"Chúa sân" khao Tết

14:45 27/01/2010
NGUYỄN VĂN CHƯƠNGÁnh nắng ban mai chiếu vào mắt làm chú mèo con mở choàng. Nó nhìn ra sân, thấy một bầy lóc nhóc gà, vịt, ngan, cún, ỉn đang cười đùa. Mèo con nhảy phóc ra, xù lông, giương mắt, "meo" một tiếng rồi gườm gườm nhìn lũ nhóc.

Ảnh: Internet

- Này! Có biết ta là ai không? Mèo con hỏi.

- À... ừa... Thì cậu là mèo con chứ gì? Cún con đáp.

- Xì... Sao lại mèo con? Tớ là "tiểu hổ" nghe chưa? Xem tớ có giống hổ không nào? Ngày xưa, hổ còn là học trò của cụ ky tớ đấy, các cậu không nhớ à?

Vịt thủng thẳng:

- Cậu chỉ đúng là mèo thôi. Nhưng muốn là hổ, chúng tớ gọi hổ cũng được - "hổ con" nhé?

- Không phải "hổ con", mà là "tiểu hổ" nghe mới oai. Các cậu phải gọi tớ là "chúa sơn lâm" nữa.

Cả bọn cười ồ:

- Nhưng ở đây làm gì có núi rừng. Chỉ có mảnh sân con này với bọn chúng tớ. Hay gọi cậu là "chúa sân" được không?

Mèo con nghĩ: "sân" hay "sơn lâm" cũng chẳng sao. Có chữ "chúa" là oách rồi. Nó bèn gật đầu "Ừ" một tiếng trong cổ họng cho có vẻ oai vệ. Nhưng là "chúa" chẳng lẽ không tỏ tài năng gì với đám "thần dân" này thì làm sao họ kính phục? Bởi vậy "chúa" phán:

- Sắp Tết rồi. Ta sẽ khao các ngươi một bữa tiệc thịt chuột ra trò. Đêm ba mươi Tết, cỗ bàn bánh trái có nhiều, bọn chuột thế nào cũng mò ra vụng. Ta sẽ trổ võ nghệ cao cường bắt hết bọn chúng thết đãi các ngươi vào sáng mồng một Tết mừng năm mới, nghe chưa?

Cả bọn buồn cười quá nhưng cố bụm miệng "vâng' một tiếng rõ to. Mèo con khoái chí, vểnh râu mép, khệnh khạng bước đi.

Ba mươi Tết, Mèo con ra cào nát thân cây cau để giũa vuốt. Đêm. Cả nhà luộc bánh tét, lịch kịch làm cỗ mãi quá giao thừa mới xong. Khi mọi người yên giấc, mèo con vươn vai bắt đầu lùng sục khắp trên nhà, xó bếp. Thoáng thấy thằng chuột thập thò mấy chỗ cây bánh tét, mèo con lao đến. Nó hất cây bánh để tìm chuột. Bỗng... "uỵch"! Mèo con bị một đòn trời giáng vào giữa lưng. Nó hốt hoảng quay phắt lại, xù lông, trợn mắt, giơ vuốt phòng thủ, tưởng tướng chuột tấn công. Hóa ra một cây bánh tét bị đổ. Mèo con vừa đau vừa tức, thề quyết bắt được chuột mới hả giận. Nó phốc ngay lên nóc chạn lùng sục. Mèo con đu người lên miệng cái xoong to. "Xoảng". Cả xoong và mèo rơi xuống đất. Miệng xoong úp chụp lấy nó. Mèo "ngao ngao" ầm ĩ cố tìm cách chui ra. Nhưng cả mèo và tiếng mèo bị giam trong xoong cho đến sáng.

Vừa được cô chủ mở nắp "nhà giam", mèo con nhoáng nhoàng lao ra sân như mũi tên bắn. Bọn "thần dân" hò reo ầm lên:

- Hoan hô "Tiểu hổ"! Hoan hô "chúa sân"! Chúng ta chuẩn bị đánh chén thịt chuột "chúa" khao Tết này!

Mèo con xấu hổ quá, cúp tai, phóng một mạnh ra ngoài cánh đồng không dám quay đầu lại.

N.V.C
(120/02-99)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • QUÁCH THÁI DI

    Tôi đẩy nhẹ cửa bước vào một gian phòng khá lớn, cố gắng không gây ra tiếng động. Tôi ngồi xuống chiếc ghế bành đặt gần kệ sách rất cao, lắng nghe dòng suối âm thanh trong trẻo đang chảy ra từ cây đàn piano màu trắng.

  • VIỆT HÙNG

    Tosenli bước vào tiệm cho thuê đồ "Con Ngỗng Vàng". Người chủ tiệm thấy ông, theo thói quen, chẳng cần hỏi, đi thẳng đến nơi treo đồ.

  • VIỆT HÙNG

    Đêm tháng 6 của Hà Nội. Căn phòng 24 mét vuông như chật thêm. Giáo sư Sơn ngồi mơ màng nhả khói thuốc.

  • TẠ XUÂN HẢI

    Cầu Sòng là một nơi hoàn toàn vắng vẻ. Nếu có công chuyện thật sự cấp bách phải qua sông, người ta đi vòng xuống phía hạ nguồn khoảng hai cây số, ở đó có một chiếc cầu khác.

  • PHƯƠNG HÀ

    Tôi tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, đầu vẫn còn đau. Trước mắt tôi là màu trắng toát của bốn bức tường bệnh viện.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU
                  Truyện ngắn dự thi

    Kìa, lão đang đứng trước mắt chúng tôi đây, tay ngửa ra xin của bố thí, và đợi chờ một chút ân huệ nhỏ nhoi...


  • TRƯƠNG QUỐC TOÀN

    Lạ quá. Mùi hương thoang thoảng từ đâu theo gió đến đây. Một ngôi nhà nhỏ vách và mái đều từ lá tranh có sẵn trên núi.

  • HÀ KHÁNH LINH

    Thuở còn tiệm đế, đức Thái Tổ Cao Hoàng đế đã bôn ba tạo dựng cơ nghiệp - Vào sinh ra tử, nằm gai nếm mật nhiều phen.

  • TRƯƠNG CÔNG DŨNG

    I
    Những ngày đầu ở thôn Phước Quả tôi không "bắt rễ" vào được một gia đình nào cả. Trước khi phân công tôi về đây, Trần Quốc Nghĩa - đội trưởng đội công tác kiêm Chủ tịch Uỷ ban Quân quản xã - cho tôi biết sơ bộ tình hình của thôn.

  • NGUYÊN NGUYÊN

    Chúng tôi vẫn tiếp tục rảo bước, dọc đại lộ hoang vắng, vẻ như nàng vẫn chưa có dấu hiệu muốn dừng lại. Bởi trước đó nàng nói, khi nào tới gần quảng trường thì dừng lại, nhưng chúng tôi đã đi qua quảng trường cách đây năm phút rồi.

  • PHÁT DƯƠNG

    Giờ ai còn rảnh rỗi ngắm mặt trăng nữa? Người ta bị giá đồ ăn và những thứ lặt vặt bủa vây.


  • NGUYỄN TOÀN THẮNG

    Đinh Tú nhiều năm đèn sách siêng năng, nhưng không hiểu sao thi lần nào trượt lần ấy.

  • DƯƠNG GIAO LINH

    Con dâu nhanh nhảu ra đỡ chiếc làn trên tay bà:
    - Nay mẹ có mua như con bảo không ạ?

  • CÁT LÂM

    1.
    Cảm giác thức giấc phải đối mặt với lo sợ hoặc buồn phiền thật là khó chịu. Giấc mơ đêm qua không nhớ nổi mình mơ gì.

  • BẠCH LÊ QUANG

    1.
    Mấy năm về hưu, cõi người chộn rộn, xa xôi, giáo Nghĩa dặn lòng, thôi thì, thân thoái, về với chim chóc, cỏ cây. Tự tâm, ông nghĩ, có khi, muông thú, tiếng chim, hoa và lá lại có chỗ hơn người.

  • NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH

    Mưa quất ràn rạt trên đầu. Mưa như xói cát vào mắt cay xè. Thanh nhoài mình ra cố nắm lấy hai bàn tay bé nhỏ mềm mại đang chới với đưa lên từ mặt nước. Con đò nhỏ mỏng manh chao đảo chực lật úp. Và mảng chớp lòa trước mắt kèm theo tiếng nổ khô khốc chụp xuống hất anh ngã nhào...


  • Hòa Vang - Luân Lâm - Dương Thành Vũ

  • PHẠM GIAI QUỲNH

    1.
    Đây là một nơi như thế, Viễn buông một câu không đầu không cuối khi xách hành lý của Khanh lên và dẫn cô vào trong nhà nghỉ tạm.

  • TÔN NỮ DẠ LY

    Ly cảm giác mình như bị xé toang da thịt. Bầu trời đêm như mọi khi, vẫn không vỗ về cô, nó để cô lạc lõng, cô đơn như những hạt mưa, như những cơn gió đông vẫn đang mải mê với điệu vũ của chúng ngoài kia.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Ngày cha mất, mắt mẹ buồn như cơn đông miền núi Khước. Tôi vân vê những trái sầu bám riết bên ngực, bất lực nhìn đó đeo bám suốt quãng đời từ khi mở mắt.