Về cuộc thi thơ của người tàn tật Thừa Thiên Huế

14:29 18/11/2009
THỦY THANHCuộc thi thơ dành cho người tàn tật ở Thừa Thiên Huế mặc dù "thời gian ứng thí" chưa đầy 2 tháng nhưng đã thu được kết quả đáng khích lệ. Với 33 tác phẩm của 7 tác giả nghiệp dư mang khuyết tật trên mình nhưng mỗi con người trong họ vẫn là "một thế giới một tâm hồn" lành lặn.

Thơ của họ tuy còn nôm na, mộc mạc thậm chí vụng về, dễ dãi nhưng nó vẫn lấp lánh những năng lượng nghệ thuật vốn có và vốn bị chìm khuất trong con người. Khi con người rơi vào sự bất hạnh hoặc sự cô đơn thì năng lượng ấy dường như được tiềm thức khơi dậy. Buồn đau và thi ca, thi ca và buồn đau vẫn luôn đeo đẳng nhau như một hằng số của định mệnh. Ở người tàn tật, bao giờ trong họ cũng canh cánh những nỗi niềm thân phận và sự khai thị giải tỏa hợp lý nhất hẳn không có con đường nào khác ngoài thi ca. Họ đã biết vượt qua nỗi đau như nhiên, nỗi đau thể xác và cả những mặc cảm, tự ti để hòa mình vào cuộc sống chung của cộng đồng với niềm tin vô bờ:

            Bình minh lên bóng đêm rơi giọt lệ
            Mẹ ơi hãy tin bước chân con trong đời
            Ngày mai dưới mái trường có thầy cô bè bạn
            Tuổi thơ mắt mờ đến trường hết bơ vơ
            Rồi đây sẽ nên người sẽ vui tươi sẽ yêu đời
            Tình thương của bao người là nụ cười
            Tình thương của bao người là mặt trời
            Tình thương của bao người là bình minh trong mắt em.
                        (Bình minh trong mắt em - Trương Thị Thanh Tiên)

Đôi khi, họ cảm thấy mình lẻ loi, cô độc trước cuộc đời rồi ngửa mặt lên trời cũng chỉ thấy sao khuya đợi, sao mai lỡ làng... mà thêm bẽ bàng, chua xót. Nhưng rồi sự sống như nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết là không bao giờ chán nản vì sự sống thật mong manh nên càng đáng quí, đáng nâng niu, kể cả những sinh linh hoang dã:

            Buồn buồn ngửa mặt lên trời
            Thấy sao khuya đợi...
            Sao mai lỡ làng
            Thì thôi số kiếp bẽ bàng
            Em xin làm một chồi hoang bên đời...
                        (Không đề - Nguyễn Văn Mễ)

Thơ của họ có khi là những bi cảm chưa đạt tới bi ca nhưng cũng không hề bi quan, bi lụy. Đến những người mù cả 2 mắt vẫn biết bấm chí: chăn nuôi ta biết chuyên cần, một năm thu gấp hai lần vốn vay. Khi hỏng mắt thì người ta như được sáng ra ở những giác quan khác qua lao động:

            Tay sờ vào máng lợn ăn
            Không nhìn thấy, cũng biết rằng lợn no
            Tai nghe cục tác tiếng gà
            Chỉ nghe đã biết gà nhà, gà ai...
                        (Người mù chăn nuôi - Nguyễn Văn Diệu)

Những câu thơ trên tuy còn ở dạng vỡ vạc, thô tháp nhưng nó thật nên dễ gây ấn tượng và sức truyền cảm. Cũng có tác giả tỏ ra có "tay nghề" hơn nên tác phẩm của họ cũng mang dáng dấp những cấu trúc chỉnh thể. Chùm thơ viết theo thể luật Đường của Bùi Quang Thiện niêm luật chặt chẽ, nhịp thơ mạch lạc nhưng đáng tiếc là ngôn ngữ cũng như giọng điệu lại có phần cũ mòn:

            Phảng phất hương sen, lúa dậy thì
            Võng hè nặng trĩu tiếng từ Quy
            Tóc xanh rụng vướng từng trang sách
            Áo trắng mờ theo mỗi học kỳ
            Ray rứt lời ve, than số kiếp
            Chan hòa giọt phượng, dẫm trường thi
            Bên hiên viết vội dòng lưu niệm
            Người thẩn thơ về kẻ bước đi
                       
(Nhịp hè - Bùi Quang Thiện)

Dù sao thì qua cuộc thi này, những người tàn tật cũng đã bộc lộ phần nào đời sống tâm linh mà tâm linh vốn là cái bất biến cái bình đẳng và thiêng liêng của con người nói chung cần được trân trọng.

Cuối cùng, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Thừa Thiên Huế cùng Ban giám khảo cuộc thi đã chọn được một giải nhất với bài Bình minh trong mắt em của Trương Thị Thanh Tiên, 2 giải nhì gồm không đề của Nguyễn Văn Mễ, Nhịp hè của Bùi Quang Thiện và 2 giải ba là Người mù chăn nuôi của Nguyễn Văn Diệu, Vắng của Lê Văn Tiến. Kết quả này sẽ được gửi lên Trung ương Hội để dự tuyển "topten thơ" Việt Nam tham gia cuộc triển lãm thơ "Một thế giới một tâm hồn" của quốc tế dành cho người tàn tật vào năm 2000. Triển lãm sẽ lần lượt trưng bày tại các nước thành viên tham gia là Mỹ, Bra - xin, Pháp, Nhật, Ô - xtray-li-a và Việt Nam.

Cuộc thi và triển lãm thơ này tuy đối tượng hẹp và chất lượng có thể bị hạn chế nhưng ý nghĩa xã hội của nó thật lớn lao và đầy tính nhân bản.

T.T
(126/08-99)


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HÀ VĂN THỊNH Nhân dịp “Kỷ niệm 50 năm Đại học Huế (ĐHH) Xây dựng và Phát triển”, ĐHH xuất bản Tạp chí Khoa học, số đặc biệt – 36, 4.2007.

  • NGÔ ĐỨC TIẾNNăm 1959, nhân dịp vào thăm Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, đến gian trưng bày hiện vật và hình ảnh đồng chí Phan Đăng Lưu, đồng chí Lê Duẩn phát biểu: “Đồng chí Phan Đăng Lưu là một trí thức cách mạng tiêu biểu”.

  • NGUYỄN KHẮC MAITháng 3 –1907, một số sĩ phu có tư tưởng tiến bộ của Việt Nam đã khởi xướng thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội với mục đích “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” hô hào xây dựng đời sống mới mà giải pháp then chốt là mở trường học, nâng dân trí, học hỏi những bài học hoàn toàn mới mẻ về dân chủ, dân quyền, dân sinh, dân trí, cả về sản xuất kinh doanh, xây dựng lối sống văn minh của cá nhân và cộng đồng.

  • HỒ THẾ HÀ Thật lâu, mới được đọc tập nghiên cứu - phê bình văn học hay và thú vị. Hay và thú vị vì nó làm thỏa mãn nhận thức của người đọc về những vấn đề văn chương, học thuật. Đó là tập Văn chương - Những cuộc truy tìm(1) của Đỗ Ngọc Yên.

  • ĐOÀN TRỌNG HUY

    Huy Cận có một quãng đời quan trọng ở Huế. Đó là mười năm từ 1929 đến 1939. Thời gian này, cậu thiếu niên 10 tuổi hoàn thành cấp tiểu học, học lên ban thành chung, sau đó hết bậc tú tài vào 19 tuổi. Rồi chàng thanh niên ấy tiếp tục về học bậc đại học ở Hà Nội.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHTrước hết phải thừa nhận rằng, từ ngày có quỹ hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật cho các Hội địa phương thì các hoạt động nghề nghiệp ở đây có phần có sinh khí hơn. Nhiều tác phẩm, công trình cá nhân cũng như tập thể được công bố một phần nhờ sự kích hoạt từ quỹ này.

  • THẠCH QUỲTrước hết, tôi xin liệt kê đơn thuần về tuổi tác các nhà văn.

  • TÙNG ĐIỂNLTS:  “Phấn đấu để có nhiều tác phẩm tốt hơn nữa” là chủ đề cuộc tập huấn và hội thảo của các Hội Văn học Nghệ thuật khu vực miền Trung và Tây Nguyên tại thành phố Nha Trang đầu tháng 7 vừa qua. Tuy nhiên, ngoài nội dung đó, các đại biểu còn thảo luận, đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật trong mấy năm gần đây.Nhiều ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, nhiều tham luận sâu sắc chân thành đã được trình bày tại Hội nghị.Sông Hương xin trích đăng một phần nội dung trên trong giới hạn của chuyên mục này.

  • PHẠM PHÚ PHONGMột đặc điểm tương đối phổ biến của các tác giả sáng tác ở miền Nam trước đây là hầu hết các nhà văn đều là những nhà văn hoá, tác phẩm của họ không chỉ thể hiện sự am hiểu đến tường tận các lĩnh vực văn hoá, mà trong một đời văn lực lưỡng của mình, họ không chỉ sáng tác văn chương mà còn sưu tầm, dịch thuật, khảo cứu nhiều lĩnh vực văn hoá như lịch sử, địa lý, địa chí, ngôn ngữ, dân tộc học, văn học và văn hoá dân gian, như các tác giả từng toả bóng một thời là Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Chánh Sắt, Đông Hồ, Vương Hồng Sển, Nguyễn Văn Xuân, Sơn Nam... trong đó có Bình Nguyên Lộc.

  • PHAN KHÔILời dẫn Bài mà tôi giới thiệu dưới đây thuộc một giai đoạn làm báo của Phan Khôi còn ít người biết, − giai đoạn ông làm báo trên đất Thần Kinh, tức thành phố Huế ngày nay, những năm 1935-1937; khi ấy Huế đang là kinh đô của triều Nguyễn, của nước Đại Nam, nhưng chỉ là một trung tâm vào loại nhỏ xét về báo chí truyền thông trong toàn cõi Đông Dương thời ấy.

  • PHONG LÊÔng là người cùng thế hệ, hoặc là cùng hoạt động với Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Như Phong... Cùng với họ, ông có truyện trên Tiểu thuyết thứ Bảy và Trung Bắc chủ nhật trong những năm 1941-1945. Cùng hoạt động trong Hội Văn hóa cứu quốc đầu Cách mạng tháng Tám, và tham gia xây dựng văn nghệ kháng chiến, làm tờ Tạp chí Văn nghệ số 1 - tiền thân của tất cả các cơ quan ngôn luận của Hội Văn nghệ và Hội Nhà văn Việt Nam.

  • TRẦN VĂN SÁNGCó thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc.

  • TRẦN THỊ MAI NHÂNNgười ta kể rằng, ở Ấn Độ, trong cái nhộn nhịp của cuộc sống, con người thường nghe văng vẳng tiếng gọi: “Hãy chở ta sang bờ bên kia”. Đó là tiếng gọi của con người khi “cảm thấy rằng mình còn chưa đến đích” (Tagore).

  • HOÀNG THỊ BÍCH HỒNGKhái niệm “Lạ hoá” (estrangemet) xuất hiện trong những năm 20 của thế kỷ XX gắn với trường phái hình thức Nga. Theo Shklovski thì nhận thức của con người luôn có xu hướng tự động hoá để giảm bớt năng lượng tư duy, “người ta thường dùng những từ quen thuộc đến sờn mòn”(1).

  • VÕ THỊ THU HƯỜNGTrời đất bao la mênh mông, ẩn chứa thật nhiều những bí mật mà con người chúng ta không ngừng khám phá mỗi ngày và cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu mới mẻ và kỳ lạ.

  • TZVETAN TODOROV Lời dẫnNền văn chương đang lâm nguy (La littérature en péril)(1), đó là tựa đề cho cuốn sách mới nhất, vừa được xuất bản ở Pháp của nhà lý luận văn học nổi tiếng: Tzvetan Todorov - đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa cấu trúc, tác giả của nhiều công trình khoa học tầm cỡ.

  • LẠI NGUYÊN ÂN 1. Phạm trù chủ nghĩa cá nhân (individualisme) của tư tưởng phương Tây được Phan Khôi (1887-1959) đề cập từ cuối những năm 1920 đầu những năm 1930, khi mà một trong những đề tài thu hút ngòi bút viết báo của ông chính là vấn đề thời sự của đời sống văn hoá tư tưởng đương thời: trạng thái và số phận của những tư tưởng cổ truyền phương Đông trước một xu thế đang diễn ra trên chính phương Đông, được gọi là xu hướng “Âu hoá”.

  • HỒ THẾ HÀPhân tâm học ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc nhận thức những vấn đề thầm kín, vi diệu nhất của tâm sinh lý con người. Nó trở thành khoa học phân tích tâm lý chiều sâu của mọi hành vi trong đời sống ý thức và vô thức của mỗi cá thể người.

  • TRẦN THỊ THANH NHỊ “Tôi bị thôi thúc bởi một thứ khao khát hiểu biết có liên quan đến những quan hệ giữa người với người hơn là với các đối tượng tự nhiên.”(Sigmun Freud)

  • TZVETAN TODOROV(Cuộc tranh luận văn học giữa George Sand và Gustave Flaubert - qua đánh giá của Tzvetan Todorov)