HOÀNG HƯƠNG TRANG
Cũng lạ cho cái xứ Huế của tôi, cái chi cũng khác hơn thiên hạ. Nắng thì nắng cháy da phỏng trán, mưa thì mưa thúi đất thúi đai, dầm dề không dứt. Vài ba năm lại một trận lụt, trận bão to đùng.
Huế xưa – Ảnh: Nguyễn Khoa Lợi
Đường phố Gia Hội, nơi tôi ở, trở thành sông, đò chèo từ Bãi Dâu lên tới đường Trung Bộ (nay là Tô Hiến Thành). Nghe tới bão năm Thìn là ai cũng kinh hãi. Mùa lụt, người lớn lo đến sốt vó, không buôn bán làm ăn gì được, nhưng tụi con nít thì rất khoái lụt, rủ nhau đi lội chơi suốt buổi (vì lụt to được nghỉ học) lội lụt cho đã, đói bụng, về ăn cơm mắm cà, ăn vét đến thủng nồi.
Về giọng nói cũng rứa, có lẽ bản đồ nước ta chia ba khúc có âm vực rõ ràng, âm hưởng khác nhau hẳn. Từ Thanh Hóa trở ra nói theo giọng Bắc; từ Nghệ An trở vào đến Thừa Thiên nói theo giọng Trung; chỉ qua đèo Hải Vân là giọng nói đã mang âm hưởng gần gần giọng Nam. Bởi vậy, người Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nha Trang… vào sống ở Sài Gòn chỉ vài ba năm là họ có thể nói rặt giọng Nam Bộ; còn người Huế, Quảng Bình, Quảng Trị… có nhiều người ở miền Nam hoặc miền Bắc vài chục năm vẫn không đổi giọng được, phải đợi con cháu, các thế hệ sau mới thực sự đổi giọng Nam hoặc Bắc.
Về ẩm thực, người miền Bắc chỉ ăn mắm tôm, không bao giờ ăn mắm ruốc. Nhưng người Huế thì dù đi đến đâu cũng phải tìm mua cho được mắm ruốc Huế chứ không hề ăn mắm tôm. Người miền Nam không thích ăn cả hai thứ mắm tôm và mắm ruốc, thức ăn miền Nam thường chỉ nêm nếm nước mắm, muối, bột ngọt, đường… Dân Huế đi đâu cũng nổi tiếng ăn ớt rất cay ít ai theo kịp. Bởi rứa, hồi thời Ngô Đình Diệm bắt người Hoa phải vào quốc tịch Việt Nam mới cho làm nhiều ngành nghề như người Việt. Nếu cứ giữ quốc tịch Hoa thì bị cấm 17 ngành nghề. Từ đó có “Người Việt gốc Hoa”, nhiều người hài hước thêm vào “Người Việt gốc rau muống” (để chỉ người Bắc), “Người Việt gốc giá sống” (là người Nam) còn người Huế là “Người Việt gốc ớt”.
Về các món chè thì người Huế rất phong phú, bất cứ thứ gì cũng nấu thành chè, từ hột kê, gạo nếp, đậu cho đến củ khoai tía (trong Nam gọi là khoai mỡ chỉ nấu canh) củ khoai từ, khoai mài, khoai lang, bột sắn… Những hàng chè ở Huế có khoảng 20 thứ chè, ngoài hột sen, đậu ngự, bột lọc bọc thịt quay là những món chè cao cấp, còn có đủ loại chè khác. Trong Nam hay ngoài Bắc chỉ có độ 5, 7 món chè: Đậu đỏ bánh lọt, chè xôi nước, đậu xanh, sâm bổ lượng - là chè của người Tàu - miền Bắc nổi tiếng nhất có chè đường xôi vò, chè kho, chè thạch…
Đi ăn cỗ ở Huế theo truyền thống phải đúng là “mâm cao cỗ đầy”. Mâm là mâm đồng chạm có 3 chân cao (ở thôn quê, mâm gỗ cũng có 3 chân). Thức ăn phải hàng trăm dĩa nhỏ xếp chồng chất lên 3 lớp đầy vun, thật đúng nghĩa mâm cao cỗ đầy. Thời nay, vì đa số dùng bàn ăn chứ ít dùng sập gụ, phản gỗ, nên mâm cao cỗ đầy cũng không còn nhiều nữa, họa hoằn mới còn một đôi nhà còn giữ nếp xưa.
Phụ nữ Huế nổi tiếng về làm mứt, bánh. Ngày Tết nhà nào cũng có vài chục thứ mứt bánh. Nhà đông con gái thì càng “làm khéo” để khoe tài Công Dung Ngôn Hạnh. Học trò trường Đồng Khánh xưa, chỉ thuần nữ sinh, nên ngoài những môn học bình thường còn được học may vá thêu thùa, học nấu ăn và cả môn dưỡng nhi. Ai đã học qua chừng 4 năm ở trường Đồng Khánh là có thể tự đan áo len, tự cắt may quần áo và thêu thùa, biết nấu rất nhiều món, kể cả các món bánh kẹo, bánh ta và bánh Tây.
Về ngôn ngữ người Huế có nhiều cách nói thật lạ, nếu không là dân Huế lâu năm, không sống cả nơi thôn quê và thành thị thì không thể hiểu được. Ví dụ: “Ăn một chắc, làm một mình”, “chắc” ở đây là chỉ Một người. Nhưng “Hai cấy dôn đập chắc” (nghĩa là 2 vợ chồng đánh nhau), “chắc” ở đây lại là Hai người. Hoặc “Ăn xong nhớ để đèn cho tui với hí” thì “để đèn” không phải là thắp cây đèn để đó, mà “để đèn” là để phần.
Về chuyện này đã có một kinh nghiệm đắt giá của một anh chàng “tứ xứ” về cưới một cô gái nông thôn Huế. Cô vợ bận ra đồng, bảo chồng: “Anh ăn xong nhớ để đèn cho em hí”. Ở nhà anh chồng ăn cơm xong, liền thắp một ngọn đèn để ở bếp, chẳng may con mèo đuổi chuột làm đổ đèn cháy rụi cả gian bếp, từ đó anh chồng mới hiểu “ngôn ngữ” của vợ. Nhiều chữ nếu không hiểu cứ ngớ ra tưởng người nước ngoài nói như “Đi lên côi tê, đi xuống dưới nớ”.
Độc đáo nhất là hai chữ “Ấy và Mình”, nó độc đáo vì không nơi nào nói như rứa, mà ở Huế cũng không phải ai cũng nói như rứa. “Ấy và Mình” chỉ dành riêng cho một lớp người Huế mà thôi. Lớp già cả, lớp quý tộc không ai nói “Ấy và Mình”. Đàn ông con trai cũng không ai nói “Ấy và Mình”. Thời tiểu học, bạn bè gọi nhau là “Mi Tau” kể cả trai và gái. Miền Bắc học trò thường gọi nhau là “Tớ, cậu, đằng ý”, ở miền Nam, học trò gọi nhau là “Mày Tao”, gần đây, học trò thường gọi nhau là Bạn hoặc gọi tên.
Thời tiểu học ở Huế thường gọi “Mi Tau”, lên trung học, đại học, chỉ riêng các nữ sinh mới gọi nhau “Ấy và Mình”, nam sinh vẫn gọi nhau là “Mi Tau” có khi là “ông và tui”. Một số bạn gái gọi nhau bằng tên, nhưng đa số và rất độc đáo vẫn gọi “Ấy và Mình” cho tới lớn khôn, đi làm rồi, có gia đình rồi, gặp lại nhau vẫn gọi “Ấy và Mình”, nghe rất lạ.
“Ấy và Mình” vừa thân mật, vừa lịch sự, không suồng sã, vừa êm tai, nghe thật ngọt ngào, dễ thương chi lạ! Chỉ có con gái Huế mới xưng hô với nhau “Ấy và Mình”, cả nước không nơi nào xưng hô như vậy. Rất riêng của Huế.
Lúc còn ở Huế, cứ coi mọi chuyện là thường, không quan tâm gì mấy. Xa Huế rồi mới thấy nhớ da diết, nhớ tất cả những gì có liên quan tới Huế, nhớ nắng, nhớ mưa, nhớ giọng nói, nhớ món ăn, nhớ bạn bè và nhớ nhất bạn bè vẫn gọi nhau “Ấy và Mình” một cách xưng hô thật dễ thương.
H.H.T
(SDB10/09-13)
VŨ SỰ
Ngày xưa, chuyện “chồng già vợ trẻ” cũng là chuyện thường tình. Xứ Huế đầu thế kỷ 20, cũng có những chuyện thường tình như thế. Nhưng trong những chuyện thường tình ấy, cũng có vài chuyện “không thường tình”, ngẫm lại cũng vui.
TÔ HỮU QUỴ
Nhìn những bọt nước lớn nhỏ bám vào nhau lững thững trôi theo vệ đường, tôi nhớ có ai đã nói với tôi mỗi khi trời mưa, bọt nước không vỡ nhanh mà cứ bồng bềnh trên mặt như thế là cơn mưa sẽ kéo dài thật lâu.
TRẦN ĐỨC CƯỜNG(*)
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi. Đất nước thu về một mối.
VÕ THỊ XUÂN HÀ
Đêm qua có một chàng trai nhắn cho tôi: “Có khi em không phải người phàm thật em ạ”.
(Xin phép anh cho tôi nói ra điều này vì độc giả yêu quý).
HÀ LÂM KỲ
Tháng 5 năm 1996, nhân gặp nhà thơ Tố Hữu ở Hội Nhà văn, tôi rụt rè nói với ông rằng có cuốn băng về câu chuyện giữa nhà thơ và Bác Hồ. Ông vui vẻ nhận lời nghe lại.
BÙI KIM CHI
Chút hương chiều bảng lảng. Xôn xao lá me gọi hồn con gái. Mây vội vàng đuổi nắng. Bàng bạc sắc lam pha hồng. Trời nhẹ tênh đưa mây xuống thấp.
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Sáng nay bầu trời âm u màu xám xịt như muốn sụp đổ với những cơn mưa liên tục xối xả, báo hiệu con nước sắp vượt bờ sông Hương.
NGUYỄN BÙI VỢI
MAI VĂN HOAN
Bình Trị Thiên trước đây và Thừa Thiên Huế bây giờ vốn nổi tiếng là nơi có nhiều học sinh giỏi. Các lớp chuyên tỉnh đã được thành lập hơn 12 năm nay.
LTS: Sáng ngày 8/11/2018, tại Huế đã diễn ra Hội thảo “Đồng chí Nguyễn Chí Diểu với Cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế” do Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức.
YẾN LAN
Hồi ký
Sau một chuyến đi dài vào mảnh đất tận miền Tây Tổ Quốc, tôi trở về quê, lòng chưa ráo nỗi nhớ đường, nhớ sá, thì trời đã chớm sang thu.
TRẦN QUANG MIỄN
Có lẽ, cho đến bây giờ bạn bè, người quen biết vẫn thường gọi tôi:
- Ê Thành Cát Tư Hãn!
Vai diễn đó đã thực sự tạo sự khác biệt giữa tôi và bạn bè cùng trang lứa lớp Đệ Tam ban C trường Quốc Học.
TRỌNG NGUYỄN
Nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha kể: “Tết năm 1966, một bà cụ từ bên Lại Bằng (huyện Hương Trà) lặn lội qua Phong Sơn (huyện Phong Điền) thuộc vùng giải phóng để xem chiếu bóng.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
(Trích đoạn tuồng lịch sử)
LTS: Từ thành công của Cách mạng Tháng Tám đến thành công của “Tuần Lễ Vàng” năm 1945, lịch sử Việt Nam đã chứng minh rõ về sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cách mạng và khối đại đoàn kết dân tộc trong thực tiễn. Những dấu mốc ấy đã để lại bài học lớn lao đầy ý nghĩa về xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.
NGUYỄN THÁI SƠN
Trong suốt quá trình lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm, xem báo chí như một thứ vũ khí tư tưởng sắc bén, là tiếng nói của Đảng và Nhà nước và cũng là diễn đàn xã hội rộng lớn của nhân dân.
Kỷ Niệm Ngày Thương Binh Liệt Sỹ 27/7
BÙI XUÂN HÒA
Ghi chép
ĐẶNG NHẬT MINH
Anh Trần Đăng Nghi trên tôi 7 tuổi, thuộc thế hệ các dì các cậu tôi ở Huế. Tôi biết anh qua dì tôi, bác sĩ Nguyễn Ngọc Toản và ông anh họ tôi là kỹ sư Lê Đình Cát, những người bạn chí thân của anh từ thuở cắp sách đi học ở Huế cho đến khi đã về già.
TÔ NHUẬN VỸ
Có những nội dung, định hướng trên tạp chí bây giờ đã bình thường, nhưng vào thời gian cách nay hai ba chục năm là quá chừng rối rắm, phức tạp. Như Hòa hợp trong văn chương, văn hóa.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nhận thư Tòa soạn “Sông Hương” nhắc viết bài cho số kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên, lời đáp là một “tự vấn”: Không biết viết cái chi đây?