PHẠM NGUYÊN TƯỜNG
A Lưới đồng bào mình
(Trường ca - trích)
dòng Bồ xanh ngậm sữa đại ngàn
ngàn thước nước trời khinh khoái
mặt nước Ưng Hoong huyền thoại
ẩm mục hồn nhiên
thăm thẳm hồn nhiên
sớm mai ai giong trời về xuôi
tiếng mang thức giấc vùng nước rộng
ầm ào gió rừng chò rừng sến
người hay cây rừng
A Doi chàng có còn bên núi thiêng
hay câm lặng trong lòng nước
miệt mài đục đẽo hoa văn
đục đẽo huyền thoại
nghìn triệu năm
từng nết khắc trên đá ngầm
lớp lang tầng trời
ẩn hiện thần linh
Giàng Koh vục sâu đáy nước
Giàng Koh xanh thẫm
soi bóng chàng gùi cõng đá thiêng
tiếng hắt hơi của chàng mạnh hơn ngàn trận gió
tống đuổi bọn gian tà
thông luồng nước xoáy
cho đò đầy lên ngược về xuôi
cho bản làng bình yên no ấm
như Giàng Âr Lau đem mùa màng về khắp xứ
Tầm Mò Doi
chàng là đá thiêng
thịt da đá tảng
“Ơi... cái lưng chàng to
Như hòn đá suối”
mát lạnh đầu nguồn Pa Kô
chàng là Partur Toơm
thân chàng uy nghi
giáo đâm không thủng
tên bắn không vào
rựa chặt không đứt
chàng là ngọn núi trời yêu nàng Kabíh Katang
đẻ ra ngàn ngọn núi
cho người Cơ Tu
chàng là Tơ Rứt mồ côi
chém diều hâu cứu nàng Kalang Batưng về làm vợ
bố nàng Kalang Batưng đòi nhiều hung
phải vít gãy cần rượu
phải bắt lợn một tay
phải leo gãy mười một bậc thang
nhưng chàng là Tơ Rứt mồ côi
mồ côi còn sợ gì
hiền lành mà dũng mãnh
cánh tay vạm vỡ của chàng
ôm hết nàng Kalang Batưng xanh mát
ôm giữ ngàn ngọn núi
cho người Cơ Tu
chàng là Achât bước ra từ hốc đa Kăh Trakooq
vạm vỡ như cây pơ rao
hào hoa như cây đang
giọng chàng - sấm vang chớp giật
giọng chàng - giông bão kéo đại hồng thủy về
sấm sét yên lặng cúi đầu
giông bão run rẩy quay mặt
một bước chân chàng bằng một sải tay người khác lội
chàng bước đi vùn vụt như con chim chideéh aleang
hai chân hai ngọn núi
núi tựa lưng trời
núi soi bóng nước
thần thoại núi sông
ngọn Pi Lo thâu nắng sáng về làng
Koài Tù Roaíh mang nước mát về làng
những ngọn linh thần nhân thần quần tụ
những San Lai, Kooh Seam Sai
soi mặt hồ A Co huyền ảo
hồn nhiên mà phóng túng
như những thân hình Tà Ôi
trong màn múa của nước và nắng sáng
tiếng cồng vang gọi dậy đất đai
tiếng sáo a reng thức giấc mùa màng
bất tận a riêu ping a riêu car a zàlễ hội
hồn nhiên mà phóng túng
những ba bói, cà lơi
ơi này con chim con cá ơi
nước chảy nhiều không được lội bơi
trời cao xa không đưa tay với...
hồn nhiên cha chấp
ơ...a chai ơi...
buổi sớm mai em lên rẫy
lấy lá môn em hứng nước trong
soi bóng em lấp lánh
ai ngờ hiện bóng anh
ơ... a em ơi...
đôi chân em đẹp như ngà voi
cái ngực em đẹp như mặt trăng
cái tóc em như dải mây dài trên núi
cái bụng anh thương em
cái đầu anh nhớ em
cha chấp trập trùng non
cha chấp lồng trăng núi
a em a chai he
hãy hát rộng trên ngã ba sông này
đón mừng mùa yêu nhau
mùa đi sim ngây ngất
hát cho thành vợ thành chồng
hát cho thành nhà thành cửa
hát cho quả bầu thần thoại
đầu nguồn A Sáp A Lin
vỡ ra đông đúc
đồng bào mình.
(TCSH339/05-2017)
TRẦN HOÀNG PHỐ
HẢI BẰNG
PHẠM TẤN HẦUKhúc hát nhỏ gởi thành phố của tôi
Võ Quê sinh năm 1948 tại An Truyền, Hương Phú, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Võ Quê làm thơ từ năm 16 tuổi và có thơ in trên các sách báo văn nghệ tiến bộ ở miền Nam từ năm 1968. Nguyên là trưởng ban báo chí Tổng hội sinh viên Huế, anh đã bị ngụy quyền bắt giam ở Côn Đảo năm 72 và năm 73 được thả, thoát ly lên chiến khu. Anh là một nhà thơ được quần chúng yêu mến trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh miền Nam.
TRẦN HOÀNG PHỐ Để tưởng nhớ nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long đã hy sinh
TRẦN VÀNG SAO
LÊ VĂN NGĂN
VĨNH NGUYÊNDòng sông cảm nhận
PHẠM NGUYÊN TƯỜNGCà phê với bạn thơ ở Sài gòn
FAN TUẤN ANHĐoản khúc số 56
LÂM THỊ MỸ DẠThiên thạch
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Kính tặng Hà Nội - Trái tim
THÁI NGỌC SANHà Nội của tôi
HỒNG NHUNhặt được ở sổ tay 1
PHẠM TẤN HẦU Để nhớ TNS“tiếng thét trong bóng đêm mới mẻ, chỉ cần hát và chỉ cần khóc” J.BRODSKY
NGUYỄN KHẮC THẠCHNgón trăng1
LTS: Tại nhà thờ họ Lê của làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, vào tháng 10 năm 1950 đã diễn ra Hội nghị Họp ban thành lập Hội Văn nghệ Thừa Thiên, đánh dấu sự ra đời sớm nhất của một hội văn nghệ địa phương trong cả nước. Kỷ niệm 60 năm sự kiện đầy thiêng liêng và ý nghĩa ấy, những ngày tháng Tám, Trại sáng tác Về Nguồn đã được Hội LH VHNT tổ chức ngay tại mảnh đất Mỹ Lợi.
LTS: Đào Tấn (1845-1907) nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc. Ông đã ở Huế nhiều năm, viết nhiều vở tuồng có giá trị trong văn học sử Việt Nam. Cảnh sắc thiên nhiên và con người Huế cũng là nguồn cảm hứng của thơ, từ của ông. Chúng tôi xin giới thiệu một số thơ, từ của Đào Tấn viết về miền đất sông Hương qua bản dịch của nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn.
LÊ VĨNH THÁIKhi chúng ta không là của nhau
LTS: Ngô Minh sinh ngày 10-9-1949 tại An Thủy, Quảng Bình. Bắt đầu in thơ từ năm 1975. Được giải thưởng thơ hay báo Nhân dân 1978…Ngô Minh đã từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam nhiều năm, vì thế thơ anh viết về nhiều đề tài cuộc sống, nhưng vẫn mang đầy hơi thở của một người lính: sâu đằm, bỏng cháy…