DUYÊN AN
Thơ Duyên An ao ước làm cuộc trở về miền thinh lặng sẵn đó. Thơ như tri âm với chủ thể cùng hành trình qua bao nhọc nhằn trần ai. Những dòng thơ băng qua triền phược của rừng ý niệm với những “vết thương óng nhựa” để phiền lụy trơn trượt khỏi nghĩa nhân sinh. Có dòng thơ nhẹ tênh, ngữ ngôn hồ như bóng lá rụng bên hiên cổ tự. “Người tìm gì ở phía xa xôi”? Thơ Duyên An thường không cố tìm gì, đơn giản là “thấy”, để thấm cuộc trở về, ở đó thì sẵn mênh mang. Duyên An tên thật là Nguyễn Thị Nguyệt Trinh, sinh năm 1980, đã có một số đầu sách truyện cho thiếu nhi, hiện sống và dạy học, nghiên cứu, sáng tác ở Bình Định; có thơ đăng ở các báo và tạp chí. Duyên An tâm sự: “Làm thơ trước hết là viết cho mình, lưu lại những cảm xúc, những khoảnh khắc mình muốn giữ, cùng với, tìm kiếm những đồng điệu sẻ chia giữa vô tận cõi người”. Tạp chí Sông Hương giới thiệu đến bạn đọc chùm thơ của tác giả Duyên An. |
Rừng già
Ngón mềm địa y, dương xỉ, rong rêu
Vòng ôm ràng rịt trăm năm
Tầng nối tầng, cây nối cây,
cao thấp nương nhau chia từng chùm sáng
Lá phổi xanh chằng chịt mạch máu
Cộng sinh và tồn sinh.
Lưỡi dao thản nhiên lia qua đời cây
Bàn chân giày bầy rêu trên đất
Cây nằm đau vết thương óng nhựa
Đá nằm đau nứt toác thân mình
Rừng nằm đau giống loài biến mất
Nước mắt rong rêu thành nước mắt rừng
Ai nghe, ai không nghe?
Nước mắt rừng cạn khô
Tầng vỉa lòng người
Trơ đáy.
Cổ tự
Thả từng câu rêu mềm bậc đá
Trải lời chim thong thả nhịp non ngàn
Từng bóng nắng loang nỗi niềm cô tịch
Gió mười phương thơm thoảng phiến u lan.
Chân bước chậm để nghe từng giọt lá
Giọt kinh văn rơi xuống từ trời
Kinh không chữ từng phút giây biến ảo
Người tìm gì ở phía xa xôi.
Từng bậc lên để hay mình bé lại
Ngửa mặt trông vòi vọi non xanh
Hãy ngồi xuống để biết mình là đá
Đã mòn từ tiền kiếp mù tăm.
Từng bước sóng âm âm lời cổ tự
Trong đá kia có tiếng biển rì rào
Xanh đã biếc giữa trập trùng xám bạc
Hạt muối người thôi mặn với xưa sau.
Cây cầu đổi màu
Tôi tìm gì
đêm mùa hạ rạc rài bảng đèn xanh đỏ
tự hỏi cây cầu sẽ đổi màu gì ở giây tiếp theo
và đoán trật
đơn giản vậy tôi còn không biết.
Mình đã như sông
chị đã cười nụ cười sen, đã nhịp đôi guốc gỗ và nắm tay em
thật chặt
tấm ảnh của chúng ta sau lưng có cây cầu đổi màu
khi màu ảnh lạt đi, nụ cười ấy em còn nhớ.
Đã mưa xóa dấu Hoàng thành
đã vui như trẻ thơ dù không biết mình đang về đâu
mùa hạ vẫn sen
chỉ chúng mình chẳng thể nào trở lại
dù gõ guốc đến rộp chân.
Cây cầu giây sau sẽ đổi màu gì
em không biết
xòe tay chỉ thấy sông trôi.
(TCSH426/08-2024)
Rồi một ngày bước giang hồ chợt mỏiTa bỗng thèm một góc ấm, bỏ cuộc chơi,Nơi ta về sẽ chẳng còn ai ở đó,Lối đã rêu, buồng đã quạnh hơi người...
Nhảy múa bên triền sôngCác em có nghe thấyỞ nơi nào, cá quẫy mơ hồỞ nơi nào, đất đang lởỞ rất xa thế giới con người?
LTS: Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tại Cố đô thơ mộng đã bế mạc cách nay hơn 1 tháng. Trong ký ức của Huế bây giờ là một khoảng trống mênh mang tình mà “loài - thi - sĩ” đã giăng mắc như những dấu lặng không thể mờ phai trên hình hài từng nẻo phố… Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ rút từ hơn 100 tác phẩm ở Trại viết Cố Đô.
Có thể ngày mai cỏ sẽ mọc đều hơnDưới bước chân mình anh sẽ nghe nhịp đời tan chảyEm định cư trong những ký ức thời gian nhập nhòe mùa phượng đỏMột góc Huế bình yên Thiên Mụ nắng chan vàng
Người gieo mùa thu trong thành phố bỏ đi rồibỏ hoang công viênbỏ hoang những con đường thông thốcbỗng thấy lạ những mặt người, lạ trời, lạ đấtcòn mỗi ngọn heo may bạn cũ dẫn đường
...Trăng non hé cửaCuội lẻn thăm nhàMây ôm chăn cưới, ru giấc CuộiVà...
Có những mùa hè không nắngvà mùa thu không trăngthời gian đi trên những lối mòn không thể thấy.
Thời mặt đất thiếu mênh môngCá nhân lang bạt chân trầnChạy tích cực trong mọi hình thức
Ta đã sống, và ta còn sốngCháy hết mình vì phẩm giá kiếp ngườiTa đã trải vô vàn cay đắngNên bây giờ đời càng đẹp gấp đôi
...Sao nhiều việc vẫn còn im lặng đáSức ỳ nào?Sao nhiều việc không bén nhanh như cứu hoả...
Tặng Hoàng HưngCó thật ông đấy không?Vừa đi vừa đếm bướcNhững bước trầm trên trảng cátMột bước lên, lại một bước lùi về
...Âm dương day trở cuộc sinh thànhMùa tinh tú phong phanh...
Nước cuộn xoáy chỗ sông tìm gặp biểnHãy còn nghe hương cỏ THẠCH XƯƠNG BỒ Nơi cuối sông nhớ về nguồn khắc khoảiSông hiền hòa nên được gọi sông THƠ...
Những đàn bà không chồngNhư những chiếc mâm cổLặng lẽ đầy rêu phong
Kêu sớm, kêu chiều, kêu cả hoàng hônKêu bồ đề xanh (*), kêu tượng đài trắngKêu buốt lá kim trên cây mọc thẳngTiếng kêu nhức nhức Trường Sơn.
...dòng sông quê mang chuyện tình trôi mãisông ơi...
Lê Vĩnh Tài sinh tại thành phố Buôn Mê Thuột, hội viên Hội văn nghệ Đắc Lắc. Năm 1996 anh có mặt trong tập thơ “6 ô cửa sổ” cùng với 5 tác giá trẻ Đắc Lắc; Và là đại biểu chính thức dự Hội nghị những người viết trẻ toàn quốc lần thứ V (1998).Thơ Lê Vĩnh Tài đẹp và buồn, bảng lảng như một tiếng gõ cửa mơ hồ, để lại những ngấn sóng xao xuyến trong lòng bạn đọc.
Con đẻ của Khánh Hoà nhưng là con dâu của Huế. Lê Khánh Mai tốt nghiệp Thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, hiện là Tổng biên tập tạp chí Nha Trang. Ngoài 4 tập thơ và 1 tiểu thuyết đã xuất bản, Lê Khánh Mai còn có nhiều thơ in trong các tuyển tập khác.Thơ Lê Khánh Mai lành mà gợi, róc rách giữa hai dòng truyền thống và hiện đại, dùng dằng giữa hai nẻo hiện thực với mộng mơ...
Sinh 1954 tại Nghi Lộc, Nghệ An. Hiện là công nhân ngành in ở Huế. Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Tác phẩm đã xuất bản:- Lá thời gian- Tinh khôi- Chàng ca sĩ bình minh
Sinh ngày 29 - 05 - 1978 tại HuếNguyên quán: Đồng Hới - Quảng BìnhĐại biểu Hội nghị những người viết văn trẻ Việt Nam 2 lần V và VIHiện đang công tác tại Khoa Ngữ văn - ĐHSP HuếTác phẩm: Thơ “Khi em mười chín”- NXB Thuận Hoá 1998.