Âm nhạc dân tộc Việt Nam trong đời sống hiện đại

10:30 01/07/2009
NGUYỄN VIỆT ĐỨC1.Về bản sắc văn hoá dân tộc.Mỗi dân tộc đều có một tiếng nói riêng, một cốt cách riêng được phản ánh thông qua những giá trị tinh thần và vật chất cụ thể, đó là bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc đó.

(Ảnh: nguoivienxu.vietnamnet.vn)

Chúng ta đều biết, không ai có thể phủ nhận được giá trị lịch sử, giá trị nhân văn của nền âm nhạc dân tộc, bởi vì không có nó, dân tộc sẽ không thể vượt qua khỏi đêm trường nghìn năm Bắc thuộc, không thể vượt qua những khúc quanh cam go, khắc nghiệt của chiến tranh nối tiếp chiến tranh và lịch sử dựng nước và giữ nước của dòng dõi Lạc Hồng. Đó là các làn điệu hát ru, hát đồng dao, hát giao duyên, hát mừng nhà mới, mừng được mùa... của 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S (Việt Nam). Đó là các giá trị quí hiếm của sân khấu Tuồng, Chèo, Cải Lương, Ca Huế, các lối hát Cửa đình, Hầu văn, Quan họ, các điệu Hò - Vè - Ví - Lý đặc sắc của mỗi vùng đất, đã tạo nên vẻ đẹp lấp lánh, hun đúc nên hồn thiêng dân tộc. Đó chính là ý chí Việt Nam, tâm hồn Việt Nam qua mọi thời đại, qua mọi thăng trầm mà vẫn giữ được cốt cách của chính dân tộc mình.

Nói như vậy để thấy rằng: Trong xu thế toàn cầu hoá, hoà nhập và mở cửa hiện nay, một mặt chúng ta có điều kiện giới thiệu bản sắc văn hoá nghệ thuật Việt Nam với bạn bè thế giới, mặt khác, nhiều trào lưu tư tưởng nghệ thuật, nhiều dòng âm nhạc tràn vào nước ta bằng nhiều hình thức, dưới mọi góc độ, và nhìn chung, chất lượng audio - vidio đều tốt hơn chúng ta, giá thành lại hạ. Đây chính là một thách thức với âm nhạc dân tộc và những người làm công tác âm nhạc tâm huyết với di sản nghệ thuật của cha ông.

Vậy phải làm thế nào để gìn giữ vẻ đẹp của âm nhạc dân tộc trường tồn với thời gian, đồng thời, vẫn tiếp thu được những tinh hoa của âm nhạc thế giới để làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. Tất cả đều phải xem xét trên góc độ hiện thực của đời sống hiện tại một cách chi tiết, cụ thể, ngõ hầu mới mong tìm được một lối đi khả dĩ để dư luận và công chúng chấp nhận được.

2. Về đối tượng thưởng thức.

Phải nói rằng, đa số thanh thiếu niên - lực lượng thưởng thức đông đảo của xã hội lại ít mặn mà với âm nhạc dân tộc, ngược lại, họ rất sành các bài hát tiếng Anh của trong các trào lưu âm nhạc Rock - Jaz - Pop đang thịnh hành hiện nay. Điều này cũng dễ hiểu, vì trong đời sống hiện đại, các giá trị truyền thống của "Văn hoá Làng" ngày một rơi rụng theo sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ. Như vậy, nếu nhìn nhận một cách phiến diện, người ta dễ lầm tưởng giá trị của đời sống hiện đại, tỷ lệ nghịch với các chuẩn mực văn hoá, đạo đức truyền thống dân tộc. Bởi vì rất hiếm khi bắt gặp cảnh Mẹ hát ru con, Bà hát ru cháu, lại càng khó tìm hơn những trò chơi diễn xướng dân gian, mà ở đó, thanh niên nam nữ tìm hiểu nhau qua các làn điệu dân ca trữ tình, thâm thuý của cha ông để nên duyên chồng vợ... Thậm chí, các thiếu phụ ngày nay không biết hát ru (có người còn ru con bằng cassette), và như vậy, chính họ đã đánh mất đi phần tâm hồn thiêng liêng nhất trong thiên chức làm mẹ của mình.

Có phải vì âm nhạc dân tộc không hay, không hợp "gu" thời đại, không phù hợp với tâm sinh lý tuổi trẻ, khó phổ cập trong đời sống hiện đại? Hay vì thiếu một chính sách, một phương pháp khả thi?

Là những người làm công tác âm nhạc, chúng ta có quyền tự hào về vốn liếng âm nhạc dân tộc mà cha ông chúng ta để lại. Vì ở đó có đầy đủ các chuẩn mực nghệ thuật làm cho người nghe rung động, đầy đủ các thể loại cho từng lứa tuổi cảm nhận, có tiếng nói riêng, đặc trưng riêng của ngôn ngữ âm nhạc dân tộc Việt Nam đối với thế giới. Và các dân tộc khác sẽ hiểu Việt Nam một phần qua âm nhạc dân tộc đầy bản sắc của chúng ta. Như vậy, âm nhạc là tiếng nói thiêng liêng của giống nòi Lạc Việt, là sự sinh tồn, hưng thịnh của ngày mai. Vậy mà sao thế hệ trẻ hôm nay lại ít thích, thậm chí có người còn không biết. Đây thực sự là hồi chuông cảnh báo cho tương lai của nền âm nhạc dân tộc chúng ta. Sở dĩ có thực trạng như vậy là vì sao?

- Thứ nhất: Chúng ta chưa nhất quán và triệt để trong các giáo trình và phương pháp giảng dạy âm nhạc ở các trường phổ thông, các trường đạo tạo chuyên nghiệp; Số giờ cho âm nhạc truyền thống còn ít, số lượng bài bản âm nhạc dân tộc còn khập khiễng, chưa phù hợp.

- Thứ hai: Trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo viết... chúng ta truyền phát, đăng tải các bài hát mới, các ca khúc tiếng Anh yêu thích (điều này rất cần), nhưng lại thiếu chương trình dạy các bài bản dân ca hay và đặc sắc của Việt Nam, thiếu các chương trình truyền thông, diễn giải về vẻ đẹp của âm nhạc truyền thống trên các phương diện như cấu trúc hình thức, ca từ, hoà thanh, hoà tấu dàn nhạc, và các phương thức diễn trình ca nhạc dân gian...

- Thứ ba: Chúng ta chưa thường xuyên khuyến khích các hoạt động văn hoá ở làng, cùng các lễ hội, diễn xướng dân gian, là những nét đặc trưng văn hoá cội nguồn, mà nhờ đó, dân tộc chúng ta mới tồn tại và phát triển.

3.Về đối tượng gìn giữ - bảo tồn.

Có thể nói từ đề cương văn hoá văn nghệ năm 1943, Đảng ta đã rất chú trọng đến vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt là từ khi đất nước mở cửa trong chính sách đổi mới, các giá trị văn hoá dân tộc đặc biệt được chú trọng dưới góc độ xã hội hoá, trong đó có âm nhạc.

- Trên phạm vi rộng, âm nhạc dân tộc vẫn được lưu giữ và phát triển trong dân gian bằng các phương pháp truyền khẩu, truyền ngón, truyền nghề bởi các nghệ nhân.

- Trên phạm vi hẹp, âm nhạc dân tộc được bảo tồn do các nghệ sỹ, diễn viên chuyên nghiệp ở các đoàn ca múa nhạc dân tộc, các viện nghiên cứu, các khoa âm nhạc truyền thống ở các Nhạc viện...

Tuy nhiên, công việc gìn giữ, bảo tồn âm nhạc dân tộc trong cơ chế thị trường hiện nay là cực kỳ khó khăn, đặc biệt trên nhiều phương diện như trình độ chuyên môn, sự tâm huyết, gắn bó với âm nhạc truyền thống và cuối cùng là vấn đề kinh phí! Mặt khác, âm nhạc dân tộc chúng ta luôn luôn có tính dị bản, do lưu truyền bằng phương thức truyền khẩu, truyền ngón, truyền nghề; bài bản, làn điệu lại mang tính khuyết danh, do hình thức sáng tạo dân gian tạo nên, không có tác giả, tác phẩm cụ thể. Mặt khác, lối ký tự âm nhạc dân tộc đến nay vẫn chưa thống nhất và định hình (ghi theo chữ nhạc Hò - Xự - Xang - Xê - Cống; hoặc ghi note theo kiểu phương tây). Hơn nữa, chúng ta chưa khai thác hết khả năng của các nghệ nhân về các bài nhạc, bản đàn dân tộc, tuổi tác của các nghệ nhân nay đều đã quá cao. Cái "kho tư liệu sống" đó, nếu chúng ta không khai thác nhanh, khai thác khéo, sẽ là một thiệt thòi lớn cho nền âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Một thực trạng khác cũng không lấy gì làm phấn khởi, đó là các đoàn ca múa nhạc truyền thống, cũng như sân khấu Tuồng - Chèo - Cải Lương - Ca kịch hàng năm vẫn phải sống theo kinh phí bao cấp của các hội thi, hội diễn, còn doanh thu thì có mấy người xem? Trong khi đó, để tìm được một kịch bản hay, tìm được một diễn viên giỏi đâu có dễ dàng gì!.

4. Về đối tượng kế thừa - sáng tạo.

Đây chính là công việc của các nhạc sỹ sáng tác - lý luận và đào tạo, công bằng mà nói, trong những năm qua đã có nhiều nhạc sỹ thực sự tâm huyết, trăn trở với âm nhạc dân tộc. Trên lĩnh vực nghiên cứu âm nhạc dân gian phải kể đến các nhạc sỹ: Tô Vũ, Lê Yên, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Thụy Loan, Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Nhung, Dương Viết Á... Trên lĩnh vực sáng tác dựa trên cơ sở khai thác chất liệu dân ca, dân vũ phải kể đến các nhạc sỹ: Nguyễn Cường, Ngô Quốc Tính, Đặng Hữu Phúc, An Thuyên, Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Tạo... Trên lĩnh vực đào tạo nhiều giáo sư - nhạc sỹ đã đóng góp công sức, tài năng, tâm huyết cho tiếng nói của âm nhạc dân tộc lắng đọng trong lớp lớp các thế hệ sinh viên. Và như tất cả chúng ta đều biết, mọi sự tồn tại đều có qui luật vận động riêng và đặc thù của nó. Đối với âm nhạc, một loại hình nghệ thuật trừu tượng nhưng hết sức cụ thể, nó luôn luôn gợi mở trí tưởng tượng phong phú của con người, vì bản chất của nghệ thuật âm nhạc là khi âm thanh vang lên đúng với cảm xúc và tâm thức dân tộc, phù hợp với tần số rung động (nhận thức cảm tình) của từng người, thì "cái hay" của âm nhạc đi thẳng vào trái tim con người mà không cần qua khâu trung gian xúc tác (tính đặc thù của âm nhạc), lúc này, đối tượng thưởng thức như đắm mình trong khoái cảm của nghệ thuật âm nhạc.

Chính vì vậy, thiên chức của những người kế thừa và sáng tạo âm nhạc dân tộc là hết sức nặng nề, vì không làm tốt với tinh thần dân tộc cao cả thì vốn liếng âm nhạc của cha ông sẽ mai một dần theo thời gian.

Trên thực tế cũng còn khá nhiều chuyện đáng buồn, chẳng hạn như dùng nhạc cho phim truyện, phim truyền hình của chúng ta. Trớ trêu thay! Cảnh trong phim rõ ràng là cảnh làng quê Việt Nam, nhân vật trong phim là người Việt một trăm phần trăm, vậy mà âm nhạc vang lên lại không thấy âm nhạc dân tộc Việt Nam đâu cả, cứ tây tây thế nào ấy, nghe không thủng!.

Hoặc một số nhạc sỹ sáng tác, một số nhà xuất bản băng đĩa nhạc chạy theo thị hiếu thời thượng, sản xuất nhiều bài hát nghe đến "chóng mặt", một bài cũng vậy, mười bài cũng thế, cứ na ná một "môđen", không thấy sự diệu kỳ của âm nhạc đâu cả, không có hình tượng và cái thần thái của tác phẩm âm nhạc.Và điều quan trọng là dường như họ đã quên đi rằng, mình đang đứng trên nền văn hoá âm nhạc nào?

5. Về đối tượng quản lý văn hoá.

Đây là một hoạt động mang nặng tính chất hành chính nhà nước, và theo chúng tôi đây là yếu tố cực kỳ quan trọng cho việc giữ gìn, phát huy vốn liếng âm nhạc dân tộc trong đời sống hiện đại. Muốn vậy, những người làm công tác này, ngoài hiểu biết chuyên môn cao còn phải nhanh nhậy trong tổ chức điều hành, có những kiến nghị, giải pháp kịp thời, chính xác với các cấp lãnh đạo trong việc bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc ở nhiều cấp độ khác nhau. Mặt khác, quản lý văn hoá còn là chiếc cầu nối trong việc đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục âm nhạc, một nhu cầu cấp bách trước thềm thế kỷ 21.

Trong những năm gần đây, nhà nước ta rất chú trọng việc chấn hưng nền văn hoá dân tộc, trong đó có nghệ thuật âm nhạc mà biểu hiện rõ nhất là các liên hoan hát ru toàn quốc, hội thi hát dân ca khu vực, hội diễn kịch hát dân tộc, hội thi hát đồng dao, liên hoan ca nhạc "Búp sen hồng"...

Chính vì vậy, nhiệm vụ quản lý văn hoá là phải làm cho dòng chảy âm nhạc dân tộc đi đúng hướng theo tinh thần nghị quyết của Đảng về văn hoá văn nghệ trong thời kỳ đổi mới. Đó không những là chức năng, nhiệm vụ của những người làm công tác quản lý văn hoá mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, là ý thức của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc Việt Nam trong đời sống hiện đại.

Huế, tháng 11 năm 2003
N.V.Đ
(179-180/01&02-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VĂN CAO

    Sau triển lãm Duy nhất 1944 (Salon Unique), tôi về một căn gác hẹp đầu phố  Nguyễn Thượng Hiền.

  • TRƯƠNG QUANG LỤC  

    Lần đầu tiên tôi quen biết nhạc sĩ Tôn Thất Lập là tại thành phố Hồ Chí Minh sau ngày thống nhất đất nước. 

  • DƯƠNG BÍCH HÀ

    Miền núi phía Tây Bắc huyện Minh Hóa ở Quảng Bình có nhiều nhóm tộc người cùng sinh sống như nhóm người Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, A Rem (gọi chung là tộc người Chứt), và tộc người Nguồn (trước kia gọi là người bản địa Kẻ Sạt, Kẻ Xét, Kẻ Trem, Kẻ Pôộc bộ Việt Thường, nước Văn Lang).

  • TRÀ AN    

    Người ta gọi Trịnh Công Sơn là Sứ giả tình yêu, Kẻ du ca về phận người, hay Người tình mọi thế hệ… nhưng có lẽ với tên gọi mà nhạc sĩ Văn Cao đặc biệt yêu mến dành tặng ông: “Con người thi ca” thì chức danh ấy phù hợp hơn cả.

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG  

    I. Vài nét về dân ca Tà Ôi
    Trong hệ thống phân loại, dân ca Tà Ôi có đến 9 làn điệu gồm: Cà lơi, Ba bói, Cha chấp, Xiềng, Ân tói, Babởq, Ra rọi, Roin, Ru akay. Mỗi làn điệu đều có những quy định, cách thức thể hiện khác nhau.

  • Hoàng Nguyễn hiện là giảng viên thanh nhạc Trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế. Anh bước vào nghề hát từ năm 1968. Từ 1973 đến 1978 học thanh nhạc Nhạc Viện Hà Nội, sau đó chuyển về giảng dạy ở trường âm nhạc Huế. Năm 1981 đến 1985 học thanh nhạc tại Bungari. Với kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện, Hoàng Nguyễn đã góp phần quan trọng vào thành công buổi trình diễn thanh nhạc Thính phòng đầu tiên tại Hội văn nghệ Thừa Thiên - Huế.

  • NGUYÊN CÔNG HẢO  

    Sau Đại hội tháng 01 năm 2013, vừa ổn định xong công việc tôi được nhạc sĩ Nguyễn Trung, Chi hội trưởng Chi hội Âm nhạc của tỉnh Bắc Ninh mời đi dự chương trình Liên hoan âm nhạc các tỉnh, thành phố kết nghĩa tại thành phố Huế vào tháng 4 năm 2013.

  • NGUYỄN XUÂN HOA

    Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).

  • Thất lạc suốt 150 năm - và bị hiểu lầm là tác phẩm của em trai bà – một bản nhạc táo bạo và phức tạp của Fanny Mendelssohn mới đây đã nhận được sự chú ý xứng đáng dù muộn màng. Hậu duệ cách bà sáu thế hệ kể lại câu chuyện.

  • Theo thông tin mới nhận được từ phía Cục NTBD, ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã chính thức được cấp phép lưu hành và phổ biến rộng rãi trên toàn quốc.

  • Gần 1 tháng, sau khi Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) có công văn yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975, công chúng yêu nhạc vẫn chưa hết băn khoăn. Mới đây, việc tìm thấy bản gốc ca khúc “Con đường xưa em đi” lại càng khiến dư luận băn khoăn hơn: Mất bao lâu để nhà quản lý hoàn tất việc đối chiếu giữa bản gốc và dị bản của ca khúc? Sau sự việc này, việc xác minh dị bản ca khúc nói chung sẽ được thực hiện ra sao?

  • Bà Kha Thị Đàng - vợ cố nhạc sỹ Châu Kỳ đã bật mí về con đường mòn xuyên qua một cánh đồng lúa mà bà cho rằng chính con đường này đã tạo cảm hứng cho chồng bà và nhà thơ Hồ Đình Phương viết lên ca khúc “Con đường xưa em đi”.

  • Nói đến văn hóa Quảng Bình, không thể không nhắc đến hò khoan Lệ Thủy. Với lối hát dung dị, mộc mạc và gần gũi, làn điệu dân ca này là món ăn tinh thần bao đời nay của người dân nơi đây. Những ngày qua, hò khoan Lệ Thủy đã vang lên giữa Thủ đô, tạo điểm nhấn trong chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội”.

  • Vừa qua UNESCO đã chính thức ghi danh công nhận di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

  • Từng đứng trước nguy cơ mai một, nhưng giờ đây, những làn điệu Then không chỉ đã dần tìm lại được chỗ đứng của mình mà còn đang trên hành trình trở thành di sản văn hóa của nhân loại. Đó chính là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của các cấp, chính quyền và các nghệ nhân, những người tâm huyết với Then.

     

  • Erik Satie (1866-1925) được các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc ngợi ca vì đã có công mở đường tới chủ nghĩa tối giản trong âm nhạc cổ điển từ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

  • Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn giải thích việc gửi văn bản gửi Sở VH-TT TP HCM yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 bài hát đã cấp phép phổ biến để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.