@ Nhà xuất bản Đại Học Huế vừa cấp giấy phép “mở hàng” cho một tập thơ của hội viên Hội Nhà văn TT. Huế: Giấc mơ buổi sáng của Nguyễn Lãm Thắng.
Đây cũng là tập thơ thiếu nhi nhiều nhất, dày nhất mà từ trước tới nay Sông Hương nhận được, với 333 bài thơ và 51 bài hát phổ thơ. Nhà phê bình Hồ Thế Hà gọi đây là “vương quốc của chính tuổi thơ anh, giờ được đồng hiện trong nhiều mối quan hệ của thực tại và tưởng tượng nên nó có khả năng hóa giải bao niềm vui nhân ái của cõi người”. Phần lớn trong tập là thơ 5 chữ, dễ đọc dễ nhớ. Một ít bài 3 chữ, 4 chữ, 6 chữ, và cũng có một số bài lục bát. “Như hạt đỗ mới nhú mầm - Ngọn đèn tỏa sáng lặng thầm với đêm/ Có cơn gió rét bên thềm - Vô tư quá đã xô nghiêng ngọn đèn”. Những câu thơ giàu hình ảnh và đong đầy tâm trạng như vầy sẽ tỏa rạng ký ức tuổi thơ.
@ Nguyễn Văn Vũ vốn là nhạc sĩ. Nhưng năm ngoái anh cho in tập thơ Soi mặt lúc nửa đêm trước, rồi từ đó anh lựa chọn một số bài phổ nhạc, nay in thành tập ca khúc gồm 16 bài. Tôi hát thơ tôi (Nxb Thuận Hóa, 2012) “như con sẻ đá gọi nắng mùa hè đẫm vào trong bộ lông trắng đen mùi hương lạ, để cho em vô tình nhận ra viên sỏi rơi xuống khuấy động mặt hồ mấy ngàn đêm nỗi buồn phẳng lặng”. Những nốt nhạc này ngân lên thôi cũng đủ “làm hoang mang những bản nhạc chiều”...
@ Vũ khúc của cát là tập truyện ngắn mới của Ngô Hữu Khoa, tiếp tục “giọng kể hồn nhiên, chân thật, lôi cuốn người đọc vào truyện” (Sông Hương số 223)… Ở đó ta có thể bắt gặp Nghiệp người mà đám đàn ông nhớp nháp kể cả chồng cứ bám lấy Mai, ăn mòn dần đời một người con gái. Thời gian cũng là một dạng a xít âm ỉ ngấm chân tóc của cặp vợ chồng bâng khuâng trước quyết định về hưu… (Dài ngắn sợi thời gian). Nhưng rồi Dòng đời vẫn chảy qua những Vòng xoáy để làm nên một Đoạn kết có hậu như chính tập truyện này tác giả đã kể lại.
@ Hoàng Xuân Thảo đã in 3 tập thơ. Mùa hoa khế (Nxb Thuận Hóa, 2012), có lẽ, được chọn lọc lại từ 3 tập thơ trên. Chị đến với thơ để thêm “yêu cuộc sống bao la”, “yêu bầu trời trong xanh luôn mới lạ”. Say thơ đến ngẩn ngơ cả khi đứng trong giấc mơ; ấy là duyên nợ từ kiếp trước - chị chỉ biết lý giải như vậy. Trừ 4 bài thơ được phổ nhạc, tập thơ tròn đúng 100 bài với nhiều nỗi niềm, rất nhiều tình cảm chị dành cho người thân và bao cảnh đời u uẩn tình cờ bắt gặp. Những dòng thơ viết về cha thấm thía: “Mất cha, ngỡ mất vầng trăng/ Còn đâu hình bóng trăng rằm trong tôi”. Rồi câu thơ kế tiếp nhấn thêm vào nỗi đau, đến choáng váng: “Trong tôi trăng đã mất rồi”…
@ Tập truyện mới nhất của Phong Điệp xuất bản sau Bay trên mái nhà thành phố chỉ khoảng một tháng. Nhật ký nhân viên văn phòng được tác giả viết Từ độ cao tầng 18, nơi lưng chừng Dốc gió của Thị trấn Chân Mây - một Phố núi heo hắt luôn trong Tình trạng không phủ sóng khiến tình người cứ quẩn quanh lạc lối.
Đẩy những nhân vật không được hóa trang của mình lên sân khấu Kịch chiều, nhà văn đã tự lui phía Sau cánh gà song đấy lại là Bức chân dung duy nhất âm ỉ sáng trong lòng người đọc.
@ Tập hồi ký - tự truyện Tuổi học trò của tôi của tác giả Trần Xuân An (Nxb Hội Nhà văn) vừa mới ra lò chỉ hơn một trăm trang song thật nhiều kỷ niệm và sự kiện trong không gian của Huế.
Ý nghĩ của nhân vật Phan trong tập sách này, cũng xem như lời tâm sự chứa chất nhiều triết lý sống của chính anh: “Hầu như mỗi người có nhiều mảnh đất chôn nhau cắt rốn khác nhau. Những lần sau không phải nhờ cha mẹ, chỉ do chính mình tự sinh nở và cắt chôn. Con người tự làm nên chính mình trong điều kiện bất kì nào của hoàn cảnh” (trang 48).
@ Có những hiện thực hiển nhiên đến thô kệch; nhưng qua nỗi đời trải nghiệm của thi nhân lại trở nên lung linh đến huyền hoặc. Câu thơ “Cuộc đời đi dần về âm” khiến độc giả không khỏi chùn lại nghĩ suy. Thêm nữa, tại sao tác giả Nguyễn Trọng Văn lại “thiến” mất chữ cõi (cõi âm) trong lúc tên tập thơ lại có vẻ như thừa chữ con: Cõi con người (Nxb Hội Nhà văn 2011; tái bản theo bản in năm 1993). Thật thú vị, “thiếu” một chữ kia lại khiến tập thơ mỏng chỉ với 52 trang này có thêm một câu thơ hay.
(SH280/6-12)
CHỈ LÀ GIÓ TRÊN CÁNH ĐỒNG (Truyện ngắn), Nguyễn Hoàng Anh Thư, Dominobooks và Nxb. Văn hóa Văn nghệ, 2018.
THỜI KHÔNG SAO CHÉP BÓNG (Tập thơ), tác giả Nguyễn Thiền Nghi, Nxb. Thuận Hóa, 2018.
NỖI BUỒN CỦA CHÚA (Tập truyện ngắn), Hà Khánh Linh, Nxb. Văn học, 2018.
QUỐC HỌC HUẾ - TÌNH YÊU - GIAI PHẨM XUÂN 2018, Nhiều tác giả, Nxb. Thanh Niên, 2018.
NGÔN TỪ (Tự truyện), tác giả Jean-Paul Sartre, Thuận và Lê Ngọc Mai dịch, Nxb. Văn Học, 2017.
NHỮNG THẾ GIỚI SONG SONG. KHẢ THỂ VÀ GIỚI HẠN TRONG (TÁI) DIỄN GIẢI VĂN CHƯƠNG (Chuyên khảo), tác giả Phùng Ngọc Kiên, Nxb. Tri Thức, 2017.
MÃI ĐỪNG XA TÔI (Tiểu thuyết), Kazuo Ishiguro, Nxb. Văn Học, Công ty sách Nhã Nam, 2013.
BỨC TƯỜNG TRONG CHAI TEQUILA (Truyện ngắn), và KHÓI XUÂN VƯƠNG TÓC MẸ (Tản văn), tác giả Trần Băng Khuê, Nxb. Hội Nhà văn, 2017.
TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT ĐỊA PHƯƠNG VÙNG HUẾ, Triều Nguyên, Nxb. Thuận Hóa, 2017.
NGHI LỄ THỤ PHẤN (Thơ), tác giả Trần Tịnh Yên, Nxb. Thuận Hóa, 2017.
MƯA SUỐT THÁNG GIÊNG (Truyện ngắn), nhiều tác giả, Nxb. Văn học, Quý I, 2017.
TA TÌM TA GIỮA ĐỜI (tập thơ), tác giả Triệu Nguyên Phong, Nxb. Hội Nhà Văn, 2017.
RONG CHƠI MIỀN CHỮ NGHĨA, tác giả An Chi, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, quý IV 2016.
40 NĂM EM (Tập thơ), tác giả Ngô Minh, Nxb. Thuận Hóa, 2017.
NGỒI THẤY XA XĂM VÀ NHỮNG BÀI THƠ KHÁC (Tập thơ), tác giả Nguyễn Công Thắng, Nxb. Văn học, 2016.
BẢO CƯỜNG - CUỘC ĐỜI & TÁC PHẨM (Tạp văn), Nxb. Hội Nhà văn, 2016.
Số đặc biệt tháng 12/2016 là số báo cuối của năm thứ 33 Sông Hương đồng hành cùng bạn đọc. Trong năm 2016, Sông Hương đã cố gắng tổ chức nhiều chuyên đề mang đậm dấu ấn văn hóa Huế cũng như góp thêm nhiều góc nhìn về văn học nước nhà. Đáng chú ý có những chuyên đề sau:
KỂ CHUYỆN, tác giả Hà Khánh Linh, Nxb. Văn học, 2016.
NHẤT LÂM - DI CẢO THƠ, Nxb. Hội Nhà văn, 2016.
NGẪU CẢM (thơ), tác giả Thường Nhiên, Nxb. Thuận Hóa, 2016.