Bác Hồ với nghệ thuật múa

10:13 23/10/2008
LÂM TÔ LỘCTrong di sản văn hoá dân tộc ở Việt Nam, múa dân tộc Việt có bề dày lịch sử được xác định bởi những hoa văn hình múa trên trống đồng Ngọc Lũ. Múa truyền thống nổi lên ở các lễ hội. Có người cho rằng người Việt không có thói quen sinh hoạt múa tập thể. Sử sách đã nói đến truyền thống sinh hoạt múa này.

Theo “Việt sử thông giám cương mục”, thái thú Cửu Chân – Đam Manh làm chủ tiệc rượu của bố vợ là Chu Kinh, mời các quan to đến dự. Lúc rượu đã say, nổi khúc nhạc vui, công tào Phiên Hâm đứng lên múa, mời Chu Kinh múa. Chu Kinh không chịu đứng dậy. Phiên Hâm cứ ép Chu Kinh mãi. Hiện tượng ấy nói lên rằng ở Trung Quốc thời Đông Hán, theo thể chế, quan lại không múa. Vua chúa quan lại có vũ công múa hát phục vụ ở tiệc tùng. Trong khi đó ở quận Cửu Chân, tuy công tào là một viên chức của bộ máy thái thú, Phiên Hâm vẫn múa theo thói quen sinh hoạt của người Việt. “Việt sử thông giám cương mục” lại nói đến một hiện tượng múa sinh hoạt thời Trần: Năm Nguyên Phong thứ hai (1252) Trần Thái Tông đãi yến quần thần... Mọi người trong tiệc ruợu đứng dậy dắt tay nhau mà hát. Điều ấy cho phép ta nghĩ rằng đó là một hình thức hát múa tập thể thời Trần. Nhưng đến thời hậu Lê, vấn đề múa tập thể bị xem xét theo cách khác. Theo “Đại Việt sử ký” có lần vua nhà Lê về đất Lam Kinh. Dân Thanh Hoá ra nghênh tiếp. Con trai con gái múa hát Lý liên để chào mừng. nữ dắt tay nhau hoặc chéo chân, chéo cổ nhau gọi là “cắm hoa”, “kết hoa”. Đài quan bẩm với Thái úy rằng lối hát ấy là thói dâm tục, không nên cho hát trước xa giá. Thái úy ra lệnh cấm hẳn. Nếu Lý liên bị cấm thì các hình thức hát múa tập thể tương tự của người Việt tránh sao khỏi số phận này. Lễ giáo phong kiến, với những quan niệm đạo đức như “nam nữ thụ thụ bất thân” “xuất tắc yểm diện” đã hạn chế các quan hệ nam nữ trong giao tiếp với xã hội và lẽ tất nhiên hạn chế rất nhiều những điệu múa tập thể nam nữ.

Cách mạng tháng Tám rồi cuộc kháng chiến chống Pháp đã phát huy vai trò phụ nữ trong công tác xã hội ở vùng tự do và chiến khu. Hình thành phong trào múa tập thể - một biểu hiện của đời sống mới.
Hồi kháng chiến, mặc dù bận trăm công nghìn việc, Bác Hồ cũng có lúc múa vui với cán bộ, chiến sĩ. Điều đó đã khích lệ cán bộ, bộ đội, dân công miền xuôi tham gia phong trào múa hát tập thể. Sự chan hoà vào sinh hoạt múa hát của cán bộ và nhân dân, những động tác múa hồn nhiên của Bác Hồ làm cho cán bộ lãnh đạo các cấp nhận thức rằng tác phong quần chúng của một cán bộ lãnh đạo có tác dụng lôi cuốn quần chúng vào những sinh hoạt văn hoá tập thể. Đến với dân, cùng múa hát với họ, tất nhiên cán bộ sẽ dễ gần gũi và nghe được tiếng nói của dân. Không phải ngẫu nhiên người phụ nữ Kinh miền xuôi (từ dân công, bộ đội đến cán bộ đoàn thể cứu quốc) tham gia múa hát tập thể. Họ cũng hiểu được rằng cách mạng và Bác Hồ đã giải phóng phụ nữ khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến; họ được bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội, các sinh hoạt văn hoá của cộng đồng. Một sự kiện văn hoá tư tưởng đánh dấu sự đổi mới cách nhìn về nghệ thuật múa là trong Đại hội Mặt trận Liên Việt toàn quốc năm 1951, Bác Hồ dẫn đầu điệu múa “Kết đoàn”. Đại biểu các Đảng, các tôn giáo, các đoàn thể cứu quốc, các khách quý... vịn vai nhau bước theo chân Bác Hồ. Như vậy, múa tập thể đã trở thành biểu tượng của tinh thần toàn dân đoàn kết kháng chiến.

Tháng Hữu Nghị Việt Trung Xô (1953) là cao trào của múa tập thể. Ở một cuộc liên hoan trong tháng ấy, Bác Hồ đã nhảy múa với cán bộ và chiến sĩ. Sự tham gia sinh hoạt nghệ thuật này của vị lãnh tụ kính yêu là một hình thức đả phá những quan niệm phong kiến như “xướng ca vô loài”, “vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” (mọi tầng lớp đều thấp hèn, chỉ có người đọc sách là cao quý). Điệu múa “Đoàn kết” trong đại hội Mặt trận Liên Việt cho thấy những người tham gia đều là người đáng quý, những trí thức cách mạng cũng coi trọng sinh hoạt múa ấy.

Múa tập thể - một nét sinh hoạt văn hoá của Hồ Chủ tịch – đã cho các cán bộ quản lý văn hoá bài học bổ ích về tác dụng của lãnh đạo đối với phong trào văn hoá quần chúng. Loại múa này giáo dục tinh thần tập thể trong sinh hoạt văn hoá của cộng đồng, tinh thần dân chủ bình đẳng cho những ai tham gia cuộc vui (bất luận họ giữ địa vị gì trong xã hội) và tinh thần tự do sáng tạo cái đẹp (phù hợp với yêu cầu của điệu múa) để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của mình. Chính những phẩm chất tư tưởng và đạo đức ấy làm cho điệu múa tập thể trở thành món ăn tinh thần của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp. Bác Hồ đã sử dụng nó như một vũ khí trong cuộc đấu tranh phản phong. Đối với người Việt, trong việc phục hồi và phát triển múa tập thể, không thể không nói đến ảnh hưởng to lớn của tư tưởng và tác phong lãnh đạo của Bác Hồ.
                                    L.T.L

(nguồn: TCSH số 219 - 05 - 2007)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LÊ QUANG THÁI

    Lễ cầu mưa hoặc cầu tạnh đều được gọi chung là lễ đảo vũ. Trong lịch sử có những năm hết cảnh nắng hạn đến mưa sa kéo dài.

  • TÔN THẤT BÌNH

    Trong các loại dân ca nghi lễ ở Huế (hò đưa linh, hát bả trạo, hát sắc bùa v.v...) hát hầu văn chiếm một vị trí riêng trong đời sống tâm linh của những người theo Thiên Tiên Thánh Giáo.

  • TRẦN LÂM BIỀN

    Một thực tế không thể phủ nhận là: Trong quá khứ và cả hiện tại việc thờ Mẫu trên đất Việt đã có một địa bàn khá rộng lớn.

  • LÊ AN PHƯƠNG

    Ngay từ thời sơ khai, con người ý thức về sự tồn tại vật chất - bản - thân - mình: có hai con người - linh hồn và thể xác. Con người thể xác có thể chết, nhưng con người linh hồn sẽ sống mãi!

     

  • PHAN NỮ  

    Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi nằm cách đất liền 15 hải lý, về phía Đông Bắc, gồm 1 đảo lớn (Cù Lao Ré), 1 đảo bé (Cù Lao Bờ Bãi), và hòn Mù Cu, vốn là bãi đá nhô cao nằm ở phía Đông đảo lớn. Huyện Lý Sơn hiện có 3 xã là An Hải, An Vĩnh và An Bình với tổng diện tích tự nhiên là 9,97 km2, dân số 18.924 người (năm 2015).

  • NGUYỄN VĂN UÔNG   

    Đổ xăm hường là thú chơi tao nhã xuất phát từ nội cung triều Nguyễn. Trò chơi này lan truyền dần ra các gia đình quan lại, quí tộc và người khá giả chốn kinh kỳ.

  • HOÀNG HUYỀN THANH - LÊ CHÍ QUỐC MINH

    Lễ hội truyền thống là hình thức sinh hoạt cộng đồng xuất hiện và gắn liền với quá trình phát triển của cộng đồng người, là một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống tổng hợp, vừa độc đáo vừa phong phú.

  • Làng Đông Hồ (xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) vốn nổi danh với nghề làm tranh dân gian, nhưng nay do nhu cầu đời sống mà hầu hết người dân chuyển sang làm vàng mã.

  • Rẽ thân rơm rạ, vờn trên mặt cỏ rồi lấy đà phóng mình vút lên… Những con diều từng phút, từng giây thay đổi, đan cải, biến ảo với muôn hình hài và sắc màu, rồi chậm rãi rót xuống mặt đất thanh âm trầm bổng. Ấy là thức quà của đồng nội, cũng là hào quang ước mơ của đời nông dân chân lấm, tay bùn.

  • Trong những ngày tháng ba này, hàng triệu con dân nước Việt không kể gần xa lại cùng nhau hướng về đất Phong Châu - Phú Thọ, thành kính, tưởng nhớ, tri ân tiên tổ.

  • Dù chưa tới ngày chính lễ (6-4) nhưng lượng du khách đổ về Lễ hội Đền Hùng 2017 tăng đột biến. Trước tình trạng này, BTC Lễ hội Đền Hùng đã đưa ra các khuyến cáo dành cho du khách về tham dự lễ hội năm 2017.

  • Ngày 3/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại sân khấu hồ Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì, Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2017 đã tổ chức Hội Sách đất Tổ năm 2017.

  • Nằm trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng 2017, tối 1/4 (tức 5/3 âm lịch), Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì năm 2017 do Ủy ban Nhân dân thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) tổ chức đã diễn ra tưng bừng tại quảng trường công viên Văn Lang và các tuyến đường của thành phố.

  • Năm nay, Lễ hội diễn ra trong 6 ngày (từ 1-6/4/2017 tức từ ngày 5-10/3 năm Đinh Dậu) với phần Lễ có nghi thức trang trọng, gồm Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân (bắt đầu từ 6h30 ngày 6/3 âm lịch) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ sẽ diễn ra buổi sáng cùng ngày.

  • Năm Đinh Dậu - 2017, giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng diễn ra trong 06 ngày, từ ngày 01 - 06/4/2017 (tức từ ngày 05 - 10/3 âm lịch) do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì và có sự tham gia góp giỗ của 4 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Thái Bình, Bình Phước và Bến Tre. Các hoạt động đều có quy mô lớn hơn, nội dung phong phú, đa dạng và có nhiều nét mới.

  • Ngày 21/3, tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã diễn ra Lễ hội Thành Bản Phủ năm 2017 gắn với Ngày hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc huyện Điện Biên lần thứ VI.

  • Lễ hội được tổ chức từ xa xưa tới nay, không chỉ là pho sử ngàn đời được mở ra mỗi năm một lần để trao truyền cho các thế hệ, cố kết cộng đồng... mà còn là dịp bán sản phẩm nhà nông, trao đổi sản vật địa phương... Nhiều tiềm năng, giá trị của lễ hội đã được chú ý khai thác, đặc biệt là gắn lễ hội với phát triển du lịch, nhưng hiệu quả chưa cao.