Bài toán bảo tồn, tôn tạo di sản

14:36 14/05/2019

Di tích xuống cấp là một trong những vấn đề tồn tại song hành với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Hà Nội. Bên cạnh những khó khăn về nguồn kinh phí, tình trạng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo cũng đang là bài toán đòi hỏi có giải pháp khắc phục hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giá trị di sản.

Di tích đình Tây Đằng (huyện Ba Vì) đã phát huy giá trị kiến trúc sau khi tu bổ. Ảnh: Bá Hoạt

Nơi tự ý, chỗ chậm chạp

Một sự việc đáng tiếc vừa xảy ra tại di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội) khi nhà chùa cho phá dỡ, xây mới cổng phụ hai bên gác chuông; lát mới sân di tích và di dời cây lâu năm trong khuôn viên di sản. Đáng nói, sự việc trên đã được cơ quan chức năng phát hiện, nhắc nhở, song chính quyền địa phương vẫn không có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời, dẫn đến kiến trúc, cảnh quan di tích bị tác động tiêu cực. 

Phó Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Xuân Phúc khẳng định: "Sự việc trên vi phạm nghiêm trọng pháp luật về di sản văn hóa, cụ thể là Điều 24, Khoản 2, Mục b, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo".

Trong khi đó, chùa Báo Ân (xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai) đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng các khâu xử lý rất chậm. Sư Thích Đàm Trọng Nghĩa, trụ trì chùa Báo Ân cho biết: “Chùa Báo Ân được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng từ năm 1990. Trải qua thời gian, công trình bị xuống cấp nghiêm trọng: Mái hỏng, tường nứt vỡ, nhiều pho tượng quý bị thấm dột, biến dạng hình hài… Tháng 11-2018, UBND thành phố có quyết định đầu tư tu bổ cấp thiết cho di tích nhưng đến ngày 6-4-2019, UBND xã Đồng Quang mới đưa thợ tới và chỉ làm một, hai ngày lại nghỉ...”.

Trả lời về vấn đề này, ngày 23-4, UBND huyện Quốc Oai có Công văn số 781/UBND-VHTT gửi Báo Hànộimới cho biết: “Hiện tại, quá trình tu bổ cấp thiết chùa Báo Ân, xã Đồng Quang đã cơ bản hoàn thành”. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Hànộimới tại di tích trong ngày 9-5, công việc tu bổ ở đây vẫn còn ngổn ngang. Sư Thích Đàm Trọng Nghĩa cho hay: "Công trình mới được giải ngõa, thay mới hơn 40 cây hoành, tàu, đầu dĩ… tại phần mái trước Tam Bảo. Ước tính việc tu bổ mới hoàn thành được 1/5 công việc...”. 

Hai sự việc trên cho thấy, công tác tu bổ, tôn tạo di tích hiện tồn tại bất cập: Trong khi có nơi tự ý tu bổ, tôn tạo di tích, nhưng cũng có chỗ mặc dù được phép tu bổ nhưng lại triển khai chậm chạp. 

Để không nảy sinh sai sót...

Không phải bây giờ mà từ nhiều năm qua, hiện tượng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo di tích đã xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố, với không ít vụ việc điển hình, như: Tự ý hạ giải, xây dựng trái phép tại chùa Trăm Gian (Chương Mỹ); xây mới, lắp đặt nhiều hạng mục không phép tại chùa Khúc Thủy (Thanh Oai); làm mới bản chạm khắc cổ ở đền Phù Đổng (Gia Lâm); tháo dỡ, xây mới toàn bộ đình cổ Lương Xá (Ứng Hòa)...
 
Bài toán bảo tồn, tôn tạo di sản - ảnh 1
Di tích quốc gia chùa Báo Ân (xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai) xuống cấp nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Doãn Văn, Trưởng ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội cho biết, sở hữu số lượng di tích lớn nhất trên cả nước, Hà Nội luôn cố gắng trong việc huy động các nguồn lực cũng như thực hiện hiệu quả công tác tu bổ, tôn tạo, thường xuyên chỉ đạo các cấp tăng cường quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố; yêu cầu các địa phương thực hiện đúng quy định của Luật Di sản văn hóa, Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn... Tuy nhiên, vi phạm vẫn nảy sinh, đòi hỏi tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo, phối hợp giữa các cấp, ngành.

Đối với việc tùy tiện phá dỡ, xây mới một số hạng mục tại chùa Bối Khê, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội đã phối hợp với Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra thực tế, lập biên bản, đề nghị các cấp có thẩm quyền kiểm điểm và có hình thức kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân liên quan. Bên cạnh đó, hiện tượng “dây dưa” trong tu bổ, tôn tạo di tích tại chùa Báo Ân cũng đi ngược lại những quy định về tu bổ cấp thiết, cụ thể là phải tiến hành thi công nhanh gọn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất những nguy cơ gây hại cho di tích. Đơn vị sẽ kiểm tra thực tế, chấn chỉnh những tồn tại (nếu có) trong tu bổ, tôn tạo tại di tích này.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội Di sản văn hóa Việt Nam Đỗ Văn Trụ, thời gian qua, việc kiểm tra, phát hiện những vi phạm trong tu bổ, tôn tạo còn chưa quyết liệt. Hình thức xử lý chưa đủ sức răn đe. Điều cần quan tâm, chấn chỉnh hiện giờ là việc thực thi Luật Di sản văn hóa và các văn bản dưới luật tại các địa phương như thế nào, tình hình quản lý, giám sát tại các di tích đã hiệu quả hay chưa (?). 

Nếu việc thực hiện tu bổ, tôn tạo di tích được trao đổi rộng rãi, lấy ý kiến các nhà nghiên cứu, đồng thời quá trình tu bổ được triển khai dưới sự giám sát thường xuyên và nghiêm ngặt của tư vấn giám sát, của chính quyền địa phương và cộng đồng, chắc chắn sẽ khó nảy sinh sai sót.

Dự kiến, cuối tháng 5 này, HĐND thành phố Hà Nội sẽ tiến hành khảo sát công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa… trên địa bàn thành phố từ năm 2016 đến nay. Đợt khảo sát nhằm làm rõ những khó khăn, hạn chế, vướng mắc; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan, đồng thời kiến nghị giải pháp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện hiệu quả hơn công tác này.
 

Theo Hanoimoi

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Câu chuyện về văn hóa đọc không còn là đề tài mới mẻ nhưng vẫn luôn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Liệu rằng độc giả trẻ đã chọn được cho mình hướng đi đúng đắn?

  • Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp tổng kết năm của Cục Xuất bản chiều 24/12. Nguyên nhân của việc không đọc xuể sách phát hành là do thiếu nhân lực.

  • Cùng với yêu cầu ngày một cao đối với chất lượng bản dịch, việc nhận xét, hồi âm của độc giả cũng ngày càng nhiều hơn và trực tiếp hơn, tuy nhiên, trong số đó có những người đang làm việc “ném đá” thay vì “phê bình” một cách thiện chí – đó là ý kiến của BTV Phùng Hồng Minh về những tranh luận quanh bản dịch tiểu thuyết “Bên phía nhà Swann” của Marcel Proust.

  • Hiện, khá nhiều kiệt tác của văn chương, triết học thế giới đã được dịch ra tiếng Việt với mục đích khai trí, “mở mắt”, dẫn bạn đọc vào biển kiến thức sâu rộng của nhân loại. Song, trước những bản dịch sai “từng xăngtimét”, bạn đọc không thể “nhắm mắt làm ngơ”…

  • Theo mấy nghiên cứu gần đây thì việc đọc sách văn học khiến cho người ta thông minh hơn, giàu tình cảm hơn, và văn minh hơn. Báo New York Times bèn đặt cho một số nhà văn và học giả câu hỏi: “Văn chương dạy chúng ta điều gì về tình yêu?”

  • Nghệ sỹ ăn mặc phản cảm, giá trị nghệ thuật bị xem nhẹ, thiếu văn hóa trong cách ứng xử... là những hiện tượng cho thấy văn hóa Việt đang biến đổi một cách nhanh chóng.

  • Nghề vẽ tranh trên kiếng ở Phú Tân (H.Châu Thành, Sóc Trăng) từng một thời nổi tiếng khắp Nam bộ nhưng giờ đây phải đối mặt với nguy cơ mai một.

  • L.T.S: “Muốn giao lưu văn hóa với bên ngoài tốt thì bản thân đất nước phải tốt”. Đó là nhận định xuyên suốt cuộc nói chuyện với phóng viên Tạp chí VHNA của Nhà xuất nhập khẩu văn hóa Hữu Ngọc. Khó mà ngờ được ở tuổi 97, ông vẫn giữ tác phong nhanh nhẹn, trí nhớ minh mẫn đến vậy. Bạn bè gọi ông là “cầu thủ ngoại hạng”, điều đó thật chính xác.

  • Những tư liệu quý chìm trong hỗn độn hiện vật xung quanh. Những bảng biểu số liệu nặng tính báo cáo... Chúng khiến triển lãm Hà Nội 60 năm xây dựng và phát triển (từ ngày 4 - 12.10 tại Bảo tàng Hà Nội nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô) giống như một báo cáo thành tích khô cứng.

  • Biết bao tác giả có tác phẩm thơ, văn được sử dụng trong sách giáo khoa đã không được chi trả tiền tác quyền suốt hàng chục năm qua...

  • Họa sĩ Trần Lương vừa trở thành một trong hai nghệ sĩ, nhà hoạt động văn hóa nhận được Giải thưởng Lớn giải Hoàng tử Claus 2014 (cùng Abel Rodriguez từ Colombia). “Giải thưởng cho tôi thấy rõ là mình đang làm những công việc bình thường của một công dân bình thường có trách nhiệm” - nghệ sĩ chia sẻ.

  • Tồn tại mấy trăm năm qua, vấn đề i và y trong chính tả tiếng Việt đã được chính quyền thuộc địa Pháp đặt vấn đề cải cách từ đầu thế kỷ XX. Sau 30-4-1975 các cơ quan hữu quan như Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng có những quy định về vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu cả trong lẫn ngoài nước trước nay cũng đã tìm hiểu và có ý kiến, nhưng vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.

  • Nếu như ca trù, dân ca quan họ, hát xoan, đờn ca tài tử Nam Bộ, nhã nhạc cung đình Huế… của Việt Nam được quốc tế công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thì trong tài nguyên, cũng có tài nguyên phi vật thể- tài nguyên con người.

  • Dân tộc và Văn hóa dân tộc Việt Nam có trước rất xa ngày lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhà nước này đã được dựng nên, tồn tại và phát triển trên nền tảng văn hóa Dân tộc. Nhà nước này, như một lẽ tất yếu, có trách nhiệm bảo vệ, phát triển nền văn hóa dân tộc.

  • Thực tế lịch sử gần 70 năm qua đã khẳng định rằng Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là kết quả của hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ và là kết quả tất yếu từ công lao to lớn của Bác chuẩn bị cho việc tiến hành cuộc cách mạng giải phóng kể từ ngày Bác về nước.

  • Bắc Kạn có nhiều di tích lịch sử, với 12 di tích cấp quốc gia và 33 di tích cấp tỉnh. Trong thời gian qua, nhiều di tích đã được trùng tu, tôn tạo. Tuy nhiên, việc trùng tu lẽ ra phải trân trọng lịch sử, thì những người thực hiện lại “hoành tráng hóa” di tích.

  • Người ta hay quan niệm tháng bảy âm lịch là tháng “cô hồn”, rằm tháng bảy là để “xá tội vong nhân”, toàn khái niệm thuộc về “thế giới khác”. Ai đi chùa thì được biết tháng bảy còn gọi là mùa Vu Lan.

  • Lòng hiếu thảo hay lòng từ bi ở cấp độ cá nhân và gia đình giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng với cái xấu, cái ác bên ngoài. Một người con hiếu thảo sẽ khó bị cám dỗ bởi những tệ đoan xã hội.

  • Những tác phẩm văn học mang nặng tính giải trí dần chiếm lĩnh thị trường và thu hút ngày càng nhiều cây bút trẻ.

  • Sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 1975; đặc biệt là sau tiến trình đổi mới đất nước năm 1986, văn học TPHCM có những bước phát triển rất ngoạn mục.