@ Nhà xuất bản Đại Học Huế vừa cấp giấy phép “mở hàng” cho một tập thơ của hội viên Hội Nhà văn TT. Huế: Giấc mơ buổi sáng của Nguyễn Lãm Thắng.
Đây cũng là tập thơ thiếu nhi nhiều nhất, dày nhất mà từ trước tới nay Sông Hương nhận được, với 333 bài thơ và 51 bài hát phổ thơ. Nhà phê bình Hồ Thế Hà gọi đây là “vương quốc của chính tuổi thơ anh, giờ được đồng hiện trong nhiều mối quan hệ của thực tại và tưởng tượng nên nó có khả năng hóa giải bao niềm vui nhân ái của cõi người”. Phần lớn trong tập là thơ 5 chữ, dễ đọc dễ nhớ. Một ít bài 3 chữ, 4 chữ, 6 chữ, và cũng có một số bài lục bát. “Như hạt đỗ mới nhú mầm - Ngọn đèn tỏa sáng lặng thầm với đêm/ Có cơn gió rét bên thềm - Vô tư quá đã xô nghiêng ngọn đèn”. Những câu thơ giàu hình ảnh và đong đầy tâm trạng như vầy sẽ tỏa rạng ký ức tuổi thơ.
@ Nguyễn Văn Vũ vốn là nhạc sĩ. Nhưng năm ngoái anh cho in tập thơ Soi mặt lúc nửa đêm trước, rồi từ đó anh lựa chọn một số bài phổ nhạc, nay in thành tập ca khúc gồm 16 bài. Tôi hát thơ tôi (Nxb Thuận Hóa, 2012) “như con sẻ đá gọi nắng mùa hè đẫm vào trong bộ lông trắng đen mùi hương lạ, để cho em vô tình nhận ra viên sỏi rơi xuống khuấy động mặt hồ mấy ngàn đêm nỗi buồn phẳng lặng”. Những nốt nhạc này ngân lên thôi cũng đủ “làm hoang mang những bản nhạc chiều”...
@ Vũ khúc của cát là tập truyện ngắn mới của Ngô Hữu Khoa, tiếp tục “giọng kể hồn nhiên, chân thật, lôi cuốn người đọc vào truyện” (Sông Hương số 223)… Ở đó ta có thể bắt gặp Nghiệp người mà đám đàn ông nhớp nháp kể cả chồng cứ bám lấy Mai, ăn mòn dần đời một người con gái. Thời gian cũng là một dạng a xít âm ỉ ngấm chân tóc của cặp vợ chồng bâng khuâng trước quyết định về hưu… (Dài ngắn sợi thời gian). Nhưng rồi Dòng đời vẫn chảy qua những Vòng xoáy để làm nên một Đoạn kết có hậu như chính tập truyện này tác giả đã kể lại.
@ Hoàng Xuân Thảo đã in 3 tập thơ. Mùa hoa khế (Nxb Thuận Hóa, 2012), có lẽ, được chọn lọc lại từ 3 tập thơ trên. Chị đến với thơ để thêm “yêu cuộc sống bao la”, “yêu bầu trời trong xanh luôn mới lạ”. Say thơ đến ngẩn ngơ cả khi đứng trong giấc mơ; ấy là duyên nợ từ kiếp trước - chị chỉ biết lý giải như vậy. Trừ 4 bài thơ được phổ nhạc, tập thơ tròn đúng 100 bài với nhiều nỗi niềm, rất nhiều tình cảm chị dành cho người thân và bao cảnh đời u uẩn tình cờ bắt gặp. Những dòng thơ viết về cha thấm thía: “Mất cha, ngỡ mất vầng trăng/ Còn đâu hình bóng trăng rằm trong tôi”. Rồi câu thơ kế tiếp nhấn thêm vào nỗi đau, đến choáng váng: “Trong tôi trăng đã mất rồi”…
@ Tập truyện mới nhất của Phong Điệp xuất bản sau Bay trên mái nhà thành phố chỉ khoảng một tháng. Nhật ký nhân viên văn phòng được tác giả viết Từ độ cao tầng 18, nơi lưng chừng Dốc gió của Thị trấn Chân Mây - một Phố núi heo hắt luôn trong Tình trạng không phủ sóng khiến tình người cứ quẩn quanh lạc lối.
Đẩy những nhân vật không được hóa trang của mình lên sân khấu Kịch chiều, nhà văn đã tự lui phía Sau cánh gà song đấy lại là Bức chân dung duy nhất âm ỉ sáng trong lòng người đọc.
@ Tập hồi ký - tự truyện Tuổi học trò của tôi của tác giả Trần Xuân An (Nxb Hội Nhà văn) vừa mới ra lò chỉ hơn một trăm trang song thật nhiều kỷ niệm và sự kiện trong không gian của Huế.
Ý nghĩ của nhân vật Phan trong tập sách này, cũng xem như lời tâm sự chứa chất nhiều triết lý sống của chính anh: “Hầu như mỗi người có nhiều mảnh đất chôn nhau cắt rốn khác nhau. Những lần sau không phải nhờ cha mẹ, chỉ do chính mình tự sinh nở và cắt chôn. Con người tự làm nên chính mình trong điều kiện bất kì nào của hoàn cảnh” (trang 48).
@ Có những hiện thực hiển nhiên đến thô kệch; nhưng qua nỗi đời trải nghiệm của thi nhân lại trở nên lung linh đến huyền hoặc. Câu thơ “Cuộc đời đi dần về âm” khiến độc giả không khỏi chùn lại nghĩ suy. Thêm nữa, tại sao tác giả Nguyễn Trọng Văn lại “thiến” mất chữ cõi (cõi âm) trong lúc tên tập thơ lại có vẻ như thừa chữ con: Cõi con người (Nxb Hội Nhà văn 2011; tái bản theo bản in năm 1993). Thật thú vị, “thiếu” một chữ kia lại khiến tập thơ mỏng chỉ với 52 trang này có thêm một câu thơ hay.
(SH280/6-12)
THUYỀN TRĂNG (thơ), tác giả Hồ Thế Hà, Nxb. Văn học 2013.
BI KỊCH (chuyên luận), tác giả Adrian Poole, Nxb. Tri thức, 2012. Adrian Poole là giảng viên môn Ngữ văn Anh và Văn học so sánh tại đại học Cambridge. Là người đam mê nghiên cứu văn học thế kỷ 19 và 20.
BỬU CHỈ, ĐƯỜNG BAY NGHỆ THUẬT VÀ KÝ ỨC TRẦN GIAN, nhiều tác giả, Nxb. Hội Nhà văn 2012.
THƠ 2 (tuyển tập thơ nhiều tác giả), Nxb Hội Nhà văn, 2012.
THƠ NHƯ LÀ MỸ HỌC CỦA CÁI KHÁC (chuyên luận), tác giả Đỗ Lai Thúy, Nxb Hội Nhà văn, 2012. Vẫn lấy Thơ làm trung tâm của mọi diễn giải, nhưng khác với các công trình trước, ở đây, Thơ được tiếp cận từ cái khác (Otherness), như một phạm trù của triết học và mỹ học.
TREO TÌNH TRÊN SÓNG (tiểu thuyết), tác giả Võ Ngọc Lan, Nxb Hội Nhà văn, 2012. Với thi pháp truyền thống, Treo tình trên sóng như là một thiên tự truyện về cuộc đời của một con người. Và từ đây chúng ta nhận thấy thực ra cuộc đời của một con người tự bản thân nó đã là một cuốn tiểu thuyết.
NHỊP ĐIỆU THỜI GIAN (thơ), tác giả Nguyễn Hồng Vinh, Nxb Văn học 2012.
VÀNG SON THẠCH THỦY KHÍ (truyện ngắn), tác giả Võ Thị Xuân Hà. Nxb Hội Nhà văn, 2012. Đọc văn của Võ Thị Xuân Hà chúng ta bắt gặp những nỗi buồn, những nỗi đau của thân phận con người qua cái nhìn đầy tính nhân văn của chị.
NHỮNG CHIẾC THUYỀN VỎ BÒNG, Tác giả Mai Văn Hoan, Nxb Thuận Hóa, 2012. Theo như “lời thưa” của thi sỹ đầu cuốn sách thì ông xem mỗi bài thơ là một chiếc thuyền vỏ bòng thả ¬trên dòng sông cuộc đời. Mai Văn Hoan đã cùng với thơ đi qua những nỗi nhọc nhằn của cuộc sống, đã cùng với thơ cảm nhận những cung bậc khác nhau trong dòng đời không ngừng tuôn chảy.
TRÒ CHUYỆN TRIẾT HỌC. Tác giả Bùi Văn Nam Sơn, Nxb Tri Thức, Công ty sách Thời Đại, 2012. Dịch giả Bùi Văn Nam Sơn là một cái tên không hề xa lạ đối với những ai đam mê triết học Tây Phương.
HỒ CHÍ MINH VỚI VĂN NGHỆ SĨ, VĂN NGHỆ SĨ VỚI HỒ CHÍ MINH (tập 4). Nhà xuất bản Hội Nhà văn - in 8.000 cuốn - khổ 16x 24cm - tháng 5 năm 2012.
@ Thúc Tề (Lãng Tử) sinh ngày 17.10.1916 tại Huế. “Là nhà thơ lãng mạn với Trăng mơ, là nhà văn hiện thực với Nợ văn, cuối cùng chết cái chết của một liệt sĩ cách mạng, cuộc đời Thúc Tề tuy éo le ly kỳ, nhưng vẫn phù hợp với phép biện chứng của vận động lịch sử và diễn biến tâm hồn con người” (Hoài Anh).
NGUYỄN THỊ HOÀNG
Thoáng qua thì tưởng chừng như chẳng có gì nơi một khoảng không nhẹ tênh và trong suốt. Lời tiếng ấy, nao lòng ấy, bày tỏ ấy thì đâu đâu cũng có từ nguồn thương mỗi người mẹ gửi cho con...
THIỆN TÂM
Trong những ngày hội sách của Tp Hồ Chí Minh tháng tư vừa qua, giữa hàng ngàn cuốn sách, trong đó có những cuốn được giới thiệu rầm rộ từ nhiều tuần trước, có vẻ các cuốn sách “Đáp lời sông núi” bị chìm khuất dù chúng được giới thiệu trang trọng bằng một cái pa nô lớn trước gian hàng của NXB Trẻ.
@ Thi ca mùa ngái ngủ của Lê Huỳnh Lâm có thể ví như một giấc thiền bị bủa vây bởi lớp ngôn từ vừa nhập hồn trở lại - hân hoan nhảy múa trên điêu tàn thời cuộc. Đến Mật ngôn (Nxb Văn học, 2012) mỗi ai muốn tiếp cảm phải tự lần tìm password từ những giấc mơ hoang phí.
@ Từ những suy tưởng rỗng rểnh ứ họng Lê Hưng Tiến đã liếc dao vào ý tưởng hòng ngụy tạo hoang giấc và cấu xé ngữ nghĩa.
@ Tập truyện ngắn và thơ Cái chết không có con người (175 trang, khổ 13x19, Nxb Văn học, 2012) có được là nhờ sự tâm huyết chung tay góp sức của bè bạn văn nghệ Huế thực hiện. Tác giả của nó - Hoàng Trọng Định là nhân vật chính của vở bi hài kịch do chính anh dàn dựng.
@ Là một người hoạt động âm nhạc có bề dày nhiều năm trong kháng chiến, cho đến nay đã “hơn 40 năm bổng trầm”, nhạc sĩ Mai Xuân Hòa vừa ra mắt Tuyển tập ca khúc - ca cảnh Nỗi đợi chờ.
@ Sau cuốn Có một con đường mòn trên biển Đông của nhà văn Nguyên Ngọc (năm 2000), đến Hải trình bí mật của những con tàu không số (2006) của Hồ Sĩ Thành hay Lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển, và gần đây nhất là bộ phim do nhà văn Đình Kính chuyển thể từ tiểu thuyết Sóng chìm của mình; thì nay con đường huyền thoại này càng thêm phần sáng rõ với Cổ tích tàu không số của nhà thơ Ngô Minh Nxb Hội Nhà văn, tháng 11 năm 2011.
@ Có lẽ tranh Đinh Cường thuộc diện đứng đầu top sử dụng làm bìa sách, tạp chí. Thêm một bức tranh nữa của họa sĩ tài danh này vừa được trình bày bìa cho Đặc san văn học Quán văn, số đầu tiên ra mắt vào tháng mười năm nay do nhà văn Nguyên Minh làm Chủ biên (Nxb Thanh niên).