“Nhật ký chiến trường”: Ký ức về những ngày chống Mỹ

14:43 29/08/2014

Ký ức về những tháng ngày mải miết hành quân trên đất Campuchia, những phút giây nén lòng nhớ về quê hương, gia đình… vẫn chưa bao giờ nhạt phai trong tâm thức những người cựu chiến binh Đoàn 367 đặc công-biệt động trong kháng chiến chống Mỹ năm xưa.

(Ảnh: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật)

Một buổi chiều đầu Thu sau gần bốn thập kỷ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, họ gặp lại nhau trong buổi ra mắt tập sách “Nhật ký chiến trường” của người đồng đội Nguyễn Tiến Bình tại Hà Nội. Những bàn tay nắm chặt, những ánh mắt rưng rưng, cảm xúc nghẹn ngào đan xen trong những câu chuyện, ký ức còn đọng lại.

“Nhật ký chiến trường” được tác giả viết trong hai cuốn sổ tay trong thời gian từ năm 1970-1975, từ khi tác giả lên đường ra trận cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Trong số đó, gần một nửa số trang viết được tác giả ghi chép khi hoạt động ở chiến trường Phnôm Pênh (Campuchia).

“Dù có ngã xuống trên đường hành quân thì đầu cũng quay về hướng Nam Tổ quốc (…). Dù có phải là người ngã xuống cuối cùng trước giờ ngừng bắn, chúng con cũng sẵn sàng vì chúng con hiểu rõ hơn ai hết: Không có chiến công nào không có mất mát, hy sinh. Những điều mà vì chúng, chúng con phải chấp nhận hy sinh, phải chịu đựng mất mát, đau thương hôm nay sẽ góp phần cùng cả nước giành lại cuộc sống yên vui, hạnh phúc vĩnh viễn cho dân tộc.”

Trung tướng Nguyễn Tiến Bình đã viết như vậy trong cuốn “Nhật ký chiến trường” của mình.
 

Đồng đội kể lại những câu chuyện về Trung tướng Nguyễn Tiến Bình trong buổi ra mắt sách (Ảnh: An Ngọc/Vietnam+)


Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ bày tỏ: “Cuốn ‘Nhật ký chiến trường’ vừa thể hiện những nét chung của thanh niên Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ vừa cho thấy rõ cá tính, hoàn cảnh, tâm trạng, tình cảm của tác giả. Ở đó, người đọc sẽ thấy tình yêu nước nồng nàn, tình yêu quê hương, gia đình tha thiết, tình cảm với mẹ cha, anh em, đồng đội sâu sắc của người chiến sỹ.”

“Vượt lên trên tất cả là một nhân cách, một tâm hồn, một bản lĩnh cao đẹp. Không có những con người như thế, không có một thế hệ như thế, dân tộc Việt Nam đã không thể vượt qua những năm tháng gian khổ, ác liệt để giành chiến thắng,” ông Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh.

Có mặt tại buổi ra mắt sách, cựu chiến binh Phạm Đức Thăng (Đoàn 367 đặc công-biệt động) không giấu được niềm xúc động. “Cầm cuốn sách trên tay, tôi có cảm tưởng những trận đánh, giờ phút chiến thắng như mới diễn ra ngày hôm quá - một thứ cảm xúc lâng lâng khó tả,” ông Thăng nghẹn giọng.

Lật giở từng trang sách, người cựu chiến binh ấy bảo, những câu chuyện Trung tướng Nguyễn Tiến Bình ghi lại là cảm xúc của riêng tác giả nhưng cũng là ký ức về những ngày tháng đẹp nhất của thế hệ ông - thế hệ thanh niên Việt Nam “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.”

Tập sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật phát hành tháng 8/2014.
 

Trung tướng Nguyễn Tiến Bình (1950-2013) quê quán tại phường Đáp Cầu (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).

Ông nguyên là Chánh văn phòng Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (1997-2005), Chính ủy Học viện Quốc phòng (2005-2010)…

Năm 1970, ông được biên chế về Đoàn 367 đặc công-biệt động thuộc Bộ Tham mưu Miền (B2) - Quân giải phóng miền Nam.

Trong thời gian từ 1970-1973, ông đã trực tiếp chiến đấu trong các hướng tác nghiệp độc lập trên chiến trường Phnôm Pênh (Campuchia). Năm 1973, ông cùng đồng đội trở về Tổ quốc, tiếp tục chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam Bộ.


Nguồn: An Ngọc - Vietnam+

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    (Đọc tập thơ Mật ngôn của Lê Huỳnh Lâm, Nxb Văn học, 2012)

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Nhất Lâm tuổi Bính Tý (1936), năm nay đã 76 tuổi, xếp vào hàng “xưa nay hiếm”, nhưng mãi đến nay anh mới đến được Suối tiên tắm (Nxb Văn học, 2012).

  • TRẦN VĂN KHÊ

    Tôi quen biết Thái Kim Lan cũng đã gần 40 năm nay, một thời gian dài thấm đẫm nhiều kỷ niệm ở đủ mọi phương diện: công việc, thưởng thức nghệ thuật và cả… chuyện đời.

  • VŨ NGỌC PHAN
              Trích hồi ký

    ... Tôi viết Nhà Văn Hiện Đại từ tháng 12-1938 đến cuối tháng giêng 1940 thì xong lượt đầu, tất cả 1650 trang trên giấy học trò.

  • HỒ THẾ HÀ

    “Người đẹp vẫn thường hay chết yểu
    Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai!”

                             J.Leiba

  • HỒNG NHU

    (Đọc Vùng sâu - tiểu thuyết của Tô Nhuận Vỹ - Nxb Hội Nhà văn 1-2012)

  • NGÔ MINH

    Sau gần một năm chuẩn bị, sưu tầm tài liệu, lo “chạy” kinh phí, đến giữa tháng 6-2012, Hải Kỳ tuyển tập(*) đã ra mắt độc giả. Tuyển tập dày 596 trang do nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo vẽ bìa rất bắt mắt.

  • ĐẶNG TIẾN

    Kỷ niệm 3 năm ngày mất nhà thơ Tế Hanh (16.7.2009 - 16.7.2012)

  • PHẠM TUẤN KHÁNH - VŨ THANH

    Trong văn học Việt Nam thế kỷ XIX có một nhà thơ được "thần siêu" coi là "bạn băng tuyết" và được văn nhân Trung Quốc đương thời gọi là "thi hào" - Đó là Đặng Huy Trứ. Sự nghiệp chính trị và văn học của ông vào giai đoạn đó khá nổi tiếng và được đề cao nhưng đến nay vẫn ít người biết đến.

  • NGUYỄN ĐÌNH NIÊN

    (Trích từ “Kinh nghiệm về thân phận làm người trong thơ Hàn Mạc Tử”, Nxb. Southeast Asian Culture and Education (SEACAEF) 2009).

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Mỗi người bước vào cõi thơ ắt hẳn sẽ để lại dấu ấn bằng mỗi phương cách khác nhau. Có người đi vào thơ ca qua những cuộc chiến, có người dùng chính đôi bàn chân mình, hay đôi tay mình, cũng có người bước vào thơ bằng chiếc xe đạp hay xe gắn máy,… nhưng tất cả đều đến với thi ca bằng trái tim.

  • Giải thưởng Nhà nước ra đời từ năm 1996. Đến nay Huế đã có 8 người nhận được giải thưởng danh giá này. Ngoài các nhà văn Thanh Hải, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ; Tổng Biên tập đầu tiên của Sông Hương - nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã nhận Giải thưởng Nhà nước.

  • PHAN NGỌC THU

    Từ sau năm 1975, văn học nước ta nói chung, văn xuôi nói riêng đã có nhiều chuyển biến trong cách tiếp cận với đời sống và ngày càng có xu hướng quan tâm hơn đến những vấn đề thuộc về chiều sâu của giá trị con người.

  • LÊ HUỲNH LÂM 
    (Đọc tập thơ “Những con chim của bóng tối” của Phạm Tấn Hầu - Nxb Văn học 6/2011) 

    Tôi một mình, lũ pharixêu múa rối
    Sống đến tận cùng, đâu phải chuyện chơi.

                            Bôrix Patecnax

  • MAI VĂN HOAN

    Trần Nhân Tông sinh năm 1258, lên ngôi năm 1279. Vừa mới lên ngôi, chàng trai 21 tuổi đã phải đối mặt với âm mưu thôn tính nước ta lần thứ hai của giặc Nguyên Mông.

  • ĐOÀN TRỌNG HUY  

    Trong nhiều tư cách, lãnh tụ Hồ Chí Minh còn được vinh danh là một triết gia. Hơn thế nữa, là “triết gia vĩ đại” như đánh giá của một học giả nước ngoài qua Hội thảo Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay vào tháng 5/2010.

  • TRÀNG DƯƠNG

    (Ðọc Phù Hoa, truyện thơ Văn Cát Tiên - Nxb Văn Học, 2011)

  • NGUYÊN SA(*)

    Từ những ngày còn theo học triết lý tại đại học Sorbonne tôi đã mơ hồ nghĩ mỗi dân tộc bao giờ cũng có một nền triết học riêng. Bởi vì, triết học, trên mọi bình diện nào đó, rút lại, chính là ý thức được hệ thống hóa và thuần túy hóa, là một tổng hợp nhân sinh quan và vũ trụ quan.

  • Có lẽ nếu không có bài thơ "Đây thôn Vỹ Giạ" thì vùng đất xinh xắn kia cũng không nhiều tao nhân mặc khách ghé thăm đến vậy. Nhắc đến bài thơ này người ta sẽ nhớ ngay đến một mối tình điển hình cho sự nuối tiếc bâng khuâng và dường như nó là phông nền của cái đẹp. Bây giờ người thiếu nữ áo trắng xưa vẫn được sương khói của thôn Vỹ giăng phủ khiến bài thơ bản mệnh của Hàn thi sĩ vẫn miên man trong tâm thức của nhiều thế hệ yêu thơ.

  • LÊ THÍ

    Trong một bài trả lời phỏng vấn, Đặng Tiến cho biết: “Tôi sinh 1940 tại xã Hòa Tiến, thành phố Đà Nẵng. Năm 1960, vào Sài Gòn học Đại học Văn Khoa, 1963 ra trường, đi dạy tại trường cấp 3 A.Yersin. Từ 1968, tôi về Pháp, học thêm ở Đại học Paris và bắt đầu công việc dạy Pháp văn cho một trường cấp 3 ở Orléans (cách Paris 100km). Cùng với Giáo sư Tạ Trọng Hiệp, tôi lập ra Ban Việt học tại ĐH Paris 7, giảng dạy ở đây từ 1969 - 2005”.