"Chúa sân" khao Tết

14:45 27/01/2010
NGUYỄN VĂN CHƯƠNGÁnh nắng ban mai chiếu vào mắt làm chú mèo con mở choàng. Nó nhìn ra sân, thấy một bầy lóc nhóc gà, vịt, ngan, cún, ỉn đang cười đùa. Mèo con nhảy phóc ra, xù lông, giương mắt, "meo" một tiếng rồi gườm gườm nhìn lũ nhóc.

Ảnh: Internet

- Này! Có biết ta là ai không? Mèo con hỏi.

- À... ừa... Thì cậu là mèo con chứ gì? Cún con đáp.

- Xì... Sao lại mèo con? Tớ là "tiểu hổ" nghe chưa? Xem tớ có giống hổ không nào? Ngày xưa, hổ còn là học trò của cụ ky tớ đấy, các cậu không nhớ à?

Vịt thủng thẳng:

- Cậu chỉ đúng là mèo thôi. Nhưng muốn là hổ, chúng tớ gọi hổ cũng được - "hổ con" nhé?

- Không phải "hổ con", mà là "tiểu hổ" nghe mới oai. Các cậu phải gọi tớ là "chúa sơn lâm" nữa.

Cả bọn cười ồ:

- Nhưng ở đây làm gì có núi rừng. Chỉ có mảnh sân con này với bọn chúng tớ. Hay gọi cậu là "chúa sân" được không?

Mèo con nghĩ: "sân" hay "sơn lâm" cũng chẳng sao. Có chữ "chúa" là oách rồi. Nó bèn gật đầu "Ừ" một tiếng trong cổ họng cho có vẻ oai vệ. Nhưng là "chúa" chẳng lẽ không tỏ tài năng gì với đám "thần dân" này thì làm sao họ kính phục? Bởi vậy "chúa" phán:

- Sắp Tết rồi. Ta sẽ khao các ngươi một bữa tiệc thịt chuột ra trò. Đêm ba mươi Tết, cỗ bàn bánh trái có nhiều, bọn chuột thế nào cũng mò ra vụng. Ta sẽ trổ võ nghệ cao cường bắt hết bọn chúng thết đãi các ngươi vào sáng mồng một Tết mừng năm mới, nghe chưa?

Cả bọn buồn cười quá nhưng cố bụm miệng "vâng' một tiếng rõ to. Mèo con khoái chí, vểnh râu mép, khệnh khạng bước đi.

Ba mươi Tết, Mèo con ra cào nát thân cây cau để giũa vuốt. Đêm. Cả nhà luộc bánh tét, lịch kịch làm cỗ mãi quá giao thừa mới xong. Khi mọi người yên giấc, mèo con vươn vai bắt đầu lùng sục khắp trên nhà, xó bếp. Thoáng thấy thằng chuột thập thò mấy chỗ cây bánh tét, mèo con lao đến. Nó hất cây bánh để tìm chuột. Bỗng... "uỵch"! Mèo con bị một đòn trời giáng vào giữa lưng. Nó hốt hoảng quay phắt lại, xù lông, trợn mắt, giơ vuốt phòng thủ, tưởng tướng chuột tấn công. Hóa ra một cây bánh tét bị đổ. Mèo con vừa đau vừa tức, thề quyết bắt được chuột mới hả giận. Nó phốc ngay lên nóc chạn lùng sục. Mèo con đu người lên miệng cái xoong to. "Xoảng". Cả xoong và mèo rơi xuống đất. Miệng xoong úp chụp lấy nó. Mèo "ngao ngao" ầm ĩ cố tìm cách chui ra. Nhưng cả mèo và tiếng mèo bị giam trong xoong cho đến sáng.

Vừa được cô chủ mở nắp "nhà giam", mèo con nhoáng nhoàng lao ra sân như mũi tên bắn. Bọn "thần dân" hò reo ầm lên:

- Hoan hô "Tiểu hổ"! Hoan hô "chúa sân"! Chúng ta chuẩn bị đánh chén thịt chuột "chúa" khao Tết này!

Mèo con xấu hổ quá, cúp tai, phóng một mạnh ra ngoài cánh đồng không dám quay đầu lại.

N.V.C
(120/02-99)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐINH PHƯƠNG  
             Tặng Bình   

    T ghé qua tôi vài phút rồi vội vã đi ngay… 

  • NGUYỄN VĂN UÔNG     

    Tôi dạo một vòng quanh hồ. Ngang con hẻm xóm cũ, tôi ghé vào thăm. Một năm trước đây, đó là một xóm nghèo thành phố với hơn trăm hộ dân.

  • HÀ KHÁNH LINH

    - Thưa bà Thomas Hardine, bà bảo đây là lần đầu tiên bà trở lại thăm Huế?
    - Vâng... nhưng Huế đã ở trong tâm thức tôi, có thể nói Huế là một phần máu thịt của đời tôi.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    A Lưới - hai tiếng đó đối với mỗi người lính Trị Thiên chúng tôi là tiếng gọi trở về. Trong cái rộng lớn chung thì A Lưới là bản lề, là cái nôi cách mạng của Thừa Thiên - Huế. Song với mỗi đời lính lại có một kỷ niệm của riêng mình, không thể bao giờ quên được.

  • TRẦN LÊ TUẤN

    Tôi tỉnh dậy lúc hai giờ sáng.
    Hình như có cái gì đang đập liên hồi vào đầu. Đau lắm. Đau đến không mở mắt ra được.

  • ĐỨC BAN

    1.
    Năm ấy ông Giám đốc Sở quyết định cử tôi lên rừng Vụ Quang tìm kiếm di vật liên quan đến bản chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.

  • NGUYỄN LỘC THÁI HÒA

    Người thợ sửa xe đạp chậm rãi để tờ báo đang đọc qua một bên, ngước nhìn khi tôi dừng xe bước xuống.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Hôm ấy là một hôm trời đặc biệt mù sương, khói sương như những tảng bông tan loãng và ẩm ướt, rây rây bụi trong không gian.

  • NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH  

    Trời vừa nhập nhoạng tối thì nhiều dãy bóng đèn phía ruộng cúc đã đồng loạt sáng bừng lên. Trông chúng tươi vui như những đốm pháo hoa bung nở trăm ngàn tia lửa màu rực rỡ trong sương chiều.

  • MẪU ĐƠN   

    1.
    Điệp vàng kìa anh. Tôi đã nói điều này mỗi khi đi qua con đường ấy. Đó là điệp sao. Tôi cứ tưởng chỉ với mùa hè thôi.

  • ĐỖ TIẾN THỤY    

    Nàng là Y Than, mang cái đẹp ban sơ của bông hoa hoang dại. Bông hoa ấy đến hồi hé cánh tỏa hương thì bướm rừng dập dìu vây bủa.

  • NGUYỄN LUÂN    

    Trời mưa như thác đổ, từng dòng nước đỏ ngầu tràn từ trên vàn núi dội ào ào xuống đường lớn. Thén xắn quần lên quá gối, cứ nhằm lối cũ trong trí nhớ mà sục chân bước đi.

  • NHỤY NGUYÊN       

    Giá anh bay qua được bên đó…”. Miên đọc dòng tin của anh rồi tắt máy. Miên cứ ngồi như vậy nhìn mặt trời xuống dần và quầng mây rực lên ở nóc ngôi chùa.

  • CÁT LÂM      

    Tôi mười ba năm 196X. Tôi sinh ra đã không gần thành phố rất may có chuyến tàu muộn vắt ngang. Chuyến tàu muộn không bao giờ đỗ lại. Xe máy về làng phải vượt dốc khó khăn. 

  • TRƯƠNG QUỐC TOÀN  

    Nhiều khi Hoàng Trang ghét giọng hát của chính mình. Không phải vì quá tệ, giọng ca trong trẻo của cô cất lên luôn chạm vào trái tim khán giả, chuẩn xác nhịp phách.

  • TRẦN QUANG KHANH  

    Bóng núi đổ dài xuống bãi cát cũng là lúc mấy ngư phủ trong làng chài kéo nhau ra thuyền, chuẩn bị cho cuộc hành trình của một đêm sâu mưu sinh trên biển. Bóng nắng hẫng dần lên các chỏm cao của ghềnh đá. Hắn uể oải bước ra sát mép sóng, tìm sự khuây khỏa với đám bụi nước, dư phần của những con sóng vồ vập vỗ vào ghềnh.

  • BẢO THƯƠNG

    Mày ra giữ cho bố một đầu. Lão Thất đang cúi xuống ghìm sợi dây thừng qua gạc xe, ngó lên bảo Kiền. Kiền vùng vằng ậm ờ rồi cũng đứng dậy.

  • VŨ THANH LỊCH    

    Trời nhá nhem, cô Trinh ngồi nhập tịnh, thấy ngực nhói như gai châm, ngoái nhìn qua khe cửa, nhận ra chị Cần.

  • HOÀNG THÁI SƠN

    Một buổi trưa hè oi ả, tôi đi đến đầu làng Cao Bình, nhác thấy bóng một cây đa tán lá sum suê, mát rượi, bèn chạy quàng vào để tránh nắng.

  • NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH   

    1.
    Khu vườn rộng bốn mùa rợp bóng lá khiến ngôi nhà cổ như lọt thỏm sâu hơn vào giữa. Những ngày mưa càng âm u và buồn bã hơn.