Robert Lucius - giám đốc chương trình khu vực châu Á, Tổ chức Humane Society International, một tổ chức bảo vệ động vật quốc tế hơn 60 năm - đã trở lại Việt Nam trong một chuyến đi đặc biệt khi Việt Nam đã làm ông thay đổi cuộc đời của mình, từ một sĩ quan quân đội ông trở thành nhà hoạt động bảo vệ động vật.
Robert Lucius trò chuyện với bạn trẻ tại TP.HCM về các hoạt động bảo vệ động vật. ( Ảnh do Humane Society International cung cấp)
Robert Lucius kể: “Có khoảnh khắc trong đời tạo nên sự chuyển mình, như khi tôi đi trên đường ở Việt Nam và nhìn thấy chú chó trong chiếc lồng đằng trước. Nó nhìn tôi như cầu cứu. Tôi đã nghĩ mình muốn cứu nó nhưng chiếc xe đã đi mất. Sau chuyến đi, tôi ngồi ăn và lúc nhìn ra nhà sau, tôi thấy xác một con chó đang bị làm thịt. Tôi nghĩ: Đủ rồi, tôi không ăn thịt nữa!”.
Robert Lucius là cựu sĩ quan thủy quân lục chiến phục vụ 22 năm trong quân đội Mỹ. Khi hết nhiệm vụ, ông rời quân đội và chọn con đường đấu tranh và bảo vệ động vật khi làm việc ở Tổ chức Humane Society International. Humane Society International là một trong những tổ chức quốc tế lớn hoạt động về bảo vệ động vật - gồm các động vật trong phòng thí nghiệm, gia súc tại nông trại, thú nuôi và động vật hoang dã.Ăn chay dẫu chỉ một ngày trong tuần |
Không lẽ lý do chuyển qua ăn chay với ông dễ như vậy? Hay phải một thời gian dài?
- Tôi quay về Hà Nội nói với vợ: “Giờ anh ăn chay!”. Vợ tôi cười: “Ok, chúc anh may mắn!”. Hai tháng sau đó, chúng tôi ăn hai kiểu bữa ăn riêng. Cuối cùng vợ tôi nói: “Ok, em cũng sẽ ăn chay”. Cô ấy có trải nghiệm khác với tôi về việc này. Giờ con trai 5 tuổi của tôi cũng ăn chay.
Từ khi còn là một đứa trẻ, mọi người đã cho tôi ăn thịt bò, thịt gà. Nhưng nếu tôi có thể tìm ra những loại thức ăn có đủ dinh dưỡng khác mà không cần dùng đến thịt, và có thể chọn lựa thì tôi sẽ không ăn thịt nữa. Chúng tôi khuyến khích mọi người ăn chay. Nhưng trong đời sống đô thị rất khó để thực hiện điều này, có quá nhiều áp lực từ gia đình, bạn bè, từ truyền thông, từ KFC, từ McDonald’s buộc bạn phải ăn thịt. Nếu bạn không thể từ bỏ thịt, mỗi tuần chỉ một ngày thôi, bạn hãy ăn chay. Bạn có thể cứu rất nhiều động vật, có thể tạo ra rất nhiều thay đổi với môi trường cho sức khỏe của bạn và cứu hành tinh này.
Hãy tưởng tượng nếu mỗi người chỉ ăn chay một ngày mỗi tuần, điều đó sẽ tạo ra thay đổi cực kỳ lớn trên Trái đất này, thay đổi tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và giúp nhiều con thú không bị giết.
Không ăn thịt lại có thể ảnh hưởng tốt đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu? Ông hãy giải thích rõ hơn?
- Thật sự vậy! Nhu cầu về thịt ngày càng tăng và tạo áp lực cho nhiều quốc gia. Ở Brazil, họ đang chặt hàng trăm hecta rừng mưa Amazon mỗi ngày để có đất trồng đậu nành và bắp, vì giá trị xuất khẩu rất cao, đến những nước như Trung Quốc để cho heo ăn.
Người ta cho heo ăn đậu nành, bắp để chúng to ra và làm thịt. Nhưng có rất nhiều phần con người không thể ăn như xương, da, lông... sẽ bị lãng phí và bỏ đi. Lương thực mà con người có thể ăn đã bị chuyển đổi sang một loại thực phẩm lãng phí và ít hiệu quả hơn rất nhiều. Trong khi đó, rất nhiều người chết đói ở Brazil, nơi đang xuất khẩu bắp cho heo ăn khắp thế giới. Càng có nhiều người ở tầng lớp trung lưu ăn nhiều thịt hơn thì những người nghèo càng đói hơn.
Về môi trường, ở Việt Nam năm 2011 tôi có đọc một bản tin nói một trại nuôi heo ở Nghệ An 5.000 con bị người dân phản đối vì gây ảnh hưởng môi trường. Khi một lượng lớn gia súc bị nuôi nhốt ở một không gian hẹp, sẽ thải ra một lượng phân thải cực kỳ nhiều, tạo thành các hồ chất thải. Chất thải ngấm qua đất đi vào nước ngầm, chảy ra sông. Khi chất thải chảy ra sông, hồ quá nhiều, lượng nitrat và phốtpho trong nước sẽ tăng lên, lấy hết oxy trong nước, tạo ra trên sông những điểm gọi là “vùng chết”- điều này đã xảy ra tại Mỹ - nó giết chết mọi thứ, mọi loài dưới nước, hủy hoại nguồn sống của ngư dân lệ thuộc vào dòng sông. Ít ai biết nhân tố quan trọng gây hiệu ứng nhà kính, ngoài xe hơi, chính là các tập đoàn nông trại gia súc.
Đó là các sự gây hại, nhưng người ta cho rằng loài người ở trên đỉnh của chuỗi thức ăn, chúng ta có quyền ăn những loài bên dưới? Như vậy không bình thường sao?
- Lý thuyết của “chuỗi thức ăn” đã được nghĩ ra và tồn tại một thời gian rất dài từ thời đồ đá. Nhưng với khoa học hiện đại, các nhà nghiên cứu không nói đến “chuỗi thức ăn” mà gọi là “mạng lưới thức ăn”. Không có cái gì là “chuỗi thức ăn” và loài người ở trên đỉnh của cái kim tự tháp đó cả. Tôi thách tất cả những ai theo lý thuyết về “chuỗi thức ăn” đến châu Phi và cố chiến thắng một con sư tử hay thử bơi với cá mập trên biển. Chúng ta không phải là kẻ ở đỉnh của chuỗi thức ăn. Mà ngược lại, chúng ta là một phần của mạng lưới thức ăn. Chúng ta lệ thuộc vào các loài khác cũng tương tự các loài khác phụ thuộc vào ta. Hãy nhìn khắp thế giới, nếu chúng ta phá hủy tất cả và các loài tuyệt chủng thì sao? Nếu loài ong hay ếch tuyệt chủng, các loài liên quan cũng sẽ tuyệt chủng, khi mọi loài tuyệt chủng, loài người khó mà tồn tại được. Loài người phải thật sự cẩn thận với sự tồn tại chung của mạng lưới thức ăn và không làm hỏng nó.
Nhưng những người ăn thịt sẽ nói các anh ăn rau, nghĩa là tàn phá thực vật còn gì?
- Chúng tôi ăn rau. Và quy trình sản xuất ra rau củ, đậu, hạt, đậu nành hiệu quả hơn rất nhiều so với ăn thịt động vật, tốn ít điện hơn, ít tài nguyên hơn và tất nhiên là thải ra ít các khí gây hiệu ứng nhà kính hơn nhiều! Ở góc độ biến đổi khí hậu, ăn chay sẽ tốt hơn cho môi trường.
"Thứ tôi đã học được từ quân đội, đó là bất kỳ sinh vật sống nào cũng muốn được sống. Khi tôi nhìn các sinh vật được đưa đến lò mổ, tôi cảm thấy sự tuyệt vọng trong chúng. Chúng ta nói rằng loài người khác biệt, cao cấp, vậy thì con người phải hành xử khác biệt hơn với các loài khác cho dù phải ăn thịt chúng, phải nuôi và làm thịt chúng để chúng ít chịu đau đớn nhất". (Robert Lucius) |
Ông nói có chọn lựa vì ông là một người phương Tây có cuộc sống sung túc. Còn ở Việt Nam, rất nhiều người không hề có lựa chọn trong ăn uống, làm sao bắt họ có trách nhiệm?
- Tỉ lệ ăn thịt ở VN đang gia tăng. Đó không phải là truyền thống của người Việt. Trước đây bữa ăn chính của mọi người là rau củ và một ít thịt. Nhưng ở đô thị ngày càng nhiều người Việt ăn thịt hơn, rau giảm xuống. Tổ chức của chúng tôi chỉ muốn mọi người giảm lượng thịt xuống và tăng sử dụng rau xanh như truyền thống từng có. Ăn thịt là một thói quen mới của dân đô thị với bệnh tật liên quan đến cholesterol từ thịt. Người Mỹ đã từng trải qua giai đoạn đó và đang trả giá, cả về sức khỏe, môi trường, tài nguyên.
Tôi có một đứa con trai 5 tuổi. Khi con tôi lớn và con của con tôi lớn, thế giới đã hoàn toàn thay đổi. Chỉ hai thế hệ thôi, người Việt trẻ sẽ nhìn các bạn như con cháu tôi nhìn tôi, họ sẽ trách cứ chúng ta đã làm cuộc sống cực nhọc hơn vì những gì mình đã phá hủy chỉ vì thói quen ăn uống.
Nói cụ thể hơn về một loại, thịt chó. Người Việt đã ăn thịt chó một thời gian dài và chỉ coi như thực phẩm. Ông thử thuyết phục tôi xem vì sao tôi không nên ăn thịt chó?
- Tôi nghĩ loài người có mối quan hệ đặc biệt với chó. Chó là loài động vật đầu tiên được người thuần hóa 14.000 năm trước. Có rất nhiều sách đã nói về mối quan hệ đặc biệt này, khi lần đầu tiên sói và người gặp nhau và sống với nhau đến giờ. Chó rất trung thành, chúng coi người là lãnh đạo của chúng, là bậc thầy, là người để chúng đi theo. Chó đã ở bên con người trong cả quá trình của văn minh. Vì thế khi người ta giết chó ăn thịt, hãy nhìn cách chúng phản ứng, sự sợ hãi trong đôi mắt chúng, sự tuyệt vọng. Đây là mối quan hệ 14.000 năm, chúng bảo vệ ta, chăm sóc ta và chiến đấu vì ta. Khi ta ăn thịt chó, ta đã đối xử tệ bạc với mối quan hệ này. Ta đã phản bội.
Ở nhiều nơi trên thế giới, người ta cho rằng heo, bò, gà xứng đáng được nuôi, cho ăn và giết thịt theo một cách nào đó tôn trọng hơn khi ta cần sử dụng thịt. Vậy tại sao khi giết thịt chó, người ta lại đối xử chúng theo cách đó, ném trong chuồng, đập đến chết. Tôi nghĩ đó chính là hình ảnh làm nhiều người nổi giận.
Nhưng ông quên là nếu ta nuôi chó làm bạn, nó là bạn, còn khi người ta chỉ nuôi chó để ăn, vậy đó là thực phẩm thôi mà?
- Đúng rồi, tôi đồng ý bạn có thể nghĩ vậy. Nếu bạn không tin rằng ta và chó có mối liên hệ đặc biệt gì thì bạn có thể nuôi nó làm thức ăn. Nhưng dù có nuôi để giết thịt, con người cũng có trách nhiệm với sự bình an của loài động vật mình nuôi. Bạn phải nuôi đàng hoàng chứ không phải hành hạ chúng. Đây chỉ là vấn đề đạo đức của mỗi người. Bạn có biết đối xử với một sinh vật sống khác như cách chúng xứng đáng không, dù bạn là loài cao cấp?
Hãy tưởng tượng nếu người ngoài hành tinh đổ bộ xuống Trái đất và coi loài người chỉ là một động vật đang sợ hãi, coi chúng ta là thức ăn. Không lẽ ta cũng nghĩ, phải, họ là loài cao cấp, họ có quyền ăn thịt ta?
Cảm ơn ông vì cuộc trò chuyện.
Theo KHẢI ĐƠN - Tuổi Trẻ Cuối Tuần
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức cuộc họp nhằm chuẩn bị cho phiên họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng các danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú (NSND, NSƯT) và danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú (NNND, NNƯT) năm 2018.
Nghệ thuật truyền thống dân tộc như: tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc… đang kêu cứu, vì người xem ngày càng giảm, người theo nghề ngày càng hiếm. Hiện nghệ thuật truyền thống dân tộc đang thiếu hụt trầm trọng lực lượng thay thế trên tất cả các lĩnh vực, như diễn viên, nhạc công, biên kịch, đạo diễn…
Từ góc nhìn của nhà quy hoạch, Giám đốc SLAB, Đại học Nam California (Mỹ), GS. Annette Kim cho rằng, vỉa hè đa chức năng là một phần tạo nên thành phố sôi động, bền vững, đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng.
Kết thúc loạt bài này, chúng tôi mong muốn, những nhận thức về văn hóa ngày càng hoàn thiện tiến gần đến giá trị cốt lõi nhất của văn hóa: Hình thành nhân cách con người và cốt cách của một dân tộc, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng để đất nước phát triển bền vững.
Hiện nay, nguy cơ mai một giá trị truyền thống làng xã rất lớn, ở cả chiều rộng và chiều sâu. Việc bảo tồn các giá trị di sản trong quá trình quy hoạch không gian kiến trúc làng không thể chậm trễ và trì hoãn. Trong đó, bảo tồn thích ứng và phát triển tiếp nối là phương thức mà giá trị tinh thần của di sản được kế thừa, hoàn thiện.
Chỉ đạo nghệ thuật được ví như người giữ lửa, bảo đảm khuynh hướng nghệ thuật, phong cách sáng tạo của đơn vị. Tuy nhiên, nhiều nhà hát của Hà Nội đang thiếu đội ngũ chỉ đạo nghệ thuật tài năng, chuyên nghiệp, dẫn tới sáng tạo ít mang tính đương thời, chưa có nhiều tác phẩm đỉnh cao có thể cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật khác.
Mặt nạ giấy bồi, đèn kéo quân, tàu thủy sắt tây... từng mang lại niềm vui cho biết bao đứa trẻ mỗi độ Tết Trung thu. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này liệu có cần thay đổi để đáp ứng thị hiếu trẻ nhỏ “thời 4.0”?
Vài năm trở lại đây, thị trường sách thiếu nhi trong nước đã có những chuyển biến với nhiều tín hiệu khởi sắc, nhưng vẫn cần nhiều cú hích để thực sự ổn định.
Dù trẻ con ngày nay ít còn chơi đèn kéo quân nữa, nhưng mỗi mùa Trung thu đến, gần ngày rằm tháng 8, nghệ nhân Vũ Văn Sinh lại cặm cụi làm những chiếc đèn truyền thống để giữ nghề, hoài niệm tuổi thơ và tưởng nhớ tổ tông.
Năm 2018, cải lương đánh dấu sự xuất hiện đúng 100 năm trên mảnh đất Nam bộ. Ngoài vở diễn “Thầy Ba Đợi” tri ân người khai sáng bộ môn nghệ thuật này, bộ phim “Song Lang” cũng ra mắt công chúng để góp thêm tình yêu cho khán giả hôm nay đối với loại hình sân khấu độc đáo trong tâm thức cư dân mở đất. Con đường đã qua của cải lương rất nhiều thành tựu, nhưng con đường phía trước của cải lương cũng không ít thử thách!
Dù còn nhiều khó khăn nhưng giới bạn đọc đang dần tiếp cận và sử dụng những sản phẩm trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 để có thể thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin hữu ích.
Vùng đất phía Tây Hà Nội còn nhiều ngôi đình làng là biểu tượng của vùng xứ Đoài, với những giá trị đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc. Tuy nhiên, hiện nay, các ngôi đình này đối diện với nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Đã có rất nhiều công trình bị “trùng tu như phá”, gần đây nhất là tại đình Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.
Mong muốn nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn lại các nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Việt Nam, ngày 8-8, Ỷ Vân Hiên với đội ngũ các bạn trẻ chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn cùng với lòng nhiệt thành, sức sáng tạo mạnh mẽ đã ra mắt tại Hà Nội.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành xuất bản đã gây được tiếng vang trong xã hội với nhiều cuốn sách có nội dung tốt, mang tính thời sự... Số lượng xuất bản phẩm vi phạm về nội dung có giảm so với cùng kỳ năm 2017 nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để.
Tiếp bước sự sáng tạo với sơn mài của các bậc thầy thời kỳ hội họa Đông Dương, ngày nay nghệ thuật sơn mài đương đại vẫn kế thừa và phát triển với nhiều lối biểu hiện và tìm tòi mới. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả nghệ thuật, nhiều sáng tạo cũng gây tranh luận.
Tính đến thời điểm này, Việt Nam có 12 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh. Thế nhưng, bên cạnh niềm vinh dự thì những danh hiệu cũng đang tạo ra nhiều sức ép không nhỏ với các nhà quản lý văn hóa trong công tác quảng bá, bảo tồn và phát triển.
Tuồng là môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, cũng giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, tuồng đang đứng trước nguy cơ mai một. Ở đó việc bảo tồn để duy trì và phát triển nghệ thuật tuồng đang là “bài toán” không dễ gì tìm được câu trả lời thấu đáo.
“Ok (đồng ý) hay không thì mày nhớ confirm (xác nhận) cho người ta nha”; “giao đứa nào set up (sắp xếp) vụ này ngay và luôn đi chứ hứa rồi bỏ đó không hà”; “go now (đi ngay), mà free (miễn phí) thiệt hả?”; “nay được ở nhà full (cả) ngày”… Đó là vài trong số những câu Tây không ra Tây, ta chẳng ra ta mà giới trẻ Việt đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Mùa World Cup 2018 đang đến những giờ phút cao trào của xúc cảm trong lòng người hâm mộ môn thể thao “vua”. Mỗi trận đấu mang lại nhiều cung bậc tình cảm: hân hoan, hào hứng, thất vọng, buồn khổ... theo từng đường bóng. Trong làng văn cũng có rất nhiều người hâm mộ đang cuồng nhiệt cổ vũ cho đội bóng mình yêu thích, thành thật khóc - cười sau mỗi trận bóng, và cuối cùng là đặt bút... làm thơ.
Chúng ta tưởng rằng, chúng ta tạo ra mạng xã hội là để chúng ta tự do hơn: tự do phát ngôn, tự do thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình, nhưng nhìn những điều đang diễn ra, chúng ta liệu có đạt được tự do thực sự và quan trọng hơn, là tìm kiếm được hạnh phúc?