vụ cấp thiết làm thế nào để cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên viết và nói đúng tiếng Việt trong đó có từ Hán Việt.

  • HỒ TIỂU NGỌCLTS: Nhân dịp kỷ niệm 53 năm Quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, Sông Hương xin trân trọng giới thiệu bài thơ sau đây của tác giả Đoàn Duy Thành. Bài thơ thể hiện tình hữu nghị cao quý của nhân dân hai nước Việt - Trung.

  • HỒNG NHU            (Tham luận tại Hội nghị Văn học Miền Trung lần thứ II tháng 9-2002) LTS: Hội nghị văn học miền Trung lần thứ hai vừa diễn ra tại thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá trong 2 ngày 19 và 20 tháng 9 năm 2002. Gần 80 nhà văn của 18 tỉnh thành từ Bình Thuận đến Thanh Hoá đã về dự. Ngoài ra còn có đại diện các hội đồng chuyên môn, các ban công tác, các cơ quan báo chí xuất bản của Hội Nhà văn Việt cũng có mặt trong cuộc hội ngộ này.

  • THÁI BÁ LỢIMột nhà văn lớp đàn anh của tôi tâm sự: Chỉ có miền Trung mới có văn xuôi thôi, vì ở đây từ đất đai, khí hậu con người luôn luôn được thử thách, được cọ xát, được tôi rèn, với hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy mới bật ra tư tưởng, mà văn xuôi là tư tưởng.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO1. Không nhà thơ nào muốn lặp lại những gì thơ ca đã có, kể cả lặp lại chính mình. Đi tìm cái lạ cái mới, chính là bản chất của sáng tạo.

  • NGUYỄN QUANG HÀHình như trong máu của người Việt đều có một chút máu thi nhân. Cho nên thấy ai cũng mê thơ cả. Chả thế mà tít mãi vùng hẻo lánh, các bà mẹ ru con bằng Kiều, bằng ca dao. Lời ru giống như một sự ngẫu hứng, cứ thế tự trào ra từ tâm hồn mình.

  • TRẦN THANH ĐẠMNgày13 tháng 06 năm 2002 vừa qua là dịp kỷ niệm lần thứ 75 ngày mất của một trong những nhà yêu nước và cách mạng tiền bối, một nhà giáo dục lớn của nước ta đầu thế kỷ XX: chí sĩ Lương Văn Can (1854-1927).

  • LÊ HỒNG SÂM Cách đây mươi năm, trong một cuộc phỏng vấn thân mật, chị Lộc Phương Thuỷ có hỏi tôi về những kỷ niệm đáng nhớ, liên quan đến văn học, nhất là văn học Pháp. Tôi đã kể cho chị Thuỷ mẩu chuyện nhỏ mà hôm nay tôi xin thuật lại, dưới tiêu đề phù hợp với một trong hai nội dung của hội thảo Fantine, Cosette và chiếc đòn gánh Việt .

  • HỒNG NHULTS: Những cuộc trao đổi mang tính nghề nghiệp về thơ ở tầm "vĩ mô" dường như đang co lại ở tầm "vi mô". Các ý kiến khác nhau, thậm chí ngược nhau trong tranh luận học thuật là chuyện bình thường. Song, sẽ không bình thường khi công cuộc đổi mới của Đảng đã bước vào nền kinh tế tri thức mà vẫn còn những "tư duy thơ" theo cơ chế suy diễn với những mục đích gì đó, ngoài thơ.Nhằm rộng đường dư luận, Sông Hương xin được trao đổi lại một trường hợp cụ thể sau đây.

  • MAI VĂN HOANỞ Huế tôi đã có nghe bạn bè nói sơ qua về cuộc hội thảo tập thơ "Đám mây lơ lửng" của Hoàng Vũ Thuật, tác phẩm đoạt giải A giải thưởng VH-NT Lưu Trọng Lư lần thứ hai (1996 - 2000) do Hội Văn nghệ Quảng Bình tổ chức.

  • ĐÀO DUY HIỆP“Đi tìm thời gian đã mất” của Marcel Proust (1871-1922) là một tiểu thuyết đồ sộ gồm bảy tập với trên dưới ba nghìn trang ngày nay đã được độc giả toàn thế giới say sưa đón đọc và được nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu đánh giá rất cao.

  • THÁI THU LANThông thường, mỗi văn nhân nghệ sĩ đều có nỗi đau đời, nỗi đau nhân thế. Nỗi đau này băt nguồn từ tấm lòng nhân ái và ý thức trách nhiệm của người nghệ sĩ trước cuộc sống và số phận con người qua những biến động của xã hội.

  • HOÀNG QUẢNG UYÊNTôi yêu mến và quý trọng những câu thơ như là "không thơ" của chị:Câu thơ nước chảy bèo trôi/ Vẫn nghiêng về phía phận đời khổ đau. (Hương cỏ)