Về cuộc thi thơ của người tàn tật Thừa Thiên Huế

14:29 18/11/2009
THỦY THANHCuộc thi thơ dành cho người tàn tật ở Thừa Thiên Huế mặc dù "thời gian ứng thí" chưa đầy 2 tháng nhưng đã thu được kết quả đáng khích lệ. Với 33 tác phẩm của 7 tác giả nghiệp dư mang khuyết tật trên mình nhưng mỗi con người trong họ vẫn là "một thế giới một tâm hồn" lành lặn.

Thơ của họ tuy còn nôm na, mộc mạc thậm chí vụng về, dễ dãi nhưng nó vẫn lấp lánh những năng lượng nghệ thuật vốn có và vốn bị chìm khuất trong con người. Khi con người rơi vào sự bất hạnh hoặc sự cô đơn thì năng lượng ấy dường như được tiềm thức khơi dậy. Buồn đau và thi ca, thi ca và buồn đau vẫn luôn đeo đẳng nhau như một hằng số của định mệnh. Ở người tàn tật, bao giờ trong họ cũng canh cánh những nỗi niềm thân phận và sự khai thị giải tỏa hợp lý nhất hẳn không có con đường nào khác ngoài thi ca. Họ đã biết vượt qua nỗi đau như nhiên, nỗi đau thể xác và cả những mặc cảm, tự ti để hòa mình vào cuộc sống chung của cộng đồng với niềm tin vô bờ:

            Bình minh lên bóng đêm rơi giọt lệ
            Mẹ ơi hãy tin bước chân con trong đời
            Ngày mai dưới mái trường có thầy cô bè bạn
            Tuổi thơ mắt mờ đến trường hết bơ vơ
            Rồi đây sẽ nên người sẽ vui tươi sẽ yêu đời
            Tình thương của bao người là nụ cười
            Tình thương của bao người là mặt trời
            Tình thương của bao người là bình minh trong mắt em.
                        (Bình minh trong mắt em - Trương Thị Thanh Tiên)

Đôi khi, họ cảm thấy mình lẻ loi, cô độc trước cuộc đời rồi ngửa mặt lên trời cũng chỉ thấy sao khuya đợi, sao mai lỡ làng... mà thêm bẽ bàng, chua xót. Nhưng rồi sự sống như nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết là không bao giờ chán nản vì sự sống thật mong manh nên càng đáng quí, đáng nâng niu, kể cả những sinh linh hoang dã:

            Buồn buồn ngửa mặt lên trời
            Thấy sao khuya đợi...
            Sao mai lỡ làng
            Thì thôi số kiếp bẽ bàng
            Em xin làm một chồi hoang bên đời...
                        (Không đề - Nguyễn Văn Mễ)

Thơ của họ có khi là những bi cảm chưa đạt tới bi ca nhưng cũng không hề bi quan, bi lụy. Đến những người mù cả 2 mắt vẫn biết bấm chí: chăn nuôi ta biết chuyên cần, một năm thu gấp hai lần vốn vay. Khi hỏng mắt thì người ta như được sáng ra ở những giác quan khác qua lao động:

            Tay sờ vào máng lợn ăn
            Không nhìn thấy, cũng biết rằng lợn no
            Tai nghe cục tác tiếng gà
            Chỉ nghe đã biết gà nhà, gà ai...
                        (Người mù chăn nuôi - Nguyễn Văn Diệu)

Những câu thơ trên tuy còn ở dạng vỡ vạc, thô tháp nhưng nó thật nên dễ gây ấn tượng và sức truyền cảm. Cũng có tác giả tỏ ra có "tay nghề" hơn nên tác phẩm của họ cũng mang dáng dấp những cấu trúc chỉnh thể. Chùm thơ viết theo thể luật Đường của Bùi Quang Thiện niêm luật chặt chẽ, nhịp thơ mạch lạc nhưng đáng tiếc là ngôn ngữ cũng như giọng điệu lại có phần cũ mòn:

            Phảng phất hương sen, lúa dậy thì
            Võng hè nặng trĩu tiếng từ Quy
            Tóc xanh rụng vướng từng trang sách
            Áo trắng mờ theo mỗi học kỳ
            Ray rứt lời ve, than số kiếp
            Chan hòa giọt phượng, dẫm trường thi
            Bên hiên viết vội dòng lưu niệm
            Người thẩn thơ về kẻ bước đi
                       
(Nhịp hè - Bùi Quang Thiện)

Dù sao thì qua cuộc thi này, những người tàn tật cũng đã bộc lộ phần nào đời sống tâm linh mà tâm linh vốn là cái bất biến cái bình đẳng và thiêng liêng của con người nói chung cần được trân trọng.

Cuối cùng, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Thừa Thiên Huế cùng Ban giám khảo cuộc thi đã chọn được một giải nhất với bài Bình minh trong mắt em của Trương Thị Thanh Tiên, 2 giải nhì gồm không đề của Nguyễn Văn Mễ, Nhịp hè của Bùi Quang Thiện và 2 giải ba là Người mù chăn nuôi của Nguyễn Văn Diệu, Vắng của Lê Văn Tiến. Kết quả này sẽ được gửi lên Trung ương Hội để dự tuyển "topten thơ" Việt Nam tham gia cuộc triển lãm thơ "Một thế giới một tâm hồn" của quốc tế dành cho người tàn tật vào năm 2000. Triển lãm sẽ lần lượt trưng bày tại các nước thành viên tham gia là Mỹ, Bra - xin, Pháp, Nhật, Ô - xtray-li-a và Việt Nam.

Cuộc thi và triển lãm thơ này tuy đối tượng hẹp và chất lượng có thể bị hạn chế nhưng ý nghĩa xã hội của nó thật lớn lao và đầy tính nhân bản.

T.T
(126/08-99)


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ GIA NINHNgày 10 tháng 10 năm 1955, Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bừng lên niềm vui, ngập trong cờ, hoa và nắng thu. Những chàng trai ngày “ra đi đầu không ngoảnh lại”, trải qua cuộc trường chinh ba ngàn ngày trở về trong niềm vui hân hoan và những dòng “nước mắt dành khi gặp mặt” (Nam Hà).

  • THANH TÙNGChống tham nhũng, đục khoét dân lành không chỉ là công việc của nhà chức trách mà còn ở tất cả mọi người dù ở chế độ xã hội nào. Các thi sĩ không chỉ làm thơ ca ngợi cuộc sống tình yêu, đất nước con người mà còn dùng ngọn bút thông qua nước thi phẩm của mình để lên án, vạch mặt bọn quan tham này.

  • NGÔ ĐỨC TIẾNTrong lịch sử các nhà khoa bảng ở Việt , ít có gia đình nào cả ba ông cháu, cha con đều đỗ Trạng nguyên. Đó là gia đình Trạng nguyên Hồ Tông Thốc ở Kẻ Cuồi, Tam Công, Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊN1. Trước hết ta phải bàn với nhau về chữ hay, tức thế nào là một tác phẩm hay. Bởi cái hay không bất biến trong không gian và thời gian, nó vận động và biến đổi tùy theo hoàn cảnh, với những tiêu chí cụ thể khác nhau.

  • TRẦN HUYỀN SÂMRuồng bỏ - Disgrace (1) là một cuốn tiểu thuyết mang phong cách giản dị. Nhưng đó là sự giản dị của một bậc thầy về thể loại roman. Giới lý luận văn học và các chính trị gia phương Tây (2) đã đặt ra những câu hỏi có tính hoài nghi. Điều gì ở cuốn sách có độ trang khiêm tốn này đã mang lại giải Nobel cho Coetzee: Vấn đề kỹ thuật tiểu thuyết, nỗi điếm nhục về nhân cách con người, hay là bi kịch lịch sử hậu Apartheid?

  • NGUYỄN THÀNHLịch sử phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX đánh dấu bởi nhiều khuynh hướng phê bình hiện đại: phê bình ấn tượng, phê bình phân tâm học, phê bình xã hội học, phê bình mác xít, phê bình thi pháp học...

  • TRẦN LỘC HÙNG“NỒI HƠI NGUYÊN TỬ” NGĂN NGỪA THẾ CHIẾN THỨ BAChuyện kể rằng sau cuộc thử nghiệm thành công của trái bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1949, cha đẻ của nó - Igor Vaxilevich Kurchatov - đã khóc nức nở.

  • HÀ VĂN THỊNHSố 7 là một con số huyền thoại. Nếu như tính xuất xứ xa nhất, công đầu về việc “tìm ra” số 7, thuộc về người Ai Cập, cách nay ít nhất 5.000 năm. Khi hiểu được rõ ràng việc con sông Nil chia làm 7 nhánh trước lúc đổ ra Địa Trung Hải, người Ai Cập vận “lý” để tin là nó nhất định phải hàm chứa nghĩa bí ẩn nào đó phản ánh cái “tư tưởng” triết lý của Đấng Tạo hóa.

  • TRẦN VIẾT THIỆNNăm 1987, người ta từ ngạc nhiên, ngỡ ngàng đến sững sờ trước sự trình làng của một cây bút đã vào độ tứ tuần. Tuổi bốn mươi lại là thời kỳ son sắt nhất của cây bút này, nói theo quan niệm của ông: “Đời viết văn cũng giống như đời người đàn bà”.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO - NGUYỄN ĐỨC TÙNG(Trích)...

  • TRẦN NGỌC CƯChúng ta thường nghĩ rằng ở trong mỗi tâm hồn Việt Nam đều có một thi sĩ, hay nói thế khác, người Việt Nam sinh ra và lớn lên trong bầu khí văn hoá ra-ngõ-gặp-thi-nhân. Đầu đời là những câu ca dao mẹ hát ru con, cuối đời là câu kinh tiếng kệ, những lời nguyện cầu, đều là thơ cả.

  • PHẠM TUẤN ANHSau 1975, văn xuôi đóng vai trò chủ đạo trong vận động đổi mới của văn học Việt Nam. Vai trò cách tân của văn xuôi đã được khẳng định đồng thời với vị thế mới của cái hài. Cái hài, với tiếng cười hài hước (humor) phồn thực đã góp phần quan trọng trong quá trình giải thể ý thức “quần thể chính trị”, để văn học thoát khỏi cục diện nhất thể của cái cao cả, sáp tới cuộc sống muôn màu với những giá trị thẩm mĩ đa dạng.

  • TUẤN ANH“Ở đâu bản năng nghèo nàn, nhân cách cũng nghèo nàn” (Jean Lacroix)

  • NGUYỄN THẾNhững năm gần đây, vấn đề nghiên cứu về Truyện Kiều đã được các học giả Việt trong và ngoài nước quan tâm. Nhiều cuộc trao đổi, thảo luận về Truyện Kiều được đưa ra trong các cuộc hội thảo chuyên ngành về ngôn ngữ, văn học và trên diễn đàn báo chí, Internet...

  • NGUYỄN VĂN HẠNHI. Có những quan niệm khác nhau về bản chất, chức năng của văn chương, và có những cách thức khác nhau trong sáng tạo và khám phá văn chương, tuỳ theo hoàn cảnh, mục đích, trình độ, khuynh hướng nhận thức và hoạt động của con người trong lĩnh vực này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ(Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam 1957-2007)

  • TÔN ÁI NHÂNThật ra, những điều mà nhà văn, Đại tá Tôn Ái Nhân nêu ra dưới đây không hoàn toàn mới so với “búa rìu dư luận” từng giáng xuống đầu các nhà văn đương đại. Và, bản thân chúng tôi cũng không hoàn toàn đồng tình với tất thảy những sự kiện (kể cả những vấn đề nhạy cảm) mà ông đã “diễn đạt” trong 14 trang bản thảo gửi tới Tòa soạn. Chính vì vậy, chúng tôi đã xin phép được cắt đi gần nửa dung lượng, để “THẤT TRẢM SỚ” NHÀ VĂN đến với bạn đọc một cách nhẹ nhàng hơn. Nhân đây cũng muốn gửi tới tác giả lời xin lỗi chân thành, nếu như lưỡi kéo của Sông Hương hơi “ngọt”.

  • NUNO JÚDICENhà thơ, nhà phê bình văn học Nuno Júdice (sinh 1949) là người gốc xứ Bồ Đào Nha. Ông có mối quan tâm đặc biệt đối với văn học hiên đại của Bồ Đào Nha và văn học thời Trung cổ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Là tác giả của khoảng 15 tuyển tập thơ và đã từng được trao tặng nhiều giải thưởng trong nước, ông cũng đồng thời là dịch giả và giảng viên đại học. Từ năm 1996, ông sáng lập và điều hành tạp chí thơ “Tabacaria” ở Lisbonne.

  • NGUYỄN VĂN DÂNNgười ta cho rằng tiểu thuyết có mầm mống từ thời cổ đại, với cuốn tiểu thuyết Satyricon của nhà văn La Mã Petronius Arbiter (thế kỷ I sau CN), và cuốn tiểu thuyết Biến dạng hay Con lừa vàng cũng của một nhà văn La Mã tên là Apuleius (thế kỷ II sau CN).

  • HẢI TRUNGSông chảy vào lòng nên Huế rất sâuBản hùng ca của dãy Trường Sơn đã phổ những nốt dịu dàng vào lòng Huế, Hương Giang trở thành một báu vật muôn đời mà tạo hóa đã kịp ban phát cho con người vùng đất này. Chính dòng Hương đã cưu mang vóc dáng và hình hài xứ Huế. Con sông này là lý do để tồn tại một đô thị từ Thuận Hóa đến Phú Xuân và sau này là Kinh đô Huế, hình thành phát triển đã qua 700 năm lịch sử.