Linh xa Đại tướng về đến Vũng Chùa

15:33 13/10/2013

Di chuyển chậm rãi giữa biển nguời lưu luyến, sau gần 3 tiếng đồng hồ, đoàn xe tiêu binh chở linh cữu Đại tướng vừa về đến khu vực Vũng Chùa. Nguời đưa tiễn đang đếm những bước chân cuối cùng trên hành trình đưa Đại tướng về nơi an nghỉ...

15h10', linh xa Đại tướng về đến khu vực Vũng Chùa, chuẩn bị kết thúc hành trình hơn 500km về nơi an nghỉ của người.
 
Đoàn linh xa tiến vào khu vực Vũng Chùa (ảnh: Văn Dũng).
Đoàn linh xa tiến vào khu vực Vũng Chùa (ảnh: Văn Dũng).
 
15h, chỉ còn ít phút nữa nữa đoàn xe tang sẽ đưa linh cữu Đại tướng về tới Vũng Chùa - Đảo Yến. Những người dân có mặt tại Núi Rồng đang xếp thành hàng ngang, nghiêm trang đón Đại tướng. Nhiều người dân không thể chen chân đã tìm tới những ngôi nhà cao tầng của Khu kinh tế Hòn La, những chòi canh cao tới ngọn cây. Thời khắc giây phút linh thiêng nhất của người con ưu tú về với đất mẹ đã điểm.
 
Ngã ba đường lên núi Rồng đã chật cứng người.
Ngã ba đường lên núi Rồng đã chật cứng người.
 
Nhiều người dân đã treo lên cả chòi canh để dõi theo đoàn xe tang Đại tướng.
Nhiều người dân đã treo lên cả chòi canh để dõi theo đoàn xe tang Đại tướng (ảnh: Văn Dũng).
 
14h53’, đoàn rước linh cữu Đại tướng về đến gần khu vực Vũng Chùa, nơi ít phút nữa sẽ diễn ra lễ an táng Đại tướng.
 
 
14h20', linh xa đưa linh cữu Đại tướng Đã về tới xã Quảng Hưng của huyện Quảng Trạch. Tính từ xã Quảng Hưng, đoàn tang lễ sẽ còn đi qua địa bàn 3 xã khác, bao gồm Quảng Tùng, Quảng Phúc, Quảng Đông với quãng đường gần 14km. Dù đây là những địa bàn chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 10, nhưng những người dân ở đây vẫn gác nỗi niềm riêng, hòa cùng tâm trạng tiếc thương, tiễn đưa người con ưu tú của Quảng Bình về đất mẹ.
 
Dòng người ngược lên Núi Rồng chuẩn bị đón đoàn linh xa Đại tướng.
Dòng người ngược lên Núi Rồng chuẩn bị đón đoàn linh xa Đại tướng (ảnh: Văn Dũng).
 
14h30, linh xa đưa linh cửu Đại tướng đã về tới thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, cách Vũng Chùa - Đảo Yến 17km theo hướng Sài Gòn Hà Nội.
 
14h15’, đoàn xe rước linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang đi trên Cầu Gianh bắc qua sông Gianh. Sông Gianh được khánh thành hồi năm 1999. Trong cuộc chiến tranh với tinh thần "Xe chưa qua, nhà không tiếc”, nhân dân đôi bờ sông Gianh đã bền gan chiến đấu, bảo đảm an toàn hàng triệu tấn hàng vượt sông chi viện cho chiến trường miền Nam. Những ngày qua nằm trong cung đường linh cửu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua, Cầu Gianh đã được Khu Quản lý đường bộ IV, tỉnh Quảng Bình dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, lan can cầu được sơn màu trắng.
 
 
14h,

14h,
 
14h, linh xa Đại tướng đến cầu Dênh (xã Bắc Trạch, huyện Quảng Trạch). Hiện hàng vạn người dẫn vẫn chen chân để cung nghinh người con kiệt xuất của Quảng Bình. Cung đường gần như tắc nghẽn vì nhiều người tràn xuống lòng đường.
 
(Ảnh: Đặng Tài)

(Ảnh: Đặng Tài)

(Ảnh: Đặng Tài)

(Ảnh: Đặng Tài)
 
13h56', xe linh cữu Đại tướng di chuyển đến khu vực đèo Lý Hòa, cách thành phố Đồng Hới 25km.
 
Lý Hòa là tên gọi của một vùng quê được hình thành từ năm 1705, nằm cạnh đường quốc lộ 1A, cách tỉnh lỵ Quảng Bình chừng 23 km về phía Bắc Đèo Lý Hòa cũng như Khu danh thắng Lý Hòa đã từng vinh dự được Bác Hồ, đồng chí Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh đi qua, ghé thăm và tắm biển. Đây là mảnh đất mang nhiều sự kiện lịch sử và là nơi an dưỡng, nghỉ mát, thưởng thức nhiều loại hải sản như mực, tôm, cá, là một địa điểm lý tưởng cho du khách thập phương và của Quảng Bình.
 
Dòng người ùa ra đón linh xa chở Đại tướng (Ảnh: Đăng Đức)
Dòng người ùa ra đón linh xa chở Đại tướng (Ảnh: Đăng Đức)
 
 
13h20’, lúc này, đoàn linh xa đang đến ngã 3 đường vào vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch). Những lần trước về quê, Đại tướng rất quan tâm đến việc giữ rừng, trồng rừng tại quê hương. Lần này trở về, hẳn Người rất hài lòng khi lời dặn của Người đã được nhân dân Quảng Bình thực hiện tốt.
 

Linh xa chở Đại tướng hướng về Vũng Chùa (Ảnh: Đăng Đức)
Linh xa chở Đại tướng hướng về Vũng Chùa (Ảnh: Đăng Đức)
 
Những dòng xe nối đuôi nhau như kéo dài bất tận đang đưa Đại tướng về nơi an nghỉ, đi chầm chậm giữa 2 dòng người.
 
12h50’, do người dân đứng hai bên đường quá đông, đoàn xe chở linh cữu Đại tướng hiện di chuyển rất chậm. Đến thời điểm này, cỗ linh xa mới đi được hơn 1km tính từ sân bay Đồng Hới.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hộ tống, đưa linh cữu Đại tướng ra linh xa.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hộ tống, đưa linh cữu Đại tướng ra linh xa.
 
12h40’, tại Vũng Chùa (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch), tranh thủ trời tạnh ráo sau một ngày mưa lớn, các lực lượng đã thi công nốt đường dẫn tới khu an táng Đại tướng. Các bộ phận chuẩn bị đã sẵn sàng.
 
Thời tiết tại địa phương rất thuận lợi. Trời nắng nhẹ, rừng thông, bạch đàn như xanh hơn đón Đại tướng. Đứng tại Vũng Chùa có thể nhìn rõ Mũi Rồng, Đảo Yến, Hòn Tre, Hòn Nồm… Trên đường hướng đến xã Quảng Đông, người dân với vòng hoa, dòng chữ “Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Đại tướng của nhân dân”, nhiều người mang theo di ảnh của người, nhiều giọt nước mắt đã rơi.
 
Người dân chờ đón Đại tướng bên ngoài sân bay Đồng Hới (Ảnh: Đặng Tài)
Người dân chờ đón Đại tướng bên ngoài sân bay Đồng Hới (Ảnh: Đặng Tài)
 
12h26’, đoàn xe rời sân bay Đồng Hới, hướng về phía huyện Quảng Trạch. Xe chở linh cữu Đại tướng đi qua, hàng vạn người dân Quảng Bình đã ùa ra đường, khóc ngất trong sự tiếc thương đến tận cùng.

Từ sớm, người dân đã xếp hàng dài dọc hai bên đường, những nơi linh cữu Đại tướng sẽ đi qua để được một lần nhìn thấy và tiễn đưa người về nơi an nghỉ cuối cùng. Rất nhiều lần, nghe âm thanh của máy bay lướt qua, người  dân lại nhốn nháo, đứng  dậy chuẩn bị chào đón.

Theo lộ trình, linh cữu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ xuất phát từ sân bay Đồng Hới và đi dọc QL 1A, qua các địa điểm như xã Lộc Ninh (TP Đồng Hơi), các xã Nhân Trạch, Đồng Trạch, Bắc Trạch …huyện Bố Trạch; các xã Quảng Thọ, Quảng Thuận, Quảng Xuân…(huyện Quảng Trạch) để đến Vũng Chùa – Đảo Yến. 

12h22’, trên các ngả đường hướng từ sân bay Đồng Hới, người dân cố gắng chọn những chỗ sát đường nhất để được gần Đại tướng nhất, không quản đường sá xa xôi, không quản thời tiết tại Quảng Bình hôm nay đang nắng nóng.
 
12h15’,
 
Các cứu chiến binh dơ cao bức chân dung tiễn biệt Đại tướng (ảnh: Đặng Tải)
Các cựu chiến binh giơ cao bức chân dung tiễn biệt Đại tướng (ảnh: Đặng Tải)
 
12h15’, quốc kỳ đang được các chiến sĩ tiêu binh phủ lên linh cữu của Đại tướng. Các chiến sĩ tiêu binh nâng lồng kính đặt lên linh cữu Đại tướng.
Linh cữu của Đại tướng được đặt trang trọng trên cỗ linh xa với khẩu đại pháo cỡ nòng 102mm. 
 
12h11’, đội tiêu binh khiêng linh cữu của Đại tướng có các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước hộ tống. Đoàn có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hướng về phía cửa sân bay. 

12h08', đội tiêu binh đang đưa linh cữu Đại tướng từ từ tiến về cỗ linh xa.
 
Chuyên cơ chở Đại tướng hạ cánh tại sân bay Đồng Hới (Ảnh: Vov)
Chuyên cơ chở Đại tướng hạ cánh tại sân bay Đồng Hới (Ảnh: Vov)
 
Đại tướng về thăm quê hương lần cuối tháng 1/2004. Đại tướng đã nói chuyện với các lão thành cách mạng, Đại tướng đặc biệt quan tâm những vấn đề lâu dài của tỉnh Quảng Bình.
 
12h3’, linh cữu Đại tướng đang được tiêu binh cẩn thận di chuyển từ chiếc chuyên cơ ATR 72 sang cỗ linh xa đợi sẵn.
 
Người dân xếp hàng dài trên đường linh xa đưa Đại tướng đi qua (Ảnh: Đăng Đức)
Người dân xếp hàng dài trên đường linh xa đưa Đại tướng đi qua (Ảnh: Đăng Đức)
 
11h55', chuyên cơ VN103 chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới.
 
11h30', chuyên cơ Airbus mang số hiệu VN1911 chở các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, các đoàn khách quốc tế và gia quyến Đại tướng đã về đến sân bay Đồng Hới.
 
(Theo: VOV)
(Theo: VOV)
 
Từ sáng sớm nay, người dân Quảng Bình và các vùng lân cận đã tập trung rất đông trước sân bay Đồng Hới để đón chờ Đại tướng trở về. Trong sân bay, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất. Đội tiêu binh và phương tiện rước linh cữu của Đại tướng đã tập trung theo đội hình tại khu vực phía trong của sân bay.
 
Theo Dân trí
 
 
 
 
 
 
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Vừa qua, một số cá thể thiên nga đã được thả vào hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Việc làm này đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Dù sau đó, các cá thể thiên nga đã được di chuyển đến một địa điểm khác song từ sự việc này nhiều người tỏ ra băn khoăn bởi hồ Hoàn Kiếm vốn được coi là nơi linh thiêng, hơn nữa hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn còn là Di tích quốc gia đặc biệt.

  • Khi toàn cầu hóa, nhiều người mới ý thức rõ hơn tầm quan trọng của sáng tạo. Nhiều quốc gia coi sáng tạo là nguồn lực chính trong nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, bên cạnh động lực cũng tạo ra nhiều thách thức đối với khả năng sáng tạo của con người.

  • “Hiện thực” của đời sống hiện ra trước cái nhìn của chúng ta luôn luôn là một hỗn hợp, một nồi súp lẩu của “thực tế” và “tri nhận”, không tách bạch, và không dễ tách bạch được.

  • Nuôi dưỡng tâm hồn ham đọc sách từ bé cho con, sẽ giúp con dễ dàng vượt qua được giai đoạn khủng hoảng của tuổi mới lớn, giúp con mạnh mẽ đối mặt với những thay đổi của bản thân, và sóng gió của cuộc đời.

  • Để không bị lãng quên giữa các loại hình nghệ thuật giải trí hiện đại, sân khấu cải lương nói riêng, nghệ thuật truyền thống nói chung, đang tìm cách chuyển mình, dần tìm lại chỗ đứng. Trong quá trình tìm hướng đi mới ấy, các nghệ sĩ không hoàn toàn chạy theo thị hiếu một cách dễ dãi mà bỏ qua yếu tố nghệ thuật.

  • Một năm qua, sự xuất hiện của các sàn đấu giá nghệ thuật đã góp phần thúc đẩy hội họa phát triển, tạo ra thị trường lành mạnh thu hút nhà đầu tư cũng như giới mộ điệu. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ.

  • Văn hóa là sản phẩm, đồng thời là điều kiện, động lực, phương thức tồn tại và phát triển của một đất nước. Văn hóa có sự phát triển tự thân nhưng cũng có cả sự tiếp nhận bên ngoài. Theo các chuyên gia, trong khi bảng giá trị của người Việt xuất hiện một số hiện tượng lệch lạc, cần nghiên cứu xây dựng hệ thống chuẩn mực xã hội, từ đó xác định khuôn khổ để trở lại chân giá trị.

  • Khi các hoạt động diễn xướng dân gian dần tách khỏi, đình làng dường như đánh mất một phần linh hồn, còn nghệ thuật truyền thống cũng thiếu khí vị. Theo NSƯT Đoàn Thanh Bình, những buổi diễn của Giáo phường Đình làng Việt một năm qua chính là hành trình để mỗi người được về lại ngày xưa, đắm mình trong đời sống văn hóa cộng đồng.

  • Thêm một lần mổ xẻ về thực trạng của lý luận phê bình sân khấu hiện nay, các nhà chuyên môn, tác giả đều cho rằng lý luận phê bình của sân khấu nước nhà rất thiếu, yếu và luôn bị các nhà hát… phớt lờ.

  • Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã chia sẻ đầy trăn trở tại Hội thảo "Liên hoan phim Việt Nam trong sự nghiệp phát triển điện ảnh dân tộc" vừa qua ở Đà Nẵng.

  • Sáng 16/11, Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội - nhận diện, bảo tồn và phát triển” tại đình Hào Nam. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa - xã hội, các nghệ nhân dân, đồng đền, thủ nhang, thanh đồng…

  • Gần đây, một số trường ngoài công lập tăng học phí cao gây phản ứng của phụ huynh và bất bình dư luận. Đáng chú ý là theo Luật Giáo dục 2005, các cơ quan quản lý nhà nước không có thẩm quyền quản lý việc thu chi của các trường ngoài công lập. Các trường này hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và ngành giáo dục chỉ giám sát về chỉ tiêu tuyển sinh, chương trình đào tạo.

  • Là di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng Quốc gia từ năm 1991, nhưng những giá trị lịch sử, yếu tố nguyên gốc tại chùa Khúc Thủy, thôn Khúc Thủy (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã bị xâm phạm nghiêm trọng.

  • Không phải ai sinh ra cũng đã có thẩm mỹ âm nhạc mà nó được hình thành gắn với không gian sống, điều kiện thụ hưởng. Theo nhạc sĩ Quốc Trung, hiện nay ở Việt Nam hầu hết các chương trình nghệ thuật chỉ trình diễn một vài thể loại nhạc, bó hẹp sự lựa chọn của khán giả. Nếu mọi người tự mở rộng, bỏ qua rào cản để thử nghiệm nhiều thể loại nhạc khác nhau, sẽ phát hiện ra nhiều thứ mới mẻ, thú vị.

  • Cuộc sống của họ ra sao, quan niệm về tình yêu, hạnh phúc, nỗi buồn, suy nghĩ về truyền thống, hiện tại và tương lai như thế nào? Để tìm ra câu trả lời, đạo diễn người Hà Lan Manouchehr Abrontan đã đi từ Nam ra Bắc, phỏng vấn hàng trăm phụ nữ ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, vai trò khác nhau. Và “Việt Nam tim tôi” ra đời như tình ca về vẻ đẹp, sức mạnh của phụ nữ Việt.

  • “Học sinh như bó đuốc, nhiệm vụ của tôi là truyền lửa cho bó đuốc. Nhưng trước khi truyền lửa được thì giáo viên phải là người yêu thích, say mê tìm tòi, chắt lọc cái hay trong môn học, khơi gợi cho các em tự tìm tòi, tự phát hiện ra vấn đề”. Đó là chia sẻ của thầy giáo Lê Quang Nhân, Trường THPT chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk tại Lễ tuyên dương gương Người tốt việc tốt đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016 - 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) tổ chức sáng 18.10.

  • Trong bối cảnh cần khẳng định văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, việc tìm ý tưởng sáng tạo từ “Truyện Kiều” được cho là con đường ngắn nhất. Như GS. Phong Lê, Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam nhận định: “Doanh nhân dùng chữ tâm ấy để tiến là phúc cho họ, cũng là phúc cho xã hội vậy”.

  • Trước các phương tiện nghe nhìn, sách đang trở nên yếu thế hơn. Người lớn cũng ngại đọc sách, còn trẻ em thì thích xem iPad và chơi game. Làm sao để tạo được thói quen đọc sách cho trẻ, qua đó, dần nuôi dưỡng tâm hồn các em bằng sách?

  • Chú trọng phát triển văn hóa đọc tại vùng nông thôn, miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, văn hoá đọc ở trẻ em nói riêng sẽ không thể phát triển rộng lớn nếu hệ thống phát hành sách chỉ tập trung ở thành phố và trẻ em nông thôn, miền núi vẫn còn “đói sách”.

  • Hoạt động đấu giá nghệ thuật ở Việt Nam mới đang ở buổi bình minh. Buổi đấu giá nghệ thuật chính thức đầu tiên được tổ chức cách đây chưa đầy hai năm bởi Công ty Cổ phần Bán đấu giá Lạc Việt tại Hà Nội hồi tháng 5/2016.