@ Thi ca mùa ngái ngủ của Lê Huỳnh Lâm có thể ví như một giấc thiền bị bủa vây bởi lớp ngôn từ vừa nhập hồn trở lại - hân hoan nhảy múa trên điêu tàn thời cuộc. Đến Mật ngôn (Nxb Văn học, 2012) mỗi ai muốn tiếp cảm phải tự lần tìm password từ những giấc mơ hoang phí.
Trục tứ của tập thơ này là cây thập tự đóng đinh ngôn từ cắm ở trung tâm phố chết; tác giả gỡ từng một xuống xếp hàng và cầu nguyện cho sự sống của hành tinh nước mắt...
![]() |
@ Nhà thơ Nhất Lâm đã in 2 tập tiểu luận và 4 tập thơ. Văn xuôi ông có tiểu thuyết Đồi không tên, Đêm phù thủy, Xa Hà Nội; các tập truyện Kinh thành bỏ ngỏ, Trăng viễn du, và bây giờ là Suối tiên tắm (Nxb Văn học, tháng 3-2012). Khó thể phân định thơ hay văn nhỉnh hơn. Những người vừa làm thơ vừa viết văn hẳn sẽ thừa nhận: văn xuôi cần nhiều chữ gấp bội song dễ “cho ra” hơn. Nhà văn Nhất Lâm xưa nay không sử dụng vi tính mà chỉ viết bằng tay. Mỗi trang giấy trắng là một “Pháp trường trắng” hay cũng là “Rừng trắng” (như 2 tên truyện trong tập) đối với nhà thơ tóc trắng này. Nhưng với niềm đam mê mãnh liệt, như một cứu cánh, văn chương dường như là linh đan để ông vượt qua bạo bệnh, chiến thắng hư danh trong cuộc đời.
Thời đại kỹ thuật số, người đọc chú trọng nhiều hơn đến hình thức. Bìa được họa sĩ Đinh Khắc Thịnh sắp đặt từ một tranh của mình, xem như một tác phẩm phụ khiến cuốn sách thêm phần cảm hứng.
@ Tác giả Trường Thắng: Khát nắng mùa đông - “Thi phẩm không buộc người đọc phải thêm lần nữa chứng kiến cái buốt giá tê lòng để từ đó nhận ra cái khát khao mãnh liệt cơn nắng giữa trời đông. Ở đây, tất cả thi ý, thi ngôn, thi ảnh đều đơn giản phơi bày như những chiếc lá trên cây Tình Thi mọc bên hiên nhà qua bốn mùa mưa nắng, qua bao thời khắc miên viễn trong đời (nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc).
Sách được Nxb Thuận Hóa cấp giấy phép tháng 3, 2012; 130 trang khổ 13x20cm.
@ Ngoài 5 tiểu thuyết, 6 tập phê bình & bình luận, 7 cuốn nghiên cứu, khảo luận, Trần Xuân An còn là tác giả của 12 tập thơ; Hát mộc với biển đảo & những bài thơ khác (Nxb Thanh niên, tháng 12-2011) là ấn phẩm mới nhất.
Phần đầu Liên khúc về biển đảo gồm 12 bài được dàn thành 30 trang. Với thao tác của một nhà khảo cứu kỹ lưỡng, ở tập thơ này còn có phần chú thích đến 11 trang viện dẫn từ rất nhiều những cuốn sử mà đối với bất cứ nhà nghiên cứu lịch sử nào cũng không thể thiếu. Chứng tỏ tập thơ còn góp tiếng nói đầy lý lẽ xác đáng về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Cũng có thể ví tác giả như một hiệp khách lãng tử một mình “dong thuyền ra Biển Đông, trùng trùng trang sử mở/ đọc chương hiện thời, chờ những chương mới, tương lai”.
@ Nhỏ xinh nhưng không dễ viết hay, có thể ví tùy bút như một thứ lạt mềm: mỏng nhưng buộc chặt tâm hồn mỗi người với những gì đã phôi pha, những gì còn đó nhưng lại mong manh dễ vỡ. Bay trên mái nhà thành phố (Nxb Văn học và Cty sách Thái Hà, 2012) tập hợp những “truyện ngắn” khi tác giả chưa kịp tìm lời kết chúng đã tự tìm góc ẩn trú nơi thẳm sâu tâm hồn người đọc. Giữa xô bồ nếp sống thị thành như dòng thác cuộn xoáy, mỗi bài tùy bút cảm tưởng như một lần nhà văn nữ Phong Điệp đột ngột đạp phanh cuộc sống, và không khỏi bàng hoàng trước những lay lắt phàm trần thiếu chút nữa ta nỡ đi qua...
@ Festival 2012, Tạp chí Sông Hương có những chương trình hưởng ứng lớn: Triển lãm phòng tranh “Lại về lại”; Đêm nhạc “Tình Sông Hương”... Ra mắt tuyển tập của nghệ sĩ Bảo Cường nằm trong chuỗi hoạt động ý nghĩa đó được diễn ra tại tạp chí vào 3h chiều ngày 9-4 với sự góp mặt của nhiều văn nghệ sĩ. Bộ tác phẩm ra lò cùng lúc gồm Thơ tình Bảo Cường, Bảo Cường - Tác phẩm & dư luận; và cuốn Vượt qua bão giông (tái bản, bổ sung và sửa chữa từ tự truyện Sau một cuộc đời, 2010) song ngữ ba cuốn riêng với ba thứ tiếng Việt - Trung, Việt - Anh, Việt - Pháp; cũng xem như dấu mốc đầu tiên của sự “tổng kết” chặng đường dài hoạt động văn học nghệ thuật của Bảo Cường. Phần chuyển ngữ do những dịch giả rất uy tín như Nguyễn Tiến Văn (tiếng Anh)...; lời giới thiệu cũng như các bài viết của nhà văn Bửu Ý, Trần Thùy Mai, Tô Nhuận Vỹ... Nghệ sĩ Bảo Cường sinh tại làng Dương Hòa, Thừa Thiên Huế. Anh từng đi và sinh sống nhiều nơi, đặc biệt nhất với quãng thời gian Nửa vòng trái đất buồn vui xứ người (Nxb Văn học 2008) với trên 500 trang sách “qua bao gập ghềnh sóng gió để hình thành những cảm xúc sâu thẳm trong tiềm thức”.
Là một người chăm chút nhặt từng giọt mồ hôi tâm sức trong hơn 30 năm, hiện nghệ sĩ Bảo Cường không những có lượng tác phẩm khá dày dặn mà bảng thành tích nói chung của anh còn đủ để làm cuộc trưng bày như trong dịp Festival trước đây tại tư gia ở Vỹ Dạ.
@ “Cụ Hoàng Hương Sơn” xuất bản năm 1997 nay được tái bản (có bổ sung) lần thứ 2 với tên mới: Cụ Hoàng Hương Sơn Nguyễn Khắc Niêm (Nxb Thuận Hóa, 2012) do nhà văn Nguyễn Đắc Xuân biên soạn.
Là cha của ba người con nổi danh: Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, giáo sư Nguyễn Khắc Dương, nhà văn Nguyễn Khắc Phê, cụ Hoàng Giáp từng giữ chức Phủ Doãn Thừa Thiên, sống một đời thanh liêm cương trực hiếm có. 16 chữ vàng ông đọc trong dịp vua Thành Thái gặp gỡ các tiến sĩ tân khoa đã thực sự trở thành lời khuyên muôn đời dành cho những ai muốn bình thiên hạ: Tôn tộc đại quy; Tôn lộc đại nguy; Tôn tài đại thịnh; Tôn nịnh đại suy.
Đây là cuốn sách với nhiều tư liệu quý gồm nhiều bài viết và ảnh quan trọng đầu tiên về cuộc đời đáng được suy tôn “sư biểu” của giới quan lại nói riêng. Sách in bìa cứng do nhà thơ Hải Trung thiết kế, dày 256 trang, khổ 14,5x20,5.
(SH279/5-12)
ĐÁNH THỨC SÔNG HỒNG (Thơ), Huỳnh Thúy Kiều, Nxb. Văn học, 2024.
ĐÊM NẰM NGHE KÝ ỨC (Thơ), Ngô Minh Oanh, Nxb. Hội Nhà văn, 2023.
CHÚT NẮNG PHƯƠNG NAM (Phê bình lý luận). Tác giả Phạm Phú Phong (Chủ biên) và Phạm Phú Uyên Châu, Trần Thị Vân Dung, Nxb. Hội Nhà văn, 2022.
Quý bạn đọc thân mến,
Những giá trị về văn hóa, di sản và con người Thừa Thiên Huế luôn được giữ gìn và lan tỏa, thấm vào các loại hình nghệ thuật để tiếp tục hành trình cùng thời gian. Thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế đang phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với nhiều dấu ấn riêng biệt; từ giá trị di sản vật thể và phi vật thể mà thế giới đã công nhận, đến ngõ nhỏ thân thương, những cây xanh già cỗi hay mầm xanh đều được nâng niu trân trọng.
VƯỜN HOA CỦA BÉ (Tập thơ), Ngàn Thương, Nxb. Thuận Hóa, Huế, quý 3/2022.
THƠ HUẾ TỪ NĂM 2000 (Tuyển thơ), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Nxb. Thuận Hóa, 2022.
SÔNG NÓI CUỘC VÔ THƯỜNG (Tùy búy), Phạm Nguyên Tường, Nxb. Thuận Hóa, 2021.
LẦN ĐƯỜNG THEO BÓNG (Chân dung văn học), Văn Thành Lê, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021.
MÂY TÍA NGANG TRỜI (Tập truyện ngắn), Nguyễn Luân, Nxb. Văn học và Sbook, năm 2021.
MƯA MÙA LÊN MEN (Thơ), Nguyễn Thiền Nghi, Nxb. Thuận Hóa, năm 2021
MỘT VÍ DỤ XOÀNG (Tiểu thuyết), Nguyễn Bình Phương, Nxb. Hội Nhà Văn & Công ty sách Tao Đàn, năm 2021.
NGHỆ THUẬT HUẾ (L’Art à Hué), (Nghiên cứu), Léopold Michel Cadière, bản dịch Nguyễn Thanh Hằng Nxb. Thế Giới & Nhã Nam book, năm 2020.
SÀI GÒN NGOẢNH LẠI TRĂM NĂM (hồi ức, sưu khảo), Phạm Công Luận, Phanbooks và Nxb. Đà Nẵng, năm 2021.
MÂY VẪN BAY TRÊN BẦU TRỜI THÀNH PHỐ (Truyện ngắn), Hồ Huy Sơn, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021.
VĂN HÓA VÀ HỘI NHẬP, PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ, Nxb. Thông tin và Truyền thông, năm 2021.
ĐỊA CHÍ LÀNG MỸ LỢI (nhiều tác giả), Nxb. Thuận Hóa, tái bản lần thứ nhất năm 2020.
NHỮNG MÙA NGUYÊN TIÊU, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Nxb Thuận Hóa, năm 2021.
TÁC PHẨM TRONG NĂM 2020, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Nxb. Thuận Hóa, năm 2020.
VỀ HUẾ (Tùy bút), Trần Kiêm Đoàn, Nxb. Phụ nữ và Phanbook, năm 2019.
MÙA BẠCH DIỆP (Tập thơ), Bạch Diệp, Nxb. Hội Nhà văn, năm 2020.