Võ Kim Phượng - Nguyễn Hồng Vân - Huỳnh Thị Quỳnh Nga - Ngô Mậu Tình - Vĩnh Thông
Tác phẩm "Nét xưa" (Đồ họa tổng hợp, 100cm x 120cm, 2024) của họa sỹ Nguyễn Thị Lan
VÕ KIM PHƯỢNG
Ngày nào đó
Ngày nào đó khi trở về với đất
Có còn nghe... ta... tuổi ấu thơ
Mỏi cánh diều vấp trong chiều gió chật
Dòng sông xanh uống cạn những lở bồi.
Ngày nào đó khi trở về với đất
Mái nhà tranh vách đất, mẹ già
Cay khói bếp lên ruộng đồng chưa gặt
Luống mồng tơi non nớt bữa cơm xa.
Ngày nào đó...
Ta trở về với đất
Dưới lưng ta hơi thở mẹ hiền hòa
Ngày nào đó...
Ôi những ngày xưa lắc
Ôi những ngày xa... những ngày xa.
NGUYỄN HỒNG VÂN
Chạm gió
cánh thiên di tầm tã gió chướng rủ mây về
gánh sân ươm hạt thóc nảy vàng mơ
nụ hôn mặn mòi hơi thở biển khơi
ngỡ ngàng ru tim yêu thổn thức
phút bồi hồi ươm hạt gió nảy mầm rêu
rọi giọt nắng cuối ngày rưng rức
tán me ngày cũ sõng soài xanh mộng mị
thổn thức hư không rộn rã tiếng chim di
lẳng lặng phù du mùa xưa khơi đáy nước
nắng xiên khoai soi bóng hắt lòng xiêu
cà phê phi trường, mưa đan dày nỗi nhớ
kỷ niệm ùa về rỉ rả khúc không nhau
chật nếp nghĩ ngày buồn so hạt thóc lép
con ốc sên co phía nào cũng hẹp
căn phòng rỗng rang những phù phiếm
giật mình cắn môi mình ngỡ lạ xa vừa chớm
khẽ cô đơn
rụng giọt chuông lòng...
Sa mưa
Hẹn ước tháng năm thấp thỏm
Mưa rơi trên lưng tắc kè hoa
Đêm bừng tỉnh ngọ nguậy cánh gián
Trang thư vàng nhòe nhoẹt mùi ký ức
Nàng nhớ tiếng hát bolero giọng nhừa nhựa của anh
Mưa, gián, tắc kè nắc nẻ quyện đêm dan díu không người
Khi mưa xuống
Khi mặt đất nở luống cày
Khi mặt trời khép lời chia cắt
Cơn mưa giao phối lùng nhùng hư ảnh
Duyên nối bằng hằng hà sa số sợi chỉ đỏ cột cọng tóc phai phai
Bền bỉ
Ngón tay gầy
Trong mưa hư hao quầng mây hạnh phúc
Sa mưa…
Luống cày ôm mầm non bật khởi
Gân guốc làn da rám nắng ánh mắt nâu
Trùng trùng mùi vô ngôn
Hoa cúc trắng
Mùa mưa đầu
Rơi rơi rơi…
HUỲNH THỊ QUỲNH NGA
Hẹn Sa Pa
Đôi khi không thể đi bằng đôi chân trần đó
Nhưng vẫn thích đến và chạm vào sương mai
Bước nhẹ lên mây trắng
Nghe gió nâng cổng trời
Nghe không gian rộng mở đến vô cùng
Đôi khi những điều có thể không chạm đến
Nhưng thôi cứ để lơ lửng như vậy
Sa Pa mùa này chắc chưa có tuyết
Nhưng Ô Quý Hồ vẫn lộng lẫy mây
Biển mây mênh mang
Nhẹ tênh… một nét đẹp lạ lẫm và ngây ngất
Biết đâu. Biết đâu
Mai đôi chân ấy sẽ đến
Chào Sa Pa.
Hẹn em phiên chợ tình giữa biển mây thơ mộng đó…
Khúc mưa xanh
Em biết đó mưa đã về như hát
Mùi rạ rơm vừa chắp cánh bay lên
Mưa đã mọc trên mi. Những cánh phượng bắt đầu thắp đỏ…
Trên những chiếc lá xanh. Mùa lửa cháy
Ta nghe mùi diệp lục thở
Trên tay em. Mùa hạ đương về
Ngày trôi xanh như lá
Những giọt linh hương vừa trổ xuống nơi này
Em về gieo mưa xanh. Ta trổ lòng mình
Theo tiếng đỗ quyên vàng trong nắng
Mưa bay lên đất xanh nhịp thở
Mưa hồi sinh những ký ức linh hương
Em có nghe trời xanh mi mắt
Ta đã hát những câu thơ thành thật
Bên ngõ vàng trông bóng áo em qua…
NGÔ MẬU TÌNH
Tôi và bạn
Trước bàn trà
tất cả thơm mùi thanh khiết
riêng tôi và bạn
câu chuyện về phía tục trần.
Chúng ta giãn đều những niềm vui
mà chú sáo nâu ngoài kia không thèm hót
những thân trà nóng bình co rúm
chén buồn chia đôi.
Bạn và tôi
hai con ngựa từ một máng cỏ
chuyện trò phi đến chân trời
mới hay giậm chân một chỗ.
Chúng ta không đứng xếp hàng
chẳng chen chúc vì cỏ
mà hý vang
xanh cả cánh đồng.
Rong chơi
Bông hoa nở tiếng khóc nhân gian
vạt gió lùa mắt em chiếc cầu trĩu nắng
trong bào thai của cỏ
dậy mùi đất ấm chân cầu
Trong lâu đài chứa nhiều điều bí mật
ta hồi hộp màu nắng ngày mai
Chiếc gương em soi dậy trăng mười tám
cầu ánh sáng lung linh
nhiệm màu khúc hát
Khi thanh âm vang lên bờ suối
ta đếm cuộc rong chơi
nhìn em từ bài thơ mới viết
lá lặng im xanh huyễn cánh rừng
VĨNH THÔNG
Thành phố mưa
Thành phố mưa
Hạt nhòe ô kính
Dày như hồ nước mắt thời gian
Không đủ ấm một vòng tay siết chặt
Có còn ai mở lòng san sẻ
Đón những chiêm bao?
Thành phố mưa
Ăm ắp ban mai
Dường như lối em về rất vội
Không còn người hát nụ hôn chiều
Chỉ phố cất lời nồng nàn đã cũ.
Có phải em là người vuốt mái tóc tháng năm?
Gương mặt cô đơn gần rỗng úa
Con sẻ nâu nói điều chi rất lạ
Cõng mùa băng băng đôi gánh trĩu buồn.
Những chuyến mưa vẫn chìm nổi đa đoan
Dằng dặc dãy tứ thơ buồn rơi vãi…
Dằng dặc cả phố dài chông chênh mãi
Trước đêm về vắng những ngón tay đan.
Chia tay cửa rừng
Cửa rừng này, tạm biệt thôi
Mỗi người về với nổi trôi phận đời
Trên đầu, trời mãi xanh tươi
Cỏ hoang mặc sức rối bời, dưới chân.
Về rừng như gặp cố nhân
Sóng phiền may được đôi lần lắng trong
Ngàn cây hòa sắc hư không
Lô nhô đá tảng rêu phong trăm mùa.
Về rừng hạnh ngộ bạn xưa
Bật cười nhân thế cợt đùa điêu ngoa
Đứng lên nào bạn cùng ta
Bước đi như để xóa nhòa dấu chân.
Hợp tan gẫm được mấy lần
Cuối cùng trả lại phong trần mà thôi.
(TCSH425/07-2024)
Tưởng chừng như dòng sông trôi chật hương bòng, hương bưởitưởng chừng như con đường quen, quen tựbao giờhình như tôi đã có lần tiền kiếpđêm thiên hà vỡ một ánh sao rơi
Có gì mà nhớ quêGặp sông nhìn đăm đắmThương bên lở bên bồiLo quê mùa nước lớn
Bãi cát nhàu muối mặnHoang dại một loài hoaAi đặt tên Cúc biểnMàu tím đỏ mượt mà
Em về với chị, quê xưaQuê em quê chị, bây giờ quê ai?Cách xa hút tháng năm dàiSao ngày trở lại lạnh gai cả người.
(Nhân lời kể của một người chơi chim)
Chị tôiphận gáiheo may về lơ lửng sáo diều ngânSông Bồ mười hai bếnbến nào nước đụcbến nào trong...
...Không hề có chia ly, không cả lời giã từ, chỉ phương ấy trongvô vọng của em, chợt giây khắc này bừng chói...
Gương mặt thánh thiệnSáng và buồn
Sinh 1962 ở Hà Nội, tốt nghiệp Đại học hàng hải tại Liên Xô (1986) và đã từng là thuyền trưởng Hải quân. Ngô Tự Lập đã xuất bản hơn chục đầu sách bao gồm thơ, truyện, tiểu luận và dịch thuật.Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt .
Sinh năm 1949 tại Bình Lục - Hà . Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.Tác phẩm đã xuất bản: Dấu lặng - (Thơ) NXB Văn học 1976; Đêm thiếu nữ - (Thơ) NXB Văn học 1978. Ngoài ra Trần Lan Vinh còn có thơ in trong các tuyển tập khác.
Sinh 1946 tại Liên Minh, Vụ Bản, Nam ĐịnhCử nhân nghệ thuật - Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội - Hội viên Hội Mỹ Thuật Hà Nội.Tác phẩm: Trại Muộn (thơ) NXB Văn học 1995; Mảnh trời qua ô cửa - (thơ) NXB Văn học 1997.
Một tiếng thôi mà bao hàm cả cộng đồng dân tộc, cả xứ sở thân yêu với đồng lúa cánh cò, với núi non điệp trùng và rừng vàng biển bạc, những người vợ thương chồng tạo vóc dáng vọng phu.
(Gửi nhà thơ L.M.T)Em tìm trong lá một vầng trăng xaEm tìm trong cỏ bóng chiều vừa qua.
Đợi tắt mặt trờiĐêm không trăng ta lầm lũi bước sóng đôi với biểnXa khơi thăm thẳm màn đen
Tôi vấp ngã vào ban mai trong trẻoNước sông Hương xanh rười rượi tháng tưMưa đầu hạ, sấm chớp chừng vội vãCơn gió hoang lạ lẫm bước tôi về
LTS: Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh 12 - 3 - 1946 tại Mộ Đức Quảng Ngãi. Tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1969, vào bộ đội, làm báo ở Đài tiếng nói VN, đi chiến trường bộ cuối năm 1970. Là phóng viên chiến trường, ở Ban binh vận R. Sau giải phóng về trại sáng tác Quân khu 5, sau đó giải ngũ, về Hội Văn nghệ Nghĩa Bình và Hội Văn nghệ Quảng Ngãi. Hội viên Hội nhà văn, ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt . Đã in hơn 10 tập thơ và trường ca. Hai lần nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt cho hai tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ” và trường ca “Những ngọn sóng mặt trời”. Giờ vẫn làm thơ chơi và viết báo kiếm sống.
LTS: Trần Chấn Uy sinh năm 1957, tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, hội viên Hội Nhà văn Việt . Anh là một nhà thơ trẻ đã có 5 tập thơ ra mắt bạn đọc. Trần Chấn Uy đi khắp nơi, say mê với cái mình đã chọn, diễn đạt nó với nhiều cung bậc. Tìm kiếm chân lý và cái đẹp để đưa vào thơ, với tấm lòng bao dung, nhân hậu, dưới góc độ nào, giọng thơ Trần Chấn Uy cũng chân chất, mộc mạc, nồng ấm. Nhà thơ Trần Chấn Uy hiện nay công tác ở Đài Truyền hình Khánh Hoà.
LTS: Dạy toán nhưng rất yêu thơ đó là điểm đặc biệt của con người Lê Quốc Hán. Lê Quốc Hán viết thơ nhiều. Thơ anh đã in hầu hết các báo ổ địa phương và trong nước. Thấm đẫm mồ hôi của người lao động, anh luôn nhìn cuộc đời với đôi mắt yêu thương, đầy trân trọng. Hồn hậu, mộc mạc, chân chất mà vẫn nói được cái mình gửi gắm không chút sáo cũ, âu đó cũng là điểm mạnh trong thơ Lê Quốc Hán.Lê Quốc Hán hiện nay là Tiến sĩ trường Đại học Sư phạm Vinh.
LTS: Sinh năm 1969 đã có 2 tập thơ riêng. Là một cây bút trẻ luôn có ý thức làm mới thơ. Tập thơ đầu tay “Dòng sông cháy” của chị vừa ra mắt bạn đọc đã nhận được giải thưởng văn học của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 1997.Táo bạo, trăn trở cho cái mới. Khắt khe, đòi hỏi cao chính mình trong lao động nghệ thuật; Nguyễn Bảo Chân đã chọn cho mình một cách đi riêng trên con đường thơ ca. Với ngôn ngữ thơ hiện đại, với hình tượng thơ kỳ lạ - qua cảm xúc tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, Nguyễn Bảo Chân đã mang đến cho bạn đọc những bài thơ hay. Hiện nay Nguyễn Bảo Chân công tác ở Đài Truyền hình Việt - phụ trách chương trình “Tác phẩm và dư luận” trên sóng VTV3.
LTS: Sinh năm 1943 ở Hà Nội. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn là một cây bút nữ nổi tiếng. Với chất thơ dịu dàng, đằm thắm, chị đã đem đến cho thơ Việt một giọng riêng. Chị không tìm kiếm những tứ thơ lạ, mà làm lạ những tứ thơ tưởng như đã cũ. Với 6 tập thơ và 2 tập truyện thiếu nhi, Phan Thị Thanh Nhàn đã nhận được nhiều giải thưởng văn học. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn hiện nay là UVBCH Hội Nhà Văn Hà Nội và là chủ nhiệm câu lạc bộ nhà văn nữ Việt .