Tính hiệu quả xét từ mặt thực dụng của nó là rõ ràng, minh bạch. Song, đó chưa phải mục đích chính yếu, là mục đích cao cả của quỹ đầu tư sáng tạo. Cái chúng ta cần xem xét là chất lượng nghệ thuật chứ không phải số lượng công trình, tác phẩm. Mặc dầu Nhà nước đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng mỗi năm suốt mấy năm liền và cũng có nhiều cá nhân, bằng cách nào đó, họ được lĩnh vài ba lần tiền đầu tư in sách nhưng cho đến nay, chưa hề thấy tác phẩm nào có giá trị, có dấu ấn trên văn đàn. Phần lớn là làng nhàng, vô thưởng vô phạt. Nếu nói một cách thẳng thắn, sòng phẳng thì nó chỉ góp phần làm tăng lượng rác rưởi trong văn học mà thôi. Những kẻ bất tài, háo danh trong làng văn nghệ cũng có cơ hội phô trương. Khả năng tự tri và lòng tự trọng trước đồng tiền, trước danh lợi của kẻ sĩ thời nay dường như đã trơ lì, xơ cứng. Tất nhiên, nói vậy không có nghĩa vơ đũa cả nắm. Cũng có những người biết cân nhắc, biết từ chối nhận tiền khi được xét cấp. Điển hình ở Huế có người còn “giãy nảy” lên khi biết tin mình sắp được tài trợ in sách. Đó là trường hợp nhà thơ Trần Vàng Sao, một người tâm huyết, tài năng, thanh bạch thà để thơ bỏ xó chứ nhất quyết không hưởng “miếng mồi danh lợi” ở chốn thị phi. Những người như thế và những tập bản thảo khả quan của họ mà chúng ta chưa biết hẳn còn không ít. Trong giới văn nghệ có một nghịch lý mang tính quy luật là người sáng tạo đích thực thì lặng lẽ làm việc, không khoe khoang, đòi hỏi, người viết lách bĩnh bút thì ồn ào, eo sèo đòi quyền lợi. Đấy cũng là cái tật đồ của thói đời mà Đạo Lão từng cảnh báo rằng “Tri giả (thì) bất ngôn, ngôn giả (thì) bất tri”. Vậy cũng có nghĩa là việc đầu tư của Hội chúng ta chưa chắc đã đúng chỗ cả. Vẫn còn tình trạng “gãi ngứa ngoài giày”. Có thể có những tác phẩm hay, chất lượng cao đang nằm ngoài “vùng phủ sóng” của quỹ này. Vô hình trung, việc đầu tư quỹ sáng tạo văn học nghệ thuật chỉ làm thoả mãn những cái tầm thường, ảo tưởng hoặc những nhu cầu phù phiếm. Sáng tạo nghệ thuật vốn là sự lao động trong sáng, vô vụ lợi, không bắt nguồn từ vật chất tiền bạc sao cứ phải gán ghép tiền vào cho nó. Những gì mặc cả với tiền bạc chắc chắn không phải là nghệ thuật. Nếu tiền bạc mà làm ra được tác phẩm, công trình nghệ thuật thì có lẽ không đến lượt cái Hội danh giá của chúng ta làm bởi các doanh nhân, các tỷ phú, thậm chí các trọc phú đã làm hết cả rồi. (nguồn: TCSH số 222 - 08 - 2007)
|
TRẦN BẢO ĐỊNH
Vào giữa những năm 60, 70 của thế kỷ, lớp thanh niên ngày ấy không mấy ai là không thuộc một vài bài thơ của Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm...
Khi viết cũng như khi đọc một sự kiện hay một nhân vật lịch sử, có hai yếu tố quan trọng không thể không quan tâm, là thời điểm và địa điểm.
Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều không chỉ là tác phẩm tiêu biểu bậc nhất cho thể loại ngâm khúc mà đồng thời cũng là tác phẩm xuất sắc trong nền văn học dân tộc giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, có vị trí quan trọng trong chương trình giảng dạy ở Khoa Văn các trường đại học và cao đẳng.
ĐỖ MINH ĐIỀN
ĐỖ MINH ĐIỀN
PHẠM PHÚ PHONG (Đọc Văn học và cái Ác của Georges Bataille)
(Suy nghĩ và nhận xét về phần lý luận trong sách giáo khoa văn học lớp 12)
ĐỖ MINH ĐIỀN
NGUYỄN XUÂN HÒA
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam ta xuất hiện nhà tư tưởng, nhà cách mạng, nhà văn Phan Bội Châu, thì ở Trung Quốc cũng xuất hiện nhà tư tưởng, nhà cách mạng, nhà văn Trần Thiên Hoa.
LÊ THỊ ĐỨC HẠNH
Thạch Lam là một trong mấy cây bút chủ chốt của Tự Lực Văn đoàn, là em ruột Nhất Linh và Hoàng Đạo, nhưng trong khuynh hướng chung ấy, sáng tác của Thạch Lam có nhiều nét riêng.
NGUYỄN THÙY TRANG
Sau sự thành công của tập thơ Giấc mơ buổi sáng, Mùa xuân em yêu ra đời đánh dấu sự trở lại của Nguyễn Lãm Thắng với đề tài thiếu nhi.
PHẠM PHÚ PHONG
Trần Huy Liệu (5/11/1901 - 28/7/1969) là nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, nhà hoạt động cách mạng, một chính khách từng giữ các cương vị lãnh đạo trong bộ máy chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi còn non trẻ.
ĐINH VĂN TUẤN
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU - PHẠM PHÚ PHONG
LÊ NHẬT KÝ
Sông Hương là đề tài hấp dẫn đối với nhiều nhà thơ Việt Nam. Ngay từ thời trung đại, sông Hương đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của không ít nhà nho - thi sĩ như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ...
DƯƠNG PHƯỚC THU
LÊ NGUYỄN LƯU
Sợi xích chằng buộc mối tơ duyên giữa công chúa Huyền Trân và quốc vương Chế Mân năm 1306 đã đưa vào bản đồ Đại Việt một vùng sông núi thuộc hai châu Ô Rí (1), nhà Trần đổi tên thành châu Thuận, châu Hóa, thường gọi chung Thuận Hóa.