Ngô Công Tấn - Đặng Văn Sử - Triệu Nguyên Phong - Đức Sơn - Trường Thắng - Nguyên Quân
Ảnh: tư liệu
NGÔ CÔNG TẤN
Giấc biển
Bánh xe trâu trắng bờ cát mới
Bãi biển bận rộn xâm thực
Còn lại một gam màu cô đơn
Cong dấu chân sóng tìm bóng em về.
Bãi cát như anh xăm lên mình những
chữ thèm thuồng
Không còn gì ngoài cũ
Ru nhau hết trọn giấc ngày.
Hoang tàn ngày đi lạ hoắc bước chân về
Tiếng chân vỡ ra rỗng rang
Rơi theo ánh mắt của người lái xe trâu
Lang thang cuộc ngày trên bờ biển vắng.
Em và anh không trở mặt với biển
Dù nắng vắt kiệt ngày về
Lặng thinh trong sâu thẳm giấc biển
Chúng ta hát bài hoang ca.
ĐẶNG VĂN SỬ
Ký ức xương rồng
em khảm vào tôi
những vết gai trên lối đi
nghe nhưng nhức ở phía bàn chân;
bàn chân một thời qua độn
một thời nước mặn hà ăn
một thời không bao giờ mỏi
chỉ cần chờ được em sang.
em khảm vào tôi một thời gai góc
một thời rực rỡ màu yêu
hoa xương rồng kết tinh - thi vị
thương ngặt nghèo
thương những gian lao
qua mùa đông lạnh lùng áo tơi sờn cổ
hạ rát bỏng - cát nổ bắp rang.
tôi mang theo những gai góc đường làng
những vết thương không nằm nơi da thịt
rất ngọt ngào, rất đắng cay
rất đời thường trả trả vay vay
nếm mật nằm gai
chờ được về cho xương rồng chích lại
được đau thêm lần để thấy mình trẻ mãi.
ngày trở về những lối cũ mở rộng thêm ra
bốn bánh ô tô đi xuyên qua ngõ
bãi xương rồng khoanh vùng, thu nhỏ
cứ kiếm tìm, cứ mơ tưởng ngày thơ...
cứ chờ gai đâm đẫm bàn chân máu
giọt giọt thấm quê nồng hậu
bớt phần nhưng nhức... vết thương xưa.
TRIỆU NGUYÊN PHONG
Xanh trong màu nắng
Ta mơ làm ngọn sóng
Lướt qua nhau từng ngày
Vinh Xuân chiều gió lộng
Ánh hồng vuốt tóc mây
Ta như giọt nắng say
Em xanh trong mắt biếc
Nỗi lòng này ai biết
Từng giọt nhớ sủi tăm
Gập ghềnh những bước chân
Vấn vương ngày xưa cũ
Mây bay tìm bến đỗ
Ngược dốc tháng ngày dài
Tìm em giữa mưa bay
Giọt lăn dài trên lá
Mắt sương vùi trong đá
Vấp giọt nắng mùa tan
Con thuyền gió ngợp ngang
Cắt ngang qua đầm phá
Giọt mưa hồng trên má
Vỡ nụ cười Vinh Xuân
Tình thắp sáng biển đông
Giữa muôn trùng lồng lộng
Sóng đội lên màu nắng
Diệu kỳ một niềm tin.
ĐỨC SƠN
Biển quê
Dưới chân những hạt cát, lũ trẻ vờn con sóng
thả hồn gió lộng
tiếng reo cười khó cưỡng
Cát reo trên màu ước vọng
rực rỡ tuổi thơ nô đùa
biển phẳng như hồn thơ bé
vụng về niềm vui khó chia
Ước nhỏ nhoi hạt cát
triều được dâng muôn thuở
làm sao tới chạm chân trời
Làng chài tuổi thơ nhịp sóng
thủ thỉ neo lời
giấc mơ xanh thẳm
biển có biết già đâu
Có biết buồn vui
lũ trẻ hiển nhiên
mặn mòi chân sóng
mẹ cha vỗ về
muôn trùng yêu thương
Hiển nhiên như lũ trẻ ngày nào nghịch cát
ngàn năm reo về, chọn một biển quê.
TRƯỜNG THẮNG
Hoàng hôn trên biển
Chiều nay lang thang ven biển
Mặt trời phía tây tròn xoe
Vinh Xuân trời trong mây sáng
Ráng chiều dung dị đỏ hoe
Hoàng hôn buông dần chơi vơi
Đâu đây thơm lừng hương tóc
Bên đời bình yên trở giấc
Thương vương dáng em vai gầy
Sóng xô vập vồ trắng xóa
Con còng xe cát biển đông
Xôn xao ru tình thầm lặng
Chiều rơi da diết cõi lòng
Lơ thơ gió chiều nhè nhẹ
Bước theo nhịp thở thời gian
Gót mềm hằn in dấu vết
Cuốn đi theo sóng não nề
Đàn chim nương nhau về tổ
Líu lo ríu rít ru tình
Mình em bước đời nênh nổi
Chơi vơi bến lở chiều rơi…
NGUYÊN QUÂN
Ghé miếu khai canh
Ngôi miếu cổ và tấm bia khai canh
Cội cổ thụ hàng trăm năm tuổi
Cọng chân hương nguyên màu tươi đỏ
Vạch nối truyền tâm xuyên suốt thế hệ làng
Lẩn khuất sau màn khói trầm hương chiều muộn
Gương mặt sạm đen nắng gió trùng khơi
Người khẩn hoang đi tìm hơi thở sống
Dấu hằn đầu tiên một lối cát mòn
Câu hát ru kẽo kẹt tao nôi
Ngàn năm nằm lòng cánh chim hồng lạc
Nơi đất lành bờ xanh xây tổ ấm
Vòng cung bãi ngang biển nín lặng phong ba
Miếu khai canh bia đá dựng chữ nhân luân
Nếp sơn son thếp vàng chưa phai sắc
Lũ trẻ thơ biết vòng tay cúi đầu chào khách lạ
Buổi chợ đông không lời mặc cả ngoa ngôn
Biển giờ ngọ còn một bóng ta
Hàng cây long nhãn rụng đầy xác lá
Mảnh sành sứ cổ xưa vẽ lại chân dung
Thần tích khổ tận cam lai người mở cõi
(TCSH53SDB/06-2024)
Phùng Tấn Đông - Bạch Diệp - Nguyễn Man Kim - Đoàn Mạnh Phương - Ngô Công Tấn - Vĩnh Nguyên - Phan Trung Thành - Lê Hưng Tiến - Nhất Lâm - Châu Thu Hà - Nguyên Tiêu
Nguyễn Đức Quang - Đặng Thị Vân Khanh - Tuyết Nga - Thạch Quỳ
LTS: Phùng Quán sinh năm 1932, quê xã Thủy Dương thành phố Huế, gia nhập Vệ Quốc đoàn năm 13 tuổi (1-1946) làm liên lạc, chiến sĩ trinh sát trung đoàn 101.
Đinh Thu - Thái Kim Lan - Ngàn Thương - Hoàng Thị Thương - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Loan - Vũ Trọng Quang - Trần Hữu Lục - Lê Huy Quang - Đỗ Hàn - Mai Văn Hoan - Trần Tịnh Yên
Nguyễn Đạt - Lê Ngã Lễ - Nguyễn Đông Nhật - Xuân Cao - Từ Hoài Tấn - Tôn Phong
PHAN ĐẠO
Đinh Cường - Anh Túc - Trần Hoàng Vy - Trần Hữu Lục - Nguyễn Thiền Nghi - Đông Hương - Thanh Trắc Nguyễn Văn
ĐỖ TẤN ĐẠT
Thái Kim Lan - Nguyễn Đặng Mừng - Đông Hương
Tuệ Lam - Nguyễn Việt Chiến - Nguyễn Hồng Hạnh - Phạm Bá Thịnh - Võ Quê - Nguyen Su Tu
LGT: Thông Thanh Khánh - người bạn Chăm mới đến với trang thơ Sông Hương vốn là nhà nghiên cứu và giảng dạy văn hóa Chăm ở một số trường Đại học phía Nam.
PHAN TRUNG THÀNH
Trần Phương Kỳ - Phương Uy - Lê Thu Thùy - Lê Hưng Tiến - Trần Thu Hà - Đức Phổ - Hồng Vinh - Nguyễn Thiện Đức - Lê Hà Ngân
PHẠM XUÂN PHỤNG
TỪ HOÀI TẤN
LTS: Nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo bước vào làng thơ từ rất sớm, nhưng phải đến sau này chị mới cho xuất bản những ấn phẩm: “Dòng sông khát vọng” (thơ - Nxb. Văn học 2010), “Hoa nắng” (thơ - Nxb. Văn học 2011), “Trao em mùa hạ” (thơ - Nxb. Hội Nhà văn 2012), “Khúc ru nơi lưng núi” (thơ - Nxb. Hội Nhà văn 2012), “Hà Nội dấu yêu” (tản văn - Nxb. Hội Nhà văn 2013).
TRẦN ĐỨC LIÊM
Vân Nguyễn - Phạm Trường Thi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Đông Hương - Phan Như
Phạm Ngọc Túy - Hà Duy Phương - Ngô Thị Ý Nhi - Phan Lệ Dung - Lê Vĩnh Thái - Đức Sơn - Nguyễn Hoàng Thọ - Mai Văn Phấn - Huỳnh Ngọc Thương - Lan Hoàng Miên